Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
CẢM THỌ LẠC LÀ THIỆN HAY BẤT THIỆN
5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, các thọ lạc là thiện, hay là bất thiện, hay là không xác định?”
“Tâu đại vương, có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là không xác định.”
“Thưa ngài, nếu là thiện thì không khổ, nếu là khổ thì không phải là thiện, ‘vừa là thiện vừa là khổ’ không xảy ra.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Trường hợp đặt xuống khối sắt được nung đỏ ở bàn tay của người đàn ông, ở bàn tay thứ nhì đặt xuống cục tuyết lạnh, tâu đại vương, phải chăng cả hai vật ấy đều có thể gây bỏng?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Cả hai vật ấy đều có thể gây bỏng.”
“Tâu đại vương, có phải cả hai vật ấy đều nóng?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Tâu đại vương, có phải cả hai vật ấy đều lạnh?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Đại vương hãy nhận biết lời bắt bẻ. Nếu vật được nung đỏ gây bỏng, tuy nhiên không phải cả hai vật ấy đều là nóng, vì thế không xảy ra. Nếu vật lạnh gây bỏng, tuy nhiên không phải cả hai vật ấy đều là lạnh, vì thế không xảy ra. Tâu đại vương, vậy thì tại sao cả hai vật ấy đều gây bỏng? Không phải cả hai vật ấy đều là nóng, không phải cả hai vật ấy đều là lạnh, mà là một nóng, một lạnh. Vậy mà cả hai vật ấy đều gây bỏng, vì thế không xảy ra.”
“Thưa ngài, trẫm không có khả năng để trò chuyện với nhà diễn thuyết như ngài. Thưa ngài, lành thay xin ngài nói về ý nghĩa.”
Do đó, vị trưởng lão đã giúp cho đức vua Milinda hiểu được bằng sự thuyết giảng liên quan đến Vi Diệu Pháp: “Tâu đại vương, đây là sáu hỷ tâm liên quan thế tục, sáu hỷ tâm liên quan xuất ly, sáu sân tâm liên quan thế tục, sáu sân tâm liên quan xuất ly, sáu xả liên quan thế tục, sáu xả liên quan xuất ly; đây là sáu nhóm sáu. Hơn nữa, ba mươi sáu thọ thuộc quá khứ, ba mươi sáu thọ thuộc vị lai, ba mươi sáu thọ thuộc hiện tại, sau khi gom lại đặt chung lại với nhau thì có một trăm lẻ tám thọ.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, các thọ lạc là thiện, hay là bất thiện, hay là không xác định?”
“Tâu đại vương, có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là không xác định.”
“Thưa ngài, nếu là thiện thì không khổ, nếu là khổ thì không phải là thiện, ‘vừa là thiện vừa là khổ’ không xảy ra.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Trường hợp đặt xuống khối sắt được nung đỏ ở bàn tay của người đàn ông, ở bàn tay thứ nhì đặt xuống cục tuyết lạnh, tâu đại vương, phải chăng cả hai vật ấy đều có thể gây bỏng?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Cả hai vật ấy đều có thể gây bỏng.”
“Tâu đại vương, có phải cả hai vật ấy đều nóng?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Tâu đại vương, có phải cả hai vật ấy đều lạnh?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Đại vương hãy nhận biết lời bắt bẻ. Nếu vật được nung đỏ gây bỏng, tuy nhiên không phải cả hai vật ấy đều là nóng, vì thế không xảy ra. Nếu vật lạnh gây bỏng, tuy nhiên không phải cả hai vật ấy đều là lạnh, vì thế không xảy ra. Tâu đại vương, vậy thì tại sao cả hai vật ấy đều gây bỏng? Không phải cả hai vật ấy đều là nóng, không phải cả hai vật ấy đều là lạnh, mà là một nóng, một lạnh. Vậy mà cả hai vật ấy đều gây bỏng, vì thế không xảy ra.”
“Thưa ngài, trẫm không có khả năng để trò chuyện với nhà diễn thuyết như ngài. Thưa ngài, lành thay xin ngài nói về ý nghĩa.”
Do đó, vị trưởng lão đã giúp cho đức vua Milinda hiểu được bằng sự thuyết giảng liên quan đến Vi Diệu Pháp: “Tâu đại vương, đây là sáu hỷ tâm liên quan thế tục, sáu hỷ tâm liên quan xuất ly, sáu sân tâm liên quan thế tục, sáu sân tâm liên quan xuất ly, sáu xả liên quan thế tục, sáu xả liên quan xuất ly; đây là sáu nhóm sáu. Hơn nữa, ba mươi sáu thọ thuộc quá khứ, ba mươi sáu thọ thuộc vị lai, ba mươi sáu thọ thuộc hiện tại, sau khi gom lại đặt chung lại với nhau thì có một trăm lẻ tám thọ.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. "Gehanissita" ý nghĩa cảm thọ của người thế tục và cảm thọ của người xuất gia là thế nào? - TT Tuệ Siêu
2. Căn tính của một vị hành giả trong sự tu tập thì cái vui cái khổ co khi nó thích hợp với một vị hành giả như thế nào? - TT Tuệ Siêu
3. Ở trong Vi Diệu Pháp thì các pháp được phân chia rõ ràng, chẳng hạn như trí tuệ thì phải là tâm sở tịnh hảo, trí tuệ chỉ đi với tâm thiện, nhưng ở trong kinh tạng thì nói trí tuệ có những thứ là thiện có những thứ là liệt tuệ tức là trí tuệ bất thiện. Thọ ưu cũng vậy, ở trong A Tỳ Đàm nói thọ ưu chỉ đi với tâm bất thiện là tâm sân, ở trong A Tỳ Đàm không có nói rằng thọ ưu có thể đi với tâm thiện được, nhưng mà ở trong kinh tạng thì nói rằng có những thọ ưu nên thân cận và có những thọ ưu không nên thân cận. Thì, thứ nhất là phải chăng có sự mâu thuẫn giữa kinh tạng và A Tỳ Đàm, thứ hai, phải chăng cái nhìn giữa Vi Diệu Pháp và kinh tạng thật sự cho chúng ta nhiều cái nhìn khác nhau và điều đó là điều rất cần thiết cho người học Phật? - TT Tuệ Siêu
4. Câu nói: "Người tu phải sống an lạc thì chắc chắn như vậy và tuyệt đối như vậy" thì câu nói đó có cực đoan không? - TT Tuệ Siêu
5. Một hành giả tu tập thì nên tìm sự thích hợp về phương diện thực phẩm, chỗ ở, bằng hữu, hay là hành giả nên đón nhận những chướng ngại để từ đó nó làm tăng trưởng sự tinh tấn dõng mãnh của mình? - TT Tuệ Siêu
3. Ở trong Vi Diệu Pháp thì các pháp được phân chia rõ ràng, chẳng hạn như trí tuệ thì phải là tâm sở tịnh hảo, trí tuệ chỉ đi với tâm thiện, nhưng ở trong kinh tạng thì nói trí tuệ có những thứ là thiện có những thứ là liệt tuệ tức là trí tuệ bất thiện. Thọ ưu cũng vậy, ở trong A Tỳ Đàm nói thọ ưu chỉ đi với tâm bất thiện là tâm sân, ở trong A Tỳ Đàm không có nói rằng thọ ưu có thể đi với tâm thiện được, nhưng mà ở trong kinh tạng thì nói rằng có những thọ ưu nên thân cận và có những thọ ưu không nên thân cận. Thì, thứ nhất là phải chăng có sự mâu thuẫn giữa kinh tạng và A Tỳ Đàm, thứ hai, phải chăng cái nhìn giữa Vi Diệu Pháp và kinh tạng thật sự cho chúng ta nhiều cái nhìn khác nhau và điều đó là điều rất cần thiết cho người học Phật? - TT Tuệ Siêu
4. Câu nói: "Người tu phải sống an lạc thì chắc chắn như vậy và tuyệt đối như vậy" thì câu nói đó có cực đoan không? - TT Tuệ Siêu
5. Một hành giả tu tập thì nên tìm sự thích hợp về phương diện thực phẩm, chỗ ở, bằng hữu, hay là hành giả nên đón nhận những chướng ngại để từ đó nó làm tăng trưởng sự tinh tấn dõng mãnh của mình? - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment