Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
III. PHẨM SỞ HỮU TỨ
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
SỰ GẶP GỠ CỦA CĂN, CẢNH VÀ THỨC
8. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải ý thức sanh lên ở nơi nào thì xúc, thọ cũng sanh lên ở nơi ấy?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Ý thức sanh lên ở nơi nào thì xúc cũng sanh lên ở nơi ấy, thọ cũng sanh lên ở nơi ấy, tưởng cũng sanh lên ở nơi ấy, tư cũng sanh lên ở nơi ấy, tầm cũng sanh lên ở nơi ấy, tứ cũng sanh lên ở nơi ấy, tất cả các pháp có thọ đứng đầu cũng sanh lên ở nơi ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, xúc có cái gì là hành tướng?”
“Tâu đại vương, xúc có sự chạm vào là hành tướng.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai con cừu húc nhau. Trong hai con cừu ấy, một con cừu được xem như là mắt, con cừu thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai bàn tay được vỗ vào nhau. Trong hai bàn tay ấy, một bàn tay được xem như là mắt, bàn tay thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai chập chõa được vỗ vào nhau. Trong hai chập chõa ấy, một chập chõa được xem như là mắt, chập chõa thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
8. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải ý thức sanh lên ở nơi nào thì xúc, thọ cũng sanh lên ở nơi ấy?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Ý thức sanh lên ở nơi nào thì xúc cũng sanh lên ở nơi ấy, thọ cũng sanh lên ở nơi ấy, tưởng cũng sanh lên ở nơi ấy, tư cũng sanh lên ở nơi ấy, tầm cũng sanh lên ở nơi ấy, tứ cũng sanh lên ở nơi ấy, tất cả các pháp có thọ đứng đầu cũng sanh lên ở nơi ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, xúc có cái gì là hành tướng?”
“Tâu đại vương, xúc có sự chạm vào là hành tướng.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai con cừu húc nhau. Trong hai con cừu ấy, một con cừu được xem như là mắt, con cừu thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai bàn tay được vỗ vào nhau. Trong hai bàn tay ấy, một bàn tay được xem như là mắt, bàn tay thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như hai chập chõa được vỗ vào nhau. Trong hai chập chõa ấy, một chập chõa được xem như là mắt, chập chõa thứ hai được xem như là cảnh sắc. Sự va chạm nhau của chúng được xem như là xúc.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Khi nói rằng " Do hội đủ duyên các pháp hiện khởi; không nên nói rằng trước đó nằm ở đâu". Điều nầy có ý nghĩa quan trọng thế nào trong Phật học? - TT Tuệ Siêu
2. Khi nói xúc duyên thọ thì phải chăng có xúc rồi mới có thọ? Hay thọ vốn có mặt trong thức? - TT Tuệ Siêu
3. Theo A Tỳ Đàm thi ngũ song thức là quả của nghiệp. Nếu vậy có nên nói là người tu tập có thể lựa chọn cảnh để tiếp xúc? - TT Tuệ Siêu
4. Xúc được hiểu là sự gặp gỡ của căn, cảnh và thức thì có cần nói xúc là một tâm sở chăng? - TT Tuệ Siêu
5. Bài học về "xúc" dạy chúng ta điều gì về đời sống hằng ngày? - TT Pháp Tân
6. Tại sao xúc được gọi là "xúc thực", một trong tứ thực?- TT Pháp Đăng
3. Theo A Tỳ Đàm thi ngũ song thức là quả của nghiệp. Nếu vậy có nên nói là người tu tập có thể lựa chọn cảnh để tiếp xúc? - TT Tuệ Siêu
4. Xúc được hiểu là sự gặp gỡ của căn, cảnh và thức thì có cần nói xúc là một tâm sở chăng? - TT Tuệ Siêu
5. Bài học về "xúc" dạy chúng ta điều gì về đời sống hằng ngày? - TT Pháp Tân
6. Tại sao xúc được gọi là "xúc thực", một trong tứ thực?- TT Pháp Đăng
No comments:
Post a Comment