Sunday, July 21, 2013

Bài học, Thứ Hai 22-8-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu


Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
III. PHẨM SỞ HỮU TỨ

Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

HÀNH TƯỚNG CỦA TỨ

14. “Thưa ngài Nāgasena, tứ có cái gì là hành tướng?” 

“Tâu đại vương, tứ có sự áp sát là hành tướng.” 

“Xin ngài cho ví dụ.” 

“Tâu đại vương, giống như cái cồng được vỗ vào sau đó vang lên và dội lại. Tâu đại vương, sự vỗ vào là như thế nào thì tầm nên được xem như vậy, sự dội lại là như thế nào thì tứ nên được xem như vậy.” 

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.” 

Phẩm về Sở Hữu Tứ là thứ ba. 



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng  điều hợp.
1. Tại sao đối với những cái hay cái khéo tinh tế mà người ta dừng lại ở mức nào đó không thể đi xa được hoặc một việc người ta làm thường nhưng việc đó không đạt được sự tinh tế? - TT Tuệ Quyền
2. Chúng ta có thể tu tập phát triển năm chi thiền (tầm, tứ, hỉ, lạc, định) có thể tu tập riêng biệt chăng? - TT Pháp Tân
3. Có chi pháp nào giúp một người thoát ra khỏi trạng thái chần trừ, lưỡng lự, nghi hoặc ngoại trừ tứ không? - TT Pháp Tân
4. Ngoài đời người ta thường nói "làm việc thì phải có ý tứ". Thì chữ "tứ" này có đồng nghĩa với chữ "tứ" chúng ta học hôm nay không? - TT Pháp Đăng
5. Nếu một người sống không có chiều sâu, bây giờ họ muốn có cuộc sống đào sâu nhập cuộc gắng bó hơn thì họ nên làm gì? - ĐĐ Pháp Tín
6. Ý nghĩa của chữ "tứ" - TT Giác Đẳng







No comments:

Post a Comment