Monday, March 11, 2019

Bài học. Thứ Hai ngày 11 tháng 3, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 11/3/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.11

xi) Bốn trí: Pháp trí, loại trí, tha tâm trí, thế tục trí ( cattāri ñāṇāni — dhamme ñāṇaṃ, anvaye ñāṇaṃ, pariye ñāṇaṃ, sammutiyā ñāṇaṃ ).


Trí - ñāṇāni – là sự hiểu biết chính xác với sự thật

Pháp trí - dhamme ñāṇaṃ - là sự hiểu biết trực tiếp đối với sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ, con đường dẫn tới diệt khổ.

Tùy trí - anvaye ñāṇaṃ là sự hiểu biết qua hai cách suy luận hay hồi quán dựa trên pháp trí. 

Tha tâm trí - pariye ñāṇaṃ - là sự hiểu biết thông qua “vay mượn tri thức” nhờ khả năng tha tâm tâm thông.

Thế trí - sammutiyā ñāṇaṃ - là sự hiểu biết qua các môn học của thế gian mang tánh quy ước.

Đoạn kinh sau đây dạy rõ về pháp trí và tùy trí được trích từ Kinh Tương Ưng, phẩm Nhân Duyên:
15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là già chết? Cái gì thuộc về chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị một diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vất bỏ; đây gọi là chết. Như vậy là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già chết.
16) Do sanh tập khởi nên già chết tập khởi. Do sanh diệt nên già chết diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết diệt; tức là chánh tri kiến... chánh định.
17) Này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử biết già chết như vậy, biết già chết tập khởi như vậy, biết già chết diệt như vậy, biết con đường đưa đến già chết diệt như vậy.
18) Ðây là pháp trí của vị ấy. Vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập (pariyogathena) hướng dẫn thái độ (nayam) của mình đối với quá khứ và tương lai.
19) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ già chết, đã hiểu rõ già chết tập khởi, đã hiểu rõ già chết diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.
20) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ (abhijanissanti) già chết, sẽ hiểu rõ già chết tập khởi, sẽ hiểu rõ già chết diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy. Ðây tức là tùy trí (anvaye nànam) của vị ấy.
21) Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí, pháp trí và tùy trí; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là Thánh đệ tử đạt tri kiến, (dithisampanno) đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ (nibbedhi kapanno), đã đứng gõ vào cửa bất tử.




ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng tứ đế không chỉ là sự trình bày giáo thuyết mà còn là pháp tánh tự nhiên của tuệ giác ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2 : Trong trường hợp nào sự vắng lặng nội tại giúp chúng ta thắp sáng trí tuệ hơn là quá nhiều dử kiện được thu thập ? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3 : Phật Pháp dạy rằng tất cả tâm bất thiện đều có thuộc tánh si mê , vậy tại sao có những người giàu , người ác thông minh ? - TT Tuệ Quyền


Thảo luận 4 : Tại sao có nhiều người học nhiều có lợi cho sự tu tập , mà có trường hợp không có lợi ? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 5 : Y học ngày nay có những nghiên cứu cho thấy sự lão hóa của não bộ làm suy giãm trí tuệ. Phật Pháp có chấp nhận điều đó chăng ? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 6 : Phật Pháp dạy có ba nguồn sanh trí là do nghe , do suy tư , do tu tập . Vậy trí tuệ do phước báu được kể ở đâu ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 7. Tại sao chúng ta không tu thẳng vào tuệ học mà phải tu tập giới học , định học ? - TT Tuệ Siêu


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment