Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
III. PHẨM SỞ HỮU TỨ
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
HÀNH TƯỚNG CỦA THỨC
12. “Thưa ngài Nāgasena, thức có cái gì là hành tướng?”
“Tâu đại vương, thức có sự nhận biết là hành tướng.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người giữ thành, ngồi ở ngã tư giữa thành phố, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng đông, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng nam, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng tây, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng bắc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế con người nhìn thấy cảnh sắc bằng con mắt và nhận biết sắc ấy bằng thức, nghe âm thanh bằng tai và nhận biết thinh ấy bằng thức, ngửi mùi bằng mũi và nhận biết hương ấy bằng thức, nếm vị bằng lưỡi và nhận biết vị ấy bằng thức, chạm cảnh xúc bằng thân và nhận biết xúc ấy bằng thức, nhận thức cảnh pháp bằng ý và nhận biết pháp ấy bằng thức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thức có sự nhận biết là hành tướng.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
12. “Thưa ngài Nāgasena, thức có cái gì là hành tướng?”
“Tâu đại vương, thức có sự nhận biết là hành tướng.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người giữ thành, ngồi ở ngã tư giữa thành phố, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng đông, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng nam, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng tây, có thể nhìn thấy người đang đi đến từ hướng bắc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế con người nhìn thấy cảnh sắc bằng con mắt và nhận biết sắc ấy bằng thức, nghe âm thanh bằng tai và nhận biết thinh ấy bằng thức, ngửi mùi bằng mũi và nhận biết hương ấy bằng thức, nếm vị bằng lưỡi và nhận biết vị ấy bằng thức, chạm cảnh xúc bằng thân và nhận biết xúc ấy bằng thức, nhận thức cảnh pháp bằng ý và nhận biết pháp ấy bằng thức. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thức có sự nhận biết là hành tướng.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Tâm (citta) và thức (vinnana) trong ngôn từ Phật học có thể đồng dị thế nào? - TT Tuệ Siêu
2. Chữ tâm và ý và thức được xử dụng như thế nào trong kinh Tạng và Vi Diệu Pháp? - TT Tuệ Siêu
3. Xin giải thích tại sao tâm là sự biết cảnh? - TT Tuệ Siêu
4. Sáu giác quan thì trong đó có giác quan thứ sáu mà người ta thường đề cập đến là tánh linh. Thì trong Đạo Phật có thể dùng ý niệm về giác quan thứ sáu không? - TT Tuệ Siêu
5. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
2. Chữ tâm và ý và thức được xử dụng như thế nào trong kinh Tạng và Vi Diệu Pháp? - TT Tuệ Siêu
3. Xin giải thích tại sao tâm là sự biết cảnh? - TT Tuệ Siêu
4. Sáu giác quan thì trong đó có giác quan thứ sáu mà người ta thường đề cập đến là tánh linh. Thì trong Đạo Phật có thể dùng ý niệm về giác quan thứ sáu không? - TT Tuệ Siêu
5. TT Giác Đẳng đúc kết bài học
No comments:
Post a Comment