Monday, July 29, 2013

Bài học, thứ Ba 30-7-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền


Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
IV. PHẨM NIẾT BÀN

Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

TỊCH TỊNH NIẾT BÀN

8. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải sự diệt tận là Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Sự diệt tận là Niết Bàn.”

“Thưa ngài Nāgasena, sự diệt tận là Niết Bàn nghĩa là thế nào?”

“Tâu đại vương, quả là tất cả những kẻ phàm phu ngu dốt thích thú tán thưởng, bám víu vào các nội và ngoại xứ. Chúng thả trôi theo dòng chảy ấy, không hoàn toàn thoát khỏi sự sanh, sự già, sự chết, các sự sầu bi khổ ưu não, tôi nói rằng chúng không hoàn toàn thoát khỏi khổ. Tâu đại vương, còn vị Thánh đệ tử, có sự học hỏi, không thích thú không tán thưởng, không bám víu vào các nội và ngoại xứ. Trong khi vị ấy không thích thú không tán thưởng, không bám víu vào các nội và ngoại xứ, ái bị diệt tận; do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thủ; do sự diệt tận của thủ, có sự diệt tận của hữu; do sự diệt tận của hữu, có sự diệt tận của sanh; do sự diệt tận của sanh, già chết sầu bi khổ ưu não bị diệt tận. Như thế là sự diệt tận của toàn bộ khổ uẩn này. Tâu đại vương, sự diệt tận là Niết Bàn nghĩa là như vậy.”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng  điều hợp.
 1. Suy niệm về Niết Bàn có ích lợi gì với người tu tập chăng? nếu có thì nên suy niệm thế nào? - TT Pháp Tân
2. Khi an lạc được mô tả bằng sự diệt khổ khác biệt thế nào với cách định nghĩa thường thức? - ĐĐ Pháp Tín
3. Hai trạng thái kham nhẫn với đau khổ và không đau khổ trước nghịch cảnh có giống nhau chăng? - TT Pháp Tân
 4. Định nghĩa Niết bàn là sự diệt khổ thì định nghĩa đó có tiêu cực chăng? - TT Tuệ Quyền
5. Chúng ta có thể dựa trên kinh nghiệm hiện tại để chiêm nghiệm về sự tịch tịnh của Niết bàn chăng? - ĐĐ Pháp Tín
6. TT Giác Đẳng đúc kết bài học


No comments:

Post a Comment