Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 2/3/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BỐN CHI phần4.2
ii) Bốn chánh cần: Ở đây, này các Hiền giả vị Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các ác bất thiện pháp đã sanh ra được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng cường, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm ( cattāro sammappadhānā. idhāvuso, bhikkhu anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati).
Chánh cần – sammappadhānā – là sự nỗ lực đúng chỗ, đúng cách.
Ngăn ngừa ác pháp chưa sanh không để cho sanh khởi - anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya – cũng gọi là thận cần
Tiêu trừ ác pháp đã sanh - uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya – cũng gọi là trừ cần.
Làm sanh khởi thiện pháp chưa sanh khởi được sanh khởi -anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya – cũng gọi là tu cần.
Duy trì và phát triển thiện pháp đã sanh - uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā – cũng gọi là bảo cần.
Hăng hái (chandaṃ janeti), nỗ lực ( vāyamati), siêng năng (vīriyaṃ ārabhati) quyết tâm (cittaṃ paggaṇhāti padahati) là những yếu tính của chánh tinh tấn.
Sớ giải:
sammappadhānacatukke chandaṃ janetīti “yo chando chandikatā kattukamyatā kusalo dhammacchando”ti evaṃ vuttaṃ kattukamyataṃ janeti. vāyamatīti vāyāmaṃ karoti. vīriyaṃ ārabhatīti vīriyaṃ janeti. cittaṃ paggaṇhātīti cittaṃ upatthambheti. ayamettha saṅkhepo. vitthāro pana sammappadhānavibhaṅge āgatoyeva.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có bốn pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là bốn pháp?
.............................................
ii) Bốn chánh cần: Ở đây, này các Hiền giả vị Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các ác bất thiện pháp đã sanh ra được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng cường, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm ( cattāro sammappadhānā. idhāvuso, bhikkhu anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Phải chăng tinh tấn là pháp đối lập với dễ duôi, giải đãi? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Phải chăng để tinh tấn đúng cách hành giả cần trí tuệ phân biệt (trạch pháp)? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Sự kiện nào sau đây được ghi nhận là có xẩy ra trong cuộc đời Đức Phật?
A. Ngài đã từ bỏ khổ hạnh vì thấy rằng nỗ lực đó chỉ hủy hoại thể xác /
B. Những pháp lữ thấy Đức Bồ Tát chọn đường trung đạo đã bỏ ra đi nhưng không vì thế mà Ngài nản lòng /
C. Ngài đã thể hiện quyết tâm với lời nguyện: Dù máu có cạn, thịt xương có mục nát nếu chưa thành chánh giác quyết không rời bỏ chỗ ngồi /
D. Cả ba câu trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Ngài Tịnh Sự nhận được cặp kính tốt do một thí chủ cúng dường. Ngay sau đó Ngài dùng dao tạo nên vết trầy trên cặp kính đó để tâm không dính mắc khi sử dụng. Hành động đó thuộc pháp nào sau đây?
A. Thận cần /
B. Trừ cần /
C. Tu cần /
D. Bảo cần
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: A
Trắc nghiệm 2. Ngài Tịnh Sự nhận được cặp kính tốt do một thí chủ cúng dường. Ngay sau đó Ngài dùng dao tạo nên vết trầy trên cặp kính đó để tâm không dính mắc khi sử dụng. Hành động đó thuộc pháp nào sau đây?
A. Thận cần /
B. Trừ cần /
C. Tu cần /
D. Bảo cần
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: A
No comments:
Post a Comment