Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 23/3/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BỐN CHI phần4.23
xxiii) Bốn pháp túc: Vô tham pháp túc, vô sân pháp túc, chánh niệm pháp túc, chánh định pháp túc (cattāri dhammapadāni — anabhijjhā dhammapadaṃ, abyāpādo dhammapadaṃ, sammāsati dhammapadaṃ, sammāsamādhi dhammapadaṃ).
Phạn ngữ pada có nghĩa là câu (như câu nói), con đường, chân (như tay chân)… bản dịch pháp túc lấy ý nghĩa là chân; bản dịch pháp cú là ý nghĩa là là câu kinh thật ra ở đây có nghĩa là những nguyên tắc chánh đạo truyền đời. Nó cách khác là những hạnh tu phổ cập mà những người tu chân chánh đều chấp nhận là xả ly (vô tham), bất hại (vô sân), tỉnh giác (không thất niệm), an định (không phóng dật). Bốn hạnh tu cổ xưa nầy cũng được Đức Phật tán thán và truyền dạy cho các đệ tử.
Bài kinh sau đây trích từ Kinh Tăng Chi Bộ nói lên ý nghĩa của đề tài trên:
(IX) (29) Pháp Cú
1. - Có bốn pháp cú này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là bốn?
Không tham, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
Không sân, này các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
Chánh niệm, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
Chánh định, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
Bốn pháp cú này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
2.
Hãy sống không có tham,
Với tâm không có sân,
Chánh niệm và nhất tâm,
Nội tâm khéo định tĩnh.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Câu nói “không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách” có nghĩa là gì? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Câu “được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm” phải chăng đa số các giá trị tinh thần cao cả thường bị biến tướng theo thời gian? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Nếu một người tu chỉ thực hành bốn pháp căn bản là xả ly (vô tham), bất hại (vô sân), tỉnh giác (không thất niệm), an định (không phóng dật) có đủ để gọi là tu hành chân chánh theo Phật dạy? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Chữ dhammapada trong bài kinh nầy nên hiểu theo câu nào sau đây?
A. Đôi chân vững chãi /
B. Nếp sống tu hành chân chánh /
C. Câu kinh /
D. Phật đạo.
TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Sự vô tham trong nếp sống tu hành có thể hiểu theo điều nào sau đây?
A. Không xa hoa /
B. Không xem sự mưu cầu giàu có vật chất là mục đích của sự tu hành /
C. Luôn xem giá trị của đời sống nội tâm là quan trọng nhất /
D. Cả ba câu trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2 : D.
Trắc nghiệm 3. Sự vô sân tham trong nếp sống tu hành có thể hiểu theo điều nào sau đây?
A. Sống với tâm từ ái /
B. Không dùng “binh khí miệng lưỡi” trong cách xử thế /
C. Sống với tinh thần bất hại /
D. Cả ba câu trên.
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 2. Sự vô tham trong nếp sống tu hành có thể hiểu theo điều nào sau đây?
A. Không xa hoa /
B. Không xem sự mưu cầu giàu có vật chất là mục đích của sự tu hành /
C. Luôn xem giá trị của đời sống nội tâm là quan trọng nhất /
D. Cả ba câu trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2 : D.
Trắc nghiệm 3. Sự vô sân tham trong nếp sống tu hành có thể hiểu theo điều nào sau đây?
A. Sống với tâm từ ái /
B. Không dùng “binh khí miệng lưỡi” trong cách xử thế /
C. Sống với tinh thần bất hại /
D. Cả ba câu trên.
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: D
No comments:
Post a Comment