Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 16/3/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BỐN CHI phần4.16
xvi) Bốn giới: Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới ( catasso dhātuyo — pathavīdhātu, āpodhātu, tejodhātu, vāyodhātu).
Giới – dhàtu - ở đây có nghĩa là nguyên tố vật chất. Tất cả hiện tượng vật chất từ hạt bụi trong không gian cho tới những thiên hà đều tạo nên bởi bốn nguyên tố nầy.
Địa giới - pathavīdhātu - thể rắn hay chiếm hữu không gian có thể được biết qua xúc giác cứng hay mềm.
Thủy giới – āpodhātu - thể quến hay điều kiện liên kết các phân tử
Hoả giới – tejodhātu - nhiệt lượng gồm cả nóng và lạnh
Phong giới – vāyodhātu - chuyển dịch hay vận hành ngay cả trong một đơn vị cực vi của vật chất là nguyên tử cũng có sự tương tác điện từ.
Bốn nguyên tố còn gọi là bốn đại trong Phật học được nói tới qua nhiều phương diện khác nhau.
Sau đây là giải thích từ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma):
Paṭhavi, đất, là nguyên tố của vật chất có đặc tính duỗi ra, bản thể của vật chất. Nếu không có nguyên tố nầy vật thể không thể chiếm không gian. Tính chất cứng hay mềm, thuần túy tương đối, là hai điều kiện của nguyên tố cá biệt nầy. Có thể nói rằng nguyên tố nầy nằm trong đất, nước, lửa và trong gió. Thí dụ như nước ở phần dưới nâng đỡ nước ở phần trên. Chính nguyên tố có đặc tính duỗi ra nầy, hợp với nguyên tố có đặc tính di động (vāyo) tạo nên áp lực đẩy lên, nâng đỡ phần nước ở trên. Nóng hay lạnh là tejo, nguyên tố lửa. Tính chất lỏng là āpo, nguyên tố nước.
Āpo, nước, là nguyên tố có đặc tính làm dính liền. Không giống như paṭhavi, ta không thể cảm nhận nguyên tố nầy bằng giác quan. Ðây là thành phần làm dính liền những phần tử rời rạc của vật thể, và làm khởi sanh ý niệm hình thể. Khi một vật ở thể đặc chảy ra thì thành phần nước (āpo) trong chất lỏng ấy trở nên trội hơn. Khi một vật ở thể đặc bị phân tán thành bụi, trong mỗi hột bụi tí ti cũng có chứa đựng thành phần nước. Thành phần có đặc tính duỗi ra (đất) liên quan rất mật thiết với thành phần có đặc tính làm dính liền (nước) đến độ khi thành phần nầy chấm dứt thành phần kia cũng tiêu tan.
Tejo, lửa, là nguyên tố nóng trong vật chất. Lạnh cũng là một hình thức của tejo (lửa). Cả hai, nóng và lạnh, đều được hàm xúc trong thành phần "lửa" vì cả hai đều có năng lực làm cho vật chất trở nên chín mùi. Nói cách khác, tejo, nguyên tố lửa, tạo sinh lực cho vật chất. Vật chất được bảo tồn hay bị hư hoại đều do nguyên tố nầy. Không giống như ba nguyên tố khác trong "tứ đại", nguyên tố nầy có năng lực làm cho vật chất tự mình hồi sinh.
Vāyo, nguyên tố gió, có đặc tính di động, không thể tách rời ra khỏi tejo, lửa. Chính thành phần gió (vāyo) trong vật chất tạo sự vận chuyển và được xem là năng lực làm phát sanh nhiệt độ. "Sự di động và nhiệt độ trong phạm vi vật chất tương đương với tâm và nghiệp báo trong phạm vi tinh thần".
Tứ Ðại -- bốn nguyên tố đất, nước, lửa, gió -- luôn luôn dính liền nhau, không thể tách rời, nhưng trong một loại vật chất, thành phần nầy có thể trội hơn những thành phần khác, thí dụ như trong đất thành phần paṭhavi trội hơn, trong nước āpo trội hơn, trong lửa tejo, và trong gió vāyo trội hơn..
Trích từ Vi Diệu Pháp Khái Luận – Narada. bản dịch của Phạm Kim Khánh
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Quán tưởng về tính giả hợp của tứ đại có khiến cuộc sống "ảm đạm" chăng? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây phù hợp với Phật học?
A. Một giọt nước cũng có đủ tứ đại; một ngọn lửa cũng đủ tứ đại; một cục đất cũng có đủ tứ đại /
B. Tất cả vật chật đều kết cấu bởi những sát na cực vi của sắc pháp/
C. Đất nước lửa gió trong Phật pháp có thể hiểu qua cả ba phương diện: thực tánh, khái niệm thiền quán và nghĩa dụ pháp/
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1 : D
Trắc nghiệm 2. Quán chiếu tứ đại giúp chúng ta nhận thức điều nào sau đây?
A. Mỗi nguyên tố vật chất có tự tánh riêng /
B. Bản chất của vật chất là giả hợp/
C. Không có một thế lực nào trong đời làm chủ các pháp hữu vi (điều khiển hoàn toàn theo ý muốn của mình) /
D. Cả ba câu A, B, C
ĐĐ Huy Niệm cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật Pháp dù mới nghe như mâu thuẫn?
A. Một viên kim cương để yên một chỗ nhưng tự nó cũng có sự dịch chuyển của phân tử vật chất /
B. Nóng và lạnh chỉ là thi thiết khi nói về nhiệt lượng. 15 độ C có thể là lạnh, là mát, là nóng tuỳ theo sự quen thuộc của cơ thể /
C. Có những định luật vật chất không thể đo lường bằng dụng cụ hay nhận biết bằng giác quan mà chỉ có thể hiểu qua suy luận/
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 4. Với người tu Phật thì cái nhìn nào sau đây được xem là hợp lý?
A. Con người thường ái chấp thân thể /
B. Sắc uẩn vốn vô thường, khổ, vô ngã /
C. Quán tứ đại có thể xoá tan ảo giác về sắc uẩn /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
ĐĐ Huy Niệm cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật Pháp dù mới nghe như mâu thuẫn?
A. Một viên kim cương để yên một chỗ nhưng tự nó cũng có sự dịch chuyển của phân tử vật chất /
B. Nóng và lạnh chỉ là thi thiết khi nói về nhiệt lượng. 15 độ C có thể là lạnh, là mát, là nóng tuỳ theo sự quen thuộc của cơ thể /
C. Có những định luật vật chất không thể đo lường bằng dụng cụ hay nhận biết bằng giác quan mà chỉ có thể hiểu qua suy luận/
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 4. Với người tu Phật thì cái nhìn nào sau đây được xem là hợp lý?
A. Con người thường ái chấp thân thể /
B. Sắc uẩn vốn vô thường, khổ, vô ngã /
C. Quán tứ đại có thể xoá tan ảo giác về sắc uẩn /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
No comments:
Post a Comment