Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
KHÔNG LÀ MỘT CŨNG CHẲNG PHẢI HAI
1. Đức vua Milinda đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, người đi tái sanh thì cũng chính là người ấy, hay là người khác?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Không phải là người ấy, mà cũng không phải là người khác.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Khi đại vương còn nhỏ, trẻ thơ, bé bỏng, nằm ngửa, có phải chính đứa bé ấy là đại vương hiện nay đã được trưởng thành?”
“Thưa ngài, không phải. Đứa nhỏ, trẻ thơ, bé bỏng, nằm ngửa ấy là khác, trẫm hiện nay trưởng thành là khác.”
“Tâu đại vương, trong khi là như vậy thì cũng sẽ không có người gọi là ‘mẹ,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘cha,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘thầy,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘nghệ nhân,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘bậc giới đức,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘bậc trí.’ Tâu đại vương, phải chăng người mẹ của bào thai mới tượng là khác, người mẹ của bào thai thời kỳ thứ hai là khác, người mẹ của bào thai thời kỳ thứ ba là khác, người mẹ của bào thai thời kỳ thứ tư là khác, người mẹ của người con lúc bé là khác, người mẹ của người con trưởng thành là khác, người học nghề là người khác, người thạo nghề là người khác, người làm việc ác là người khác, người có tay chân bị chặt là người khác?”
“Thưa ngài, không phải. Thưa ngài, nếu được nói như vậy thì ngài có thể đáp lại điều gì?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, chính tôi đã là đứa nhỏ, trẻ thơ, bé bỏng, nằm ngửa, chính tôi hiện nay đã được trưởng thành, tất cả các sự việc ấy được tổng hợp chung lại nương vào chính thân xác này.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như một người nào đó thắp sáng ngọn đèn, có phải ngọn đèn có thể chiếu sáng trọn đêm?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Nó có thể chiếu sáng trọn đêm.”
“Tâu đại vương, vậy có phải ngọn lửa ở canh đầu là ngọn lửa ở canh giữa?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Tâu đại vương, vậy có phải cây đèn ấy ở canh đầu là khác, cây đèn ở canh giữa là khác, cây đèn ở canh cuối là khác?”
“Thưa ngài, không phải. Nó được chiếu sáng trọn đêm nương vào chính cây đèn ấy.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự diễn tiến của pháp được liên kết lại. Sanh lên là cái khác, hoại diệt là cái khác, được liên kết như là không trước không sau. Vì thế, không phải là người ấy, mà cũng không phải là người khác, tâm thức trước đi đến sự kết hợp với tâm thức sau.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như sữa tươi được vắt ra sau một thời gian thì trở thành sữa chua, từ sữa chua trở thành sữa đông, từ sữa đông trở thành sữa trong. Tâu đại vương, vậy thì người nào nói như vầy: ‘Vật nào là sữa tươi chính vật ấy là sữa chua, chính vật ấy là sữa đông, chính vật ấy là sữa trong;’ tâu đại vương, trong khi nói như thế có phải là người ấy nói đúng?”
“Thưa ngài, không đúng. Vật được tạo thành là nương vào chính sữa tươi ấy.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự diễn tiến của pháp được liên kết lại. Sanh lên là cái khác, hoại diệt là cái khác, được liên kết như là không trước không sau. Vì thế, không phải là người ấy, mà cũng không phải là người khác, tâm thức trước đi đến sự kết hợp với tâm thức sau.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
1. Đức vua Milinda đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, người đi tái sanh thì cũng chính là người ấy, hay là người khác?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Không phải là người ấy, mà cũng không phải là người khác.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Khi đại vương còn nhỏ, trẻ thơ, bé bỏng, nằm ngửa, có phải chính đứa bé ấy là đại vương hiện nay đã được trưởng thành?”
“Thưa ngài, không phải. Đứa nhỏ, trẻ thơ, bé bỏng, nằm ngửa ấy là khác, trẫm hiện nay trưởng thành là khác.”
“Tâu đại vương, trong khi là như vậy thì cũng sẽ không có người gọi là ‘mẹ,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘cha,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘thầy,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘nghệ nhân,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘bậc giới đức,’ cũng sẽ không có người gọi là ‘bậc trí.’ Tâu đại vương, phải chăng người mẹ của bào thai mới tượng là khác, người mẹ của bào thai thời kỳ thứ hai là khác, người mẹ của bào thai thời kỳ thứ ba là khác, người mẹ của bào thai thời kỳ thứ tư là khác, người mẹ của người con lúc bé là khác, người mẹ của người con trưởng thành là khác, người học nghề là người khác, người thạo nghề là người khác, người làm việc ác là người khác, người có tay chân bị chặt là người khác?”
“Thưa ngài, không phải. Thưa ngài, nếu được nói như vậy thì ngài có thể đáp lại điều gì?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, chính tôi đã là đứa nhỏ, trẻ thơ, bé bỏng, nằm ngửa, chính tôi hiện nay đã được trưởng thành, tất cả các sự việc ấy được tổng hợp chung lại nương vào chính thân xác này.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như một người nào đó thắp sáng ngọn đèn, có phải ngọn đèn có thể chiếu sáng trọn đêm?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Nó có thể chiếu sáng trọn đêm.”
“Tâu đại vương, vậy có phải ngọn lửa ở canh đầu là ngọn lửa ở canh giữa?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Tâu đại vương, vậy có phải cây đèn ấy ở canh đầu là khác, cây đèn ở canh giữa là khác, cây đèn ở canh cuối là khác?”
“Thưa ngài, không phải. Nó được chiếu sáng trọn đêm nương vào chính cây đèn ấy.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự diễn tiến của pháp được liên kết lại. Sanh lên là cái khác, hoại diệt là cái khác, được liên kết như là không trước không sau. Vì thế, không phải là người ấy, mà cũng không phải là người khác, tâm thức trước đi đến sự kết hợp với tâm thức sau.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như sữa tươi được vắt ra sau một thời gian thì trở thành sữa chua, từ sữa chua trở thành sữa đông, từ sữa đông trở thành sữa trong. Tâu đại vương, vậy thì người nào nói như vầy: ‘Vật nào là sữa tươi chính vật ấy là sữa chua, chính vật ấy là sữa đông, chính vật ấy là sữa trong;’ tâu đại vương, trong khi nói như thế có phải là người ấy nói đúng?”
“Thưa ngài, không đúng. Vật được tạo thành là nương vào chính sữa tươi ấy.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự diễn tiến của pháp được liên kết lại. Sanh lên là cái khác, hoại diệt là cái khác, được liên kết như là không trước không sau. Vì thế, không phải là người ấy, mà cũng không phải là người khác, tâm thức trước đi đến sự kết hợp với tâm thức sau.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Phải chăng tất cả pháp hữu vi không bao giờ giữ được "nguyên trạng" theo thời gian? - TT Tuệ Siêu
2. Cái gì là lực tác động khiến dòng sinh diệt được tiếp nối? - TT Tuệ Siêu
3. Tại sao "cái gì vô thường là khổ"? - TT Tuệ Siêu
4. Tại sao "cái gì vô thường là khổ thì không nên chấp thủ rằng đó là ta, là của ta, là tự ngã của ta"? - TT Tuệ Siêu
5. Tại sao giáo lý duyên khởi là câu trả lời cho giáo lý vô ngã? (Khi được hỏi: Người tạo tác và người gặt quả là hai hay một thì Đức Phật dạy rằng: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc.....) - TT Tuệ Siêu
6. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
2. Cái gì là lực tác động khiến dòng sinh diệt được tiếp nối? - TT Tuệ Siêu
3. Tại sao "cái gì vô thường là khổ"? - TT Tuệ Siêu
4. Tại sao "cái gì vô thường là khổ thì không nên chấp thủ rằng đó là ta, là của ta, là tự ngã của ta"? - TT Tuệ Siêu
5. Tại sao giáo lý duyên khởi là câu trả lời cho giáo lý vô ngã? (Khi được hỏi: Người tạo tác và người gặt quả là hai hay một thì Đức Phật dạy rằng: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc.....) - TT Tuệ Siêu
6. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
No comments:
Post a Comment