Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
III. PHẨM SỞ HỮU TỨ
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
HÀNH TƯỚNG CỦA THỌ
9. “Thưa ngài Nāgasena, thọ có cái gì là hành tướng?”
“Tâu đại vương, thọ có sự cảm nhận là hành tướng và sự kinh nghiệm là hành tướng.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó làm việc phục vụ cao quý đến đức vua, đức vua hoan hỷ ban phần thưởng cho người ấy. Với phần thưởng ấy, người ấy đạt được, có được, hưởng được năm phần dục lạc. Người ấy khởi ý như sau: ‘Trước đây, quả là ta đã làm việc phục vụ cao quý đến đức vua, đức vua hoan hỷ đã ban phần thưởng cho ta đây. Do nhân ấy ta đây nhận biết thọ này có hình thức như vầy.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó đã làm việc thiện, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi trời. Tại đó, người ấy đạt được, có được, hưởng được năm phần dục lạc thiên đường. Người ấy khởi ý như sau: ‘Trước đây, quả là ta đã làm việc thiện. Do nhân ấy, ta đây nhận biết thọ này có hình thức như vầy.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế thọ có sự cảm nhận là hành tướng và sự kinh nghiệm là hành tướng.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
9. “Thưa ngài Nāgasena, thọ có cái gì là hành tướng?”
“Tâu đại vương, thọ có sự cảm nhận là hành tướng và sự kinh nghiệm là hành tướng.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó làm việc phục vụ cao quý đến đức vua, đức vua hoan hỷ ban phần thưởng cho người ấy. Với phần thưởng ấy, người ấy đạt được, có được, hưởng được năm phần dục lạc. Người ấy khởi ý như sau: ‘Trước đây, quả là ta đã làm việc phục vụ cao quý đến đức vua, đức vua hoan hỷ đã ban phần thưởng cho ta đây. Do nhân ấy ta đây nhận biết thọ này có hình thức như vầy.’
Tâu đại vương, hoặc là giống như người nào đó đã làm việc thiện, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi trời. Tại đó, người ấy đạt được, có được, hưởng được năm phần dục lạc thiên đường. Người ấy khởi ý như sau: ‘Trước đây, quả là ta đã làm việc thiện. Do nhân ấy, ta đây nhận biết thọ này có hình thức như vầy.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế thọ có sự cảm nhận là hành tướng và sự kinh nghiệm là hành tướng.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Xin định nghĩa và nếu sự khác biệt giữa hai từ vựng "vedayita" và "anubhavana" - TT Tuệ Siêu
2. Nói về “ sự hướng cảnh” trong thọ thì nên hiểu thế nào với thọ khổ và thọ ưu? - TT Tuệ Siêu
3.Xin cho một thí dụ để thấy để thấy hai trạng thái "cảm"và "thọ"không có trước sau mà chỉ là khía cạnh của một trạng thái? - TT Tuệ Siêu
4. Ý thức rằng biết mình may mắn, mình hạnh phúc thì ý thức đó có liên hệ gì với sự nhận biết của cảm thọ? - TT Tuệ Siêu
2. Nói về “ sự hướng cảnh” trong thọ thì nên hiểu thế nào với thọ khổ và thọ ưu? - TT Tuệ Siêu
3.Xin cho một thí dụ để thấy để thấy hai trạng thái "cảm"và "thọ"không có trước sau mà chỉ là khía cạnh của một trạng thái? - TT Tuệ Siêu
4. Ý thức rằng biết mình may mắn, mình hạnh phúc thì ý thức đó có liên hệ gì với sự nhận biết của cảm thọ? - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment