Thursday, March 28, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 29 tháng 3, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/3/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.29

xxix) Bốn nghiệp: Này các Hiền giả, có hắc nghiệp hắc báo. Này các Hiền giả, có bạch nghiệp bạch báo. Này các Hiền giả, có hắc bạch nghiệp, hắc bạch báo. Này các Hiền giả, có phi hắc phi bạch nghiệp, phi hắc phi bạch báo, và đưa đến sự tận diệt các nghiệp (cattāri kammāni — atthāvuso, kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ; atthāvuso, kammaṃ sukkaṃ sukkavipākaṃ; atthāvuso, kammaṃ kaṇhasukkaṃ kaṇhasukkavipākaṃ; atthāvuso, kammaṃ akaṇhāsukkaṃ akaṇhāsukkavipākaṃ kammakkhayāya saṃvattati).

Bài kinh sau đây trích từ Trung Bộ, bài 57, Kinh Hạnh con chó (Kukkuravatika sutta) dạy về bốn loại nghiệp:
-- Này Punna có bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là bốn? Này Punna, có nghiệp đen đưa đến quả báo đen, này Punna, có nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, này Punna, có nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng, này Punna, có nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp.
Và này Punna, thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen? Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ thọ, như các chúng sanh trong địa ngục. Như vậy, này Punna, là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình, và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích mình. Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)". Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp đen đưa đến quả báo đen.

Và này Punna, thế nào là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng? Ở đây, này Punna, có người làm thân hành không không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không không có tổn hại. Sau khi làm thân hành không không có tổn hại, khẩu hành không không có tổn hại, ý hành không không có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới không không có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới không không có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ không không có tổn hại, thuần nhất lạc thọ, như chư Thiên Subhakinha (Biến Tịnh thiên). Như vậy này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)". Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng.

Và này Punna, thế nào là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng? Ở đây, này Punna, có người làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, các khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, các ý hành có tổn hại và không tổn hại. Sau khi làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, ý hành có tổn hại và không tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, có lạc thọ khổ thọ xen lẫn, như một số loài Người, một số chư Thiên và một số chúng sanh trong đọa xứ. Như vậy, này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)". Như vậy này Punna, được gọi là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng.
Và này Punna, thế nào là nghiệp không đen trắng, đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp? Ở đây, này Punna chỗ nào có ý chí (Cetana: Tư tâm sở) đoạn trừ nghiệp đen đưa đến quả báo đen, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Ở đây, này Punna, chỗ nào có ý chí như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp. Này Punna, bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận  1. Nghiệp do tâm tạo. Tại sao nghiệp có pha lẫn trắng và đen nhưng tâm thì không thể một tâm mà có cả thiện và bất thiện? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Trong câu Phật ngôn: “Và này Punna, thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen? Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ thọ. Chữ tổn hại (sabyābajjhaṃ) có bao gồm cả sự gây đau khổ cho bản thân và tha nhân? - TT Tuệ Siêu


TK Giac Dang  :  katamañca, puṇṇa, kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ? idha, puṇṇa, ekacco sabyābajjhaṃ kāyasaṅkhāraṃ abhisaṅkharoti, sabyābajjhaṃ vacīsaṅkhāraṃ abhisaṅkharoti, sabyābajjhaṃ manosaṅkhāraṃ abhisaṅkharoti. so sabyābajjhaṃ kāyasaṅkhāraṃ abhisaṅkharitvā, sabyābajjhaṃ vacīsaṅkhāraṃ abhisaṅkharitvā, sabyābajjhaṃ manosaṅkhāraṃ abhisaṅkharitvā, sabyābajjhaṃ lokaṃ upapajjati. tamenaṃ sabyābajjhaṃ lokaṃ upapannaṃ samānaṃ sabyābajjhā phassā phusanti. so sabyābajjhehi phassehi phuṭṭho samāno sabyābajjhaṃ vedanaṃ vedeti ekantadukkhaṃ, seyyathāpi sattā nerayikā. iti kho, puṇṇa, bhūtā bhūtassa upapatti hoti; yaṃ karoti tena upapajjati, upapannamenaṃ phassā phusanti. evaṃpāhaṃ, puṇṇa, ‘kammadāyādā sattā’ti vadāmi. idaṃ vuccati, puṇṇa, kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ

Thảo luận 3. Nghiệp dẫn tới đoạn diệt nghiệp (kammakkhayāya saṃvattatīti) thật sự chỉ cho điều gì? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Nghiệp đen kết quả đen thường được hiểu là hành động gây đau khổ cho chúng sanh tạo quả khổ cho mình. Trong kinh Cẩu Hành Giả thì hai người tu theo hạnh con chó và con bò chỉ là sự thực hành bản thân nhưng Đức Phật dạy cảnh giới tái sanh của đời sống như vậy là khổ cảnh. Tại sao không gây tổn hại cho ai lại chịu quả khổ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Phàm nhân chúng ta có khả năng tạo nghiệp “không trắng không đen” chăng? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment