Monday, July 8, 2013

Bài học, Thứ Hai 8-7-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu


Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

DÒNG LUÂN HỒI VÀ SỰ HIỆN HỮU

9. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là ‘hành trình diệu vợi,’ hành trình này gọi là gì?” 

“Tâu đại vương, quá khứ là hành trình, vị lai là hành trình, hiện tại là hành trình.” 

“Thưa ngài, phải chăng hành trình là hiện hữu?” 

“Tâu đại vương, cũng có loại hành trình là hiện hữu, cũng có loại hành trình là không hiện hữu.” 

“Thưa ngài, loại nào là hiện hữu, loại nào là không hiện hữu?” 

“Tâu đại vương, các hành quá khứ, đã qua khỏi, bị hoại diệt, bị biến đổi, loại hành trình ấy không hiện hữu. Các pháp tạo quả và các pháp có nhân tạo quả, chúng ban cho sự đi tái sanh ở nơi khác, loại hành trình ấy là hiện hữu. Các chúng sanh chết đi rồi sanh lên ở nơi khác, loại hành trình ấy là hiện hữu. Các chúng sanh chết đi rồi không sanh lên ở nơi khác, loại hành trình ấy là không hiện hữu. Và các chúng sanh nào viên tịch Niết Bàn, loại hành trình ấy là không hiện hữu, là sự viên tịch Niết Bàn.” 

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

Phẩm Hành Trình là thứ nhì. 

(Trong phẩm này có chín câu hỏi)


II. Thảo Luận: TT Giác  Đẳng điều hợp.
1. Quá khứ và hiện tại là pháp có tánh cách xác định, nhưng khi nói về vị lai thì điều gì là bất định và điều gì là cố định? - TT Pháp Đăng
2. Phải chăng khái niệm về thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai ảnh hưởng lớn đến chúng ta. Nếu đúng như vậy, tại sao có người thích nghĩ về tương lai, có người thích nghĩ về quá khứ, có những người chỉ nghỉ về hiện tại? - TT Tuệ Quyền
3. Phải chăng mọi tất cả chúng sanh trong cuộc đời này đều mong mỏi khát vọng về sanh hữu, và nếu quả đúng như vậy người chán đời có khát vọng về sanh hữu không? - ĐĐ Pháp Tín
4. Khi câu hỏi về chấp có hay chấp không thì câu trả lời của đạo Phật là vô minh duyên hành, hành duyên thức. Tại sao câu trả lời của Đạo Phật là như vậy? - TT Tuệ Siêu
5. Đôi khi người ta phân là vô minh, hành thuộc về quá khứ, thức danh sắc lục nhập xúc thọ ái thủ hữu là hiện tại rồi sanh lão tử là về tương lai. Nhưng dù là trong quá khứ hay hiện tại tương lai thì bao giờ cũng có vô minh vẫn có ái, trong quá khứ, hiện tại tương lai thì cũng có xúc thọ v.v... thì sự phân chia như vậy có mâu thuẫn không? - TT Tuệ Siêu 
6.  Phải chăng chỉ có vị A la hán mới chấm dứt tất cả khát vọng về tương lai?






No comments:

Post a Comment