Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
IV. PHẨM NIẾT BÀN
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
BIẾT LÀ BIẾT THẾ NÀO
2. Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, muối có thể được nhận biết bằng mắt không?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể được nhận biết bằng mắt.”
“Tâu đại vương, có đúng là đại vương biết một cách chắc chắn?”
“Thưa ngài, phải chăng có thể được nhận biết bằng lưỡi?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Có thể được nhận biết bằng lưỡi.”
“Thưa ngài, phải chăng nhận biết tất cả các loại muối bằng lưỡi?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Nhận biết tất cả các loại muối bằng lưỡi.”
“Thưa ngài, nếu nhận biết tất cả các loại muối bằng lưỡi, tại sao những con bò mang muối lại bằng các xe kéo? Không lẽ có thể mang lại chỉ riêng muối thôi?”
“Tâu đại vương, không thể mang lại chỉ riêng muối thôi. Các vật được gom chung thành một bản thể này có bản chất khác biệt về lãnh vực, và muối có tính chất nặng nề.”
“Tâu đại vương, phải chăng có thể cân muối bằng cân?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có thể.”
“Tâu đại vương, không có thể cân muối bằng cân. Tính chất nặng nề (của muối) được cân bằng cân.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Phải chăng tất cả pháp đều được nhận biết từ tâm? - TT Pháp Tân
2. Sáu cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc được nhận biết bởi năm giác quan riêng biệt. Trong trường hợp nào ý thức biết được tất cả cảnh? - TT Tuệ Siêu
3. Cái biết của ngũ quan (Nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân) hoàn toàn do nghiệp quá khứ. Riêng ý thức có cả nhân và quả. Điều nầy có ý nghĩ gì với người tu tập? -TT Tuệ Siêu
4. Chúng ta thường đinh ninh là mình biết nhưng không ý thức là mình biết trên phương diện nào? Làm sao để có được nhận thức chuẩn xác? - ĐĐ Pháp Tín
5. Khi nói là không phải tâm nào cũng biết tất cả cảnh hay cảnh nào cũng được biết tất cả tâm thì điều nầy khác biệt gì với quan niệm thường thức về linh hồn? - TTTuệ Quyền
6. Từ thí dụ của bài học nầy chúng ta có nên ý thức rằng khi mình nói mình biết sự việc gì nên rõ ràng là phương diện nào? - TT Pháp Tân
7. Tóm tắt bài học - TT Giác Đẳng
2. Sáu cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc được nhận biết bởi năm giác quan riêng biệt. Trong trường hợp nào ý thức biết được tất cả cảnh? - TT Tuệ Siêu
3. Cái biết của ngũ quan (Nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân) hoàn toàn do nghiệp quá khứ. Riêng ý thức có cả nhân và quả. Điều nầy có ý nghĩ gì với người tu tập? -TT Tuệ Siêu
4. Chúng ta thường đinh ninh là mình biết nhưng không ý thức là mình biết trên phương diện nào? Làm sao để có được nhận thức chuẩn xác? - ĐĐ Pháp Tín
5. Khi nói là không phải tâm nào cũng biết tất cả cảnh hay cảnh nào cũng được biết tất cả tâm thì điều nầy khác biệt gì với quan niệm thường thức về linh hồn? - TTTuệ Quyền
6. Từ thí dụ của bài học nầy chúng ta có nên ý thức rằng khi mình nói mình biết sự việc gì nên rõ ràng là phương diện nào? - TT Pháp Tân
7. Tóm tắt bài học - TT Giác Đẳng
No comments:
Post a Comment