Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
III. PHẨM SỞ HỮU TỨ
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
HỮU VI LÀ PHÁP CẤU SANH
4. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, phải chăng có các pháp hữu vi nào đó được sanh lên?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Có các pháp hữu vi được sanh lên.”
“Thưa ngài, chúng là những cái nào?”
“Tâu đại vương, khi có mắt và các cảnh sắc thì có nhãn thức; khi có nhãn thức thì có nhãn xúc; khi có nhãn xúc thì có thọ; khi có thọ thì có ái; khi có ái thì có thủ; khi có thủ thì có hữu; khi có hữu thì có sanh; từ sự sanh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như thế là sự sanh lên của toàn bộ khổ uẩn này. Tâu đại vương, khi không có mắt và không có các cảnh sắc thì không có nhãn thức, khi không có nhãn thức thì không có nhãn xúc, khi không có nhãn xúc thì không có thọ, khi không có thọ thì không có ái, khi không có ái thì không có thủ, khi không có thủ thì không có hữu, khi không có hữu thì không có sanh, khi không có sanh thì không có lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như thế là sự diệt tận của toàn bộ khổ uẩn này.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
4. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, phải chăng có các pháp hữu vi nào đó được sanh lên?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Có các pháp hữu vi được sanh lên.”
“Thưa ngài, chúng là những cái nào?”
“Tâu đại vương, khi có mắt và các cảnh sắc thì có nhãn thức; khi có nhãn thức thì có nhãn xúc; khi có nhãn xúc thì có thọ; khi có thọ thì có ái; khi có ái thì có thủ; khi có thủ thì có hữu; khi có hữu thì có sanh; từ sự sanh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như thế là sự sanh lên của toàn bộ khổ uẩn này. Tâu đại vương, khi không có mắt và không có các cảnh sắc thì không có nhãn thức, khi không có nhãn thức thì không có nhãn xúc, khi không có nhãn xúc thì không có thọ, khi không có thọ thì không có ái, khi không có ái thì không có thủ, khi không có thủ thì không có hữu, khi không có hữu thì không có sanh, khi không có sanh thì không có lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như thế là sự diệt tận của toàn bộ khổ uẩn này.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Khi nhận thức chữ pháp hữu vi vừa là năng duyên, vừa là sở duyên thì ảnh hưởng tâm lý thế nào? - TT Tuệ Quyền
2 : Có pháp hữu vi nào chỉ trợ tạo mà không bị tạo chăng? - TT Tuệ Siêu
3. Phải chăng pháp hữu vi không thể đứng yên mà không tác động các pháp sanh khởi? TT Tuệ Siêu
4. Có phải tất cả mọi người sống trên đời này thì đều có thọ ân và thi ân? Có ai mà chỉ thi ân mà không thọ ân không? - TT Tuệ Siêu
5. Chúng ta là người hiểu đạo thì chúng ta vừa là năng duyên vừa là sở duyên, có đúng như vậy không? - TT Tuệ Quyền
6. Trong giáo lý Duyên Khởi pháp nào được xem là diệt được và pháp nào chúng ta phải xuôi theo? - TT Pháp Đăng
7. Chúng ta sống mà nghĩ rằng cái nào sanh rồi cũng diệt, cái sanh cái diệt liên đới nhau. Thì điều đó có ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta không? - ĐĐ Pháp Tín
2 : Có pháp hữu vi nào chỉ trợ tạo mà không bị tạo chăng? - TT Tuệ Siêu
3. Phải chăng pháp hữu vi không thể đứng yên mà không tác động các pháp sanh khởi? TT Tuệ Siêu
4. Có phải tất cả mọi người sống trên đời này thì đều có thọ ân và thi ân? Có ai mà chỉ thi ân mà không thọ ân không? - TT Tuệ Siêu
5. Chúng ta là người hiểu đạo thì chúng ta vừa là năng duyên vừa là sở duyên, có đúng như vậy không? - TT Tuệ Quyền
6. Trong giáo lý Duyên Khởi pháp nào được xem là diệt được và pháp nào chúng ta phải xuôi theo? - TT Pháp Đăng
7. Chúng ta sống mà nghĩ rằng cái nào sanh rồi cũng diệt, cái sanh cái diệt liên đới nhau. Thì điều đó có ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta không? - ĐĐ Pháp Tín
No comments:
Post a Comment