Wednesday, March 13, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 13 tháng 3, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 13/3/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.13

xiii) Bốn Dự lưu hướng chi: Thiện nhân thân cận, diệu pháp thính thọ, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành ( cattāri sotāpattiyaṅgāni — sappurisasaṃsevo, saddhammassavanaṃ, yonisomanasikāro, dhammānudhammappaṭipatti).

Bốn chi phần dẫn nhập dòng thánh vức -sotāpattiyaṅga — là những yếu tố đưa chúng sanh từ phàm sang thánh trở thành bậc dự lưu.
Thân cận bậc chân nhân - sappurisasaṃsevo – được diện kiến, học hỏi, lui tới với bậc thanh tịnh ba nghiệp và có tri thức của người có học có tu.
Được nghe diệu pháp - saddhammassavanaṃ - là thiện duyên được nghe và lãnh hội pháp cao siêu.
Khéo tác ý – yonisomanasikāro – là biết suy nghĩ qua cách tích cực trong mọi hoàn cảnh để tâm không phiền não và tăng trưởng nội lực.
Thực hành y cứ theo pháp - dhammānudhammappaṭipatti – là sống dựa trên những nguyên tắc cao đẹp của chánh pháp chứ không phải lấy phiền não ngã chấp làm trọng.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Từ vựng nào sau đây đồng nghĩa với chữ “quả vị dự lưu”? 
A. Sơ quả /
 B. Nhập lưu /
 C. Tu đà huờn/ 
D. Cả ba A, B, C

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1 : .Cả ba A , B, C

  Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây được xem là chính xác theo Phật Pháp khi nói về quả vị tu đà huờn? 
A. Tất cả các bậc thánh đều khởi đầu sự chứng đắc bằng sơ quả dù tiến trình nhanh hay chậm / 
B. Các bậc tu đà huờn nếu có lầm lỗi thì thì không bao giờ che dấu /
 C. Chánh tín ở vị tu đà huờn là bất động, không thối chuyển / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: D

Trắc nghiệm 3. Một bậc chân nhân – sappurisa – theo Phật pháp thì tương thích với câu nào sau đây? 
A. Á thánh (sắp thành thánh) /
 B. Một bậc có đời sống với ba nghiệp thanh tịnh / 
C. Một bậc đại phước / 
D. Một vị chuyển luân vương

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: B

Trắc nghiệm 4. Diệu pháp – saddhamma – đối với người Phật tử liên hệ tới đặc điểm nào sau đây? 
A. Pháp do Đức Thế Tôn truyền dạy /
 B. Pháp liên hệ tới giác ngộ giải thoát /
 C. Pháp có công năng hướng thiện, hướng thượng /
 D. Cả ba câu trên


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 4: D

Trắc nghiệm 5. Cụm từ nào sau đây mang ý nghĩa gần nhất đối với thuật ngữ “như lý tác ý - –yonisomanasikāra ? 
A. Suy nghĩ theo cách tích cực / 
B. Phản ứng khôn ngoan /
 C. Lập luận hữu lý / 
D. Thấy năm uẩn đều không

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 5: D
TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 5: A

Trắc nghiệm 6. Người sống y cứ theo pháp - dhammānudhammappaṭipatti – không rơi vào điều nào sau đây?
 A. Không hành xử vì danh lợi / 
B. Không lý ngã chấp là cơ sở quyết đoán /
 C. Không sống ơ hờ mặc thời gian trôi qua /
 D. Cả ba điều trên.


TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 6: D

Trắc nghiệm 7. Câu nào sau đây được xem là chính xác theo Phật Pháp khi nói về vị thánh tu đà huờn? 
A. Bảo đảm không còn sầu khổ trước những vô thường biến đổi của thế gian / 
B. Bảo đảm không còn rơi vào ác đạo /
 C. Bảo đảm không bao giờ rơi vào cảnh đói khổ /
 D. Bảo đảm không bao giờ chịu quả của ác nghiệp

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 7: B

  Trắc nghiệm 8. Bốn dự lưu hướng chi (cattāri sotāpattiyaṅgāni) được hiểu theo câu nào sau đây? 
A. Là bốn đặc điểm của vị thánh nhập lưu / 
B. là bốn đặc điểm của vị đang chứng quả nhập lưu /
 C. Là bốn đặc điểm của vị hội đủ duyên lành thành tựu quả vị dự lưu /
 D. Ai cũng có thể có được bốn pháp nầy


TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 8: C






No comments:

Post a Comment