Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 7/3/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BỐN CHI phần4.7
vii) Bốn vô sắc: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vượt lên mọi thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ (cattāro āruppā. VAR idhāvuso, bhikkhu sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati. sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma ‘anantaṃ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharati. sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati. sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati).
Vô sắc – arùpa – nghĩa là phi vật chất hay trừu tượng. Vô sắc ở đây chỉ cho cảnh giới thiền định vượt khỏi sắc pháp (vật chất)
Không vô biên xứ - ākāsānañcāyatanaṃ - sau khi đã đạt tới trạng thái xả niệm thanh tịnh của tứ thiền sắc giới hành giả hướng tâm vào ý niệm “sắc (vật chất) vốn hữu hạn chỉ có chân không là vô biên. Chân không chỉ cho khoảng không giữa các phân tử vật chất. Đây là bước thứ nhất để vượt khỏi sắc đi thể nhập vảo khái niệm trừu tượng.
Thức vô biên xứ - viññāṇañcāyatanaṃ - là bước tiến xa hơn khi phát triển tam muội định bằng sự phủ nhận “chân không tuy là vô biên nhưng còn bị tâm biết như vậy chỉ có thức mới vô biên”
Vô sở hữu xứ - ākiñcaññāyatanaṃ - sự thể nhập vào tam muội định vô sắc khi đi xa hơn hành giả đi đến ý niệm vượt khỏi tất cả mới thật sự vô hạn cuộc với tư suy “tất cả đều không”
Phi tưởng phi phi tưởng xứ - nevasaññānāsaññāyatanaṃ - ở mức độ cao tột của thiền vô sắc là sự phủ nhận nhị biên “chẳng phải có nhận thức mà cũng chẳng phải không có nhận thức”
Bốn thiền vô sắc nầy vốn là đề mục niệm thiền vô sắc vốn đã có trong thời cổ Ấn. Theo nhiều học giả thì những khái niệm nầy là cơ sở để khai triển tạo thành những tư tưởng cốt lõi của Phật giáo Đại Thừa như từ không vô biên là cơ sở của giáo lý hoa tạng, thức vô biên tạo nên giáo lý Duy Thức, Vô sở hữu tạo nên giáo lý tánh không và phi tưởng phi phi tưởng là cơ sở lý luận của giáo lý Bát nhã.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Tại sao theo A Tỳ Đàm thì cảnh của tâm không vô biên và tâm vô sở hữu là cảnh tục đế (thi thiết) trong lúc cảnh của tâm thức vô biên và phi tưởng phi phi tưởng là cảnh chơn đế? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao theo A tỳ đàm là giao giới hư không (Paricchedākāsa): là ranh giới của hai các đơn vị cực vi Sắc Pháp thì cũng là sắc pháp? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tại sao tâm thiền vô sắc vô sở hữu không được xem là trụ ở không tướng (suññata)? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Một vị muốn đạt được thiền chứng vô sắc không vô biên theo Phật học cần điều kiện nào sau đây?
A. Phải đạt được thiền chứng sắc giới cao nhất là tứ thiền (tức ngũ thiền theo A tỳ đàm) /
B. Thấy được tất cả những gì liên hệ tới sắc (vật chất) đều hữu hạn /
C. an định trong ý niệm "Hư không là vô biên" /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1 : .D.
No comments:
Post a Comment