Tuesday, March 26, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 26 tháng 3, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/3/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.26

xxvi) Bốn lực: Tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực (cattāro dhammakkhandhā — cattāri balāni — vīriyabalaṃ, satibalaṃ, samādhibalaṃ, paññābalaṃ).

Lực – bala – có nghĩa là sức mạnh ở đây chỉ cho sức mạnh nội tại của người tu tập có khả năng áp đảo phiền não và vượt thắng những chướng ngại. Thông thường thì nói tới ngũ lực có thêm tín lực nhưng ở đây đề cập đến sức mạnh của một người tu tập vốn đủ lòng tin Tam Bảo nên chỉ nói có bốn.
Đoạn kinh sau đây trích từ Kinh Tăng Chi Bộ giải thích chi tiết về bốn lực:
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn lực?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực kiên trì tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tấn lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm lực?
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có chánh niệm, thành tựu tối thắng niệm và tuệ. Vị ấy nhớ và gợi lại trong trí nhớ những điều đã nói và đã làm lâu ngày về trước. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là niệm lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định lực?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm lạc thọ, được các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là định lực.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ lực?
7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập bậc Thánh vào con đường đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ lực.

ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1 : Phật ngôn sau đây dạy về sức mạnh của niệm lực: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có chánh niệm, thành tựu tối thắng niệm và tuệ. Vị ấy nhớ và gợi lại trong trí nhớ những điều đã nói và đã làm lâu ngày về trước. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là niệm lực” phải chăng cho thấy có sự khác biệt giữa niệm và niệm lực? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 2. Tại sao thấy được sanh diệt được đơn cử là sức mạnh của trí tuệ? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Tại sao cùng nằm trong ngũ lực mà tín, niệm, tuệ thuộc tâm sở tịnh hảo trong lúc tinh tấn và định thì không? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Phải niệm trong tâm sở niệm chưa hẳn là chánh niệm trong lúc tu tập thiền quán? niệm trong thiền quán chưa hẳn đã có có niệm lực (Vị ấy nhớ và gợi lại trong trí nhớ những điều đã nói và đã làm lâu ngày về trước. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là niệm lực)? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Theo Phật Pháp nếu một người “không làm gì hại ai” nhưng không có tín, tấn, niệm, định, tuệ thì có được xem là người tốt hay người có tu? Một tu sĩ sống trong chùa mà không có tín, tấn, niệm, định, tuệ thì cuộc sống thế nào? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận  6. Tại sao trong 37 pháp trợ bồ đề có hai phần ngũ căn và ngũ lực. Cả hai đều có chung chi pháp tín, tấn, niệm, định, tuệ . Vậy cái gì là sự khác biệt giữa ngũ căn và ngũ lực? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 7. Ngũ lực có quan trọng với hành giả tu tập thiền chỉ (samatha)? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 8. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm
,

No comments:

Post a Comment