Saturday, March 9, 2019

Bài học. Thứ Bảy ngày 9 tháng 3, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 9/3/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.9

ix) Bốn Thánh chủng: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ loại y nào, không cố gắng tìm cầu y một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được y, nhưng khi được y, vị này, không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng y, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, vị ấy không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, không cố gắng tìm cầu món ăn khất thực một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được món ăn khất thực. Nhưng khi được món ăn khất thực, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng các món ăn khất thực, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, vị này không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, không cố gắng tìm cầu phòng xá một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được trú xứ. Nhưng khi được phòng xá, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng các phòng xá, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, vị này không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo ưa thích đoạn trừ, hoan hỷ đoạn trừ, ưa thích tu tập, hoan hỷ tu tập. Nhờ ưa thích đoạn trừ, hoan hỷ đoạn trừ, ưa thích tu tập, hoan hỷ tu tập nên không khen mình chê người. Ở đây, vị Tỷ-kheo này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ (cattāro ariyavaṃsā. idhāvuso, bhikkhu santuṭṭho hoti itarītarena cīvarena, itarītaracīvarasantuṭṭhiyā ca vaṇṇavādī, na ca cīvarahetu anesanaṃ appatirūpaṃ āpajjati; aladdhā ca cīvaraṃ na paritassati, laddhā ca cīvaraṃ agadhito VAR amucchito anajjhāpanno ādīnavadassāvī nissaraṇapañño paribhuñjati; tāya ca pana itarītaracīvarasantuṭṭhiyā nevattānukkaṃseti na paraṃ vambheti. yo hi tattha dakkho analaso sampajāno paṭissato, ayaṃ vuccatāvuso — ‘bhikkhu porāṇe aggaññe ariyavaṃse ṭhito’.

♦ “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu santuṭṭho hoti itarītarena piṇḍapātena, itarītarapiṇḍapātasantuṭṭhiyā ca vaṇṇavādī, na ca piṇḍapātahetu anesanaṃ appatirūpaṃ āpajjati; aladdhā ca piṇḍapātaṃ na paritassati, laddhā ca piṇḍapātaṃ agadhito amucchito anajjhāpanno ādīnavadassāvī nissaraṇapañño paribhuñjati; tāya ca pana itarītarapiṇḍapātasantuṭṭhiyā nevattānukkaṃseti na paraṃ vambheti. yo hi tattha dakkho analaso sampajāno paṭissato, ayaṃ vuccatāvuso — ‘bhikkhu porāṇe aggaññe ariyavaṃse ṭhito’.

♦ “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu santuṭṭho hoti itarītarena senāsanena, itarītarasenāsanasantuṭṭhiyā ca vaṇṇavādī, na ca senāsanahetu anesanaṃ appatirūpaṃ āpajjati; aladdhā ca senāsanaṃ na paritassati, laddhā ca senāsanaṃ agadhito amucchito anajjhāpanno ādīnavadassāvī nissaraṇapañño paribhuñjati; tāya ca pana itarītarasenāsanasantuṭṭhiyā nevattānukkaṃseti na paraṃ vambheti. yo hi tattha dakkho analaso sampajāno paṭissato, ayaṃ vuccatāvuso — ‘bhikkhu porāṇe aggaññe ariyavaṃse ṭhito’.

♦ “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu pahānārāmo hoti pahānarato, bhāvanārāmo hoti bhāvanārato; tāya ca pana pahānārāmatāya pahānaratiyā bhāvanārāmatāya bhāvanāratiyā nevattānukkaṃseti na paraṃ vambheti. yo hi tattha dakkho analaso sampajāno paṭissato ayaṃ vuccatāvuso — ‘bhikkhu porāṇe aggaññe ariyavaṃse ṭhito’.).

Thánh chủng - ariyavaṃsā - ở đây chỉ cho truyền thống của các bậc thánh không nuôi mạng bằng nghề nghiệp mà bằng sự ủng hộ của đàn tín.  Sống với nhu cầu tối thiểu. Nhu yếu có ba thứ là y phục, thực phẩm, am thất cộng với truyền thống cao đẹp thứ tư là xả ly không cất chứa, không khen mình chê người. Đối với nhu yếu vì nầy tầm cầu hợp đạo, sử dụng hợp đạo. Không tự khổ sở vì thiếu thốn, không dính mắc vì những thứ quá tốt phát sanh.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận  1. Xin giải rõ 6 điểm sau: 1. tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào / 2. không cố gắng tìm cầu món ăn khất thực một cách không xứng đáng /3. không có áo não nếu không được món ăn khất thực /4. khi được món ăn khất thực, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. /5. Khi dùng các món ăn khất thực, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát / 6.Vì tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, vị này không khen mình chê người - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Tại sao ở đây, trong truyền thống các bậc thánh, không đề cập tới nhu yếu thứ tư là thuốc trị bệnh mà là sự buông bỏ? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Trong tứ thanh tịnh giới của hàng xuất gia thì quán tưởng thọ dụng thanh tịnh giới dạy ba điều: Một là không có gì để chấp ngã, hai là khi bốn nhu yếu đụng tới thân biến thành bất tịnh, mục đích để duy trì sống và trợ duyên tu tập. Ba điều nầy có tương thích với bài học hôm nay? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Tại sao cách sử dụng hợp đạo các nhu yếu như y áo, vật thực, chỗ ở được xem là truyền thống của bậc thánh? 
A. Vì chánh mạng là một trong tám chi phần của bát chánh đạo / 
B. Vì các bậc thánh không sống bằng nghề nghiệp mà là từ sự hộ trì của đàn tín / 
C. Vì những nhu yếu trợ duyên cho đời sống phạm hạnh nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ làm hỏng đời sống phạm hạnh / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Tại sao bậc thánh không khen mình chê người khi thọ dụng các nhu yếu? 
A. Vì tất cả nhu yếu của hàng xuất gia thọ dụng đều do đàn tín cung ứng thì có gì để tự hào hay coi rẽ các vị đồng phạm hạnh / 
B. vì hôm nay nhận được đồ tốt nhưng ngày mai chưa chắc / 
C. Vì các bậc thánh luôn xài những thứ thô xấu /
 D. Vì khen mình chê người sẽ làm mích lòng người chung quanh


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2: A

No comments:

Post a Comment