Tuesday, March 5, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 5 tháng 3, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưTT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 5/3/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.5 

Bốn tu tập thiền định: Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ sự tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại? Ở đây, này các Hiền giả, có vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, và trú thiền thứ nhất... thiền thứ hai... thiền thứ ba... chứng và trú thiền thứ tư. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại.
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến chứng đắc tri kiến? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo, tác ý quang minh tưởng, an trú tưởng ban ngày, ban ngày thế nào ban đêm như vậy, ban đêm thế nào ban ngày như vậy. Và như vậy với tâm mở rộng không có đóng kín, tạo ra một tâm có hào quang. Này các Hiền giả, như vậy là tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến.
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, hướng đến chánh niệm, tỉnh giác? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo biết được thọ khởi, biết được thọ trú, biết được thọ diệt, biết được tưởng khởi, biết được tưởng trú, biết được tưởng diệt, biết được tầm khởi, biết được tầm trú, biết được tầm diệt. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo an trú, quán tánh sanh diệt trên Năm Thủ uẩn - Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ... Ðây là tưởng... Ðây là hành... Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.
(“catasso samādhibhāvanā. atthāvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā diṭṭhadhammasukhavihārāya saṃvattati. atthāvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā ñāṇadassanapaṭilābhāya saṃvattati. atthāvuso samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā satisampajaññāya saṃvattati. atthāvuso samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā āsavānaṃ khayāya saṃvattati.
 “katamā cāvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā diṭṭhadhammasukhavihārāya saṃvattati? idhāvuso, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ ... pe ... catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. ayaṃ, āvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā diṭṭhadhammasukhavihārāya saṃvattati.
“katamā cāvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā ñāṇadassanapaṭilābhāya saṃvattati? idhāvuso, bhikkhu ālokasaññaṃ manasi karoti, divāsaññaṃ adhiṭṭhāti yathā divā tathā rattiṃ, yathā rattiṃ tathā divā. iti vivaṭena cetasā apariyonaddhena sappabhāsaṃ cittaṃ bhāveti. ayaṃ, āvuso samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā ñāṇadassanapaṭilābhāya saṃvattati.
“katamā cāvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā satisampajaññāya saṃvattati? idhāvuso, bhikkhuno viditā vedanā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. viditā saññā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. viditā vitakkā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. ayaṃ, āvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā satisampajaññāya saṃvattati.
 “katamā cāvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā āsavānaṃ khayāya saṃvattati? idhāvuso, bhikkhu pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassī viharati. iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo. iti vedanā ... pe ... iti saññā... iti saṅkhārā... iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo. ayaṃ, āvuso, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā āsavānaṃ khayāya saṃvattati.).

Bài kinh nầy nói về bốn mục đích của tu tập tam muội định lực (samādhibhāvanā)
Một là để đạt được hiện tại lạc trú (samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā diṭṭhadhammasukhavihārāya saṁvattati) do thành tựu các thiền chứng nên tâm không còn bị chi phối bởi các triền cái. Thân tâm an lạc nhiều nhờ sự khinh an.
Hai là để được tri kiến biến mãn không còn hạn cuộc (samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā ñāṇadassanapaṭilābhāya saṁvattati) đây là tri kiến thể nhập diệu dụng tạo nên thần lực của tam muội định.
Ba là để thành tựu chánh niệm tỉnh giác (samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā satisampajaññāya saṁvattati) dựa trên sự bén nhạy đặc biệt đối với thọ (cảm nhận trực tiếp), tưởng (đối với những gì vừa trãi qua) và tầm (ý hướng của tâm) hành giả nhận thức rõ ràng tất cả những gì đến đi của thế giới nội tại.
Ba là để đoạn tận lậu hoặc (samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā āsavānaṁ khayāya saṁvattati) do thấy rõ sanh diệt của năm uẩn hành giả thành tựu tuệ giác đoạn tận phiền não. Đây là kết tinh của cả ba chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Từ ngữ bahulīkatā trong thiền học có nghĩa là chuyên trì. Phật giáo Mật Tông Tây Tạng dùng bốn mục đích tam muội định nầy là nền tảng cho giáo thuyết Mật Tông (tantric)



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm  1. Chữ định trong Phật học có thể tìm thấy ở đề tài nào sau đây với ý nghĩa sai biệt? 
A. Một thuộc tánh biến hành (tâm sở biến hành) /
 B. Năm chi thiền /
 C. Tam học / 
D. Cả ba câu trên.

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1:A

 Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây thuộc về “hiện tại lạc trú” ?
 A. trạng thái hỷ lạc
 B. trạng thái hỷ lạc do định sanh / 
C. xả niệm lạc trú /
 D. xả niệm thanh tịnh /
 E. Cả bốn câu trên

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: E

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học khi nói về thần thông của thiền định?
 A. Gọi cho đúng là thắng trí (abhiññāna) / 
B. Phải chứng tứ thiền sắc giới /
 C. Phải luyện thần thông /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3 : D

Trắc nghiệm 4. Chánh niệm tỉnh giác (satisampajañña) đúng nghĩa là sự nhận thức bén nhạy đối với điều nào sau đây? 
A. Cảm thọ (vedana) / 
B. Tưởng (saññā) / 
C. Tầm (vitakka) / 

D. Cả ba A, B, C

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 4


Trắc nghiệm 5. Điều nào sau đây được xem là chính xác đối với hành giả quán sát năm uẩn với sự tu tập tuệ quán? 
A. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều có tự tánh riêng /
 B. Muốn thấy được tánh tự nhiên của năm uẩn hành giả cần nhìn được hai mấu chốt sanh và diệt / 
C. Khi thấy được tính vô thường, khổ, vô ngã thật sự của năm uẩn hành giả có thể đoạn tận lậu hoặc / 
D. Cả ba câu trên đều chính xác


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 5: D

Trắc nghiệm 6. Câu nào sau đây đúng theo Phật học khi nói về định? 
A. Tất cả tâm đều có thuộc tánh định hay tâm sở nhất hành / 
B. Khi tu tập nội tâm cần có tập trung bền bĩ đó là định học / 
C. Khi tâm tu tập thiền chứng đạt được chi thiền định đó là kiên cố định / 
D. cả ba câu trên


TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 6: D


Trắc nghiệm 7. Thiếu tu tập tam muội định khiến chúng ta phải sống trong trạng thái nào sau đây?
 A. Không tự tâm an lạc mà lệ thuộc ngoại cảnh / 
B. Không tập chú tâm bền bĩ như mình muốn / 
C. Dễ bị giao động trước những chi phối ngoại cảnh / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 7 : D

Trắc nghiệm 8. Những ý niệm về thiền định trong Phật giáo dạy chúng ta điều nào sau đây? 
A. Càng ít phiền não đời sống càng an lạc /
 B. Sự tập trung tạo nên thuần thục / 
C. Đời sống nội tại nếu tu tập tốt mang lại nhiều an lạc hơn ngoại giới /
 D. Cả ba câu trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 8: D






No comments:

Post a Comment