Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
CÂU HỎI VỀ TUỆ GIÁC
3. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, trí sanh lên cho người nào, thì tuệ sanh lên cho người ấy phải không?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Trí sanh lên cho người nào, thì tuệ sanh lên cho người ấy.”
“Thưa ngài, có phải cái nào là trí thì chính cái ấy là tuệ?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Cái nào là trí thì chính cái ấy là tuệ.”
“Thưa ngài, chính trí ấy chính tuệ ấy được sanh lên cho người nào, có phải người ấy còn mê mờ, hay không còn mê mờ?”
“Tâu đại vương, còn mê mờ về lãnh vực nào đó, không còn mê mờ về lãnh vực nào đó.”
“Thưa ngài, còn mê mờ về lãnh vực gì, không còn mê mờ về lãnh vực gì?”
“Tâu đại vương, còn mê mờ về những lãnh vực nghề nghiệp chưa được biết trước đây, hoặc về những địa phương chưa được đi đến trước đây, hoặc về những tên gọi và điều quy định chưa được nghe trước đây.”
“Không còn mê mờ về lãnh vực gì?”
“Tâu đại vương, điều nào đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã,’ thì không còn mê mờ về lãnh vực ấy.”
“Thưa ngài, vậy thì sự si mê của người này đi đâu?”
“Tâu đại vương, vào lúc trí được sanh lên, thì si mê diệt mất ngay tại chỗ ấy.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó mang cây đèn vào căn nhà tối tăm, do đó bóng tối diệt mất, ánh sáng hiện ra; tâu đại vương, tương tợ y như thế vào lúc trí được sanh lên, thì si mê diệt mất ngay tại chỗ ấy.”
“Thưa ngài, vậy thì tuệ đi đâu?”
“Tâu đại vương, tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy. Tuy nhiên, điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là: ‘Tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy,’ và ‘điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất,’ xin ngài cho ví dụ về điều ấy.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó có ý định gởi đi bức thơ vào ban đêm, có thể cho gọi người thơ ký đến, bảo đem lại cây đèn rồi bảo viết bức thơ. Khi bức thơ đã được viết xong thì có thể cho làm tắt cây đèn, mặc dầu cây đèn đã được làm tắt, bức thơ vẫn không biến mất; tâu đại vương, tương tợ y như thế tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy, và điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như ở các xứ sở ở phương Đông, người ta để năm chum nước dọc theo từng nhà một để dập tắt hỏa hoạn. Khi căn nhà bị bốc cháy thì ném năm chum nước ấy ở phía bên trên căn nhà, do đó ngọn lửa được dập tắt. Tâu đại vương, có phải những người ấy sẽ khởi ý rằng: ‘Chúng ta sẽ làm công việc dập tắt lửa với năm chum nước ấy lần nữa?’”
“Thưa ngài, không phải. Đã xong rồi với năm chum nước ấy. Còn việc gì với năm chum nước ấy?”
“Tâu đại vương, năm chum nước là như thế nào thì ngũ quyền gồm có tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền nên được xem xét như vậy. Những người ấy là như thế nào thì hành giả nên được xem xét như vậy. Ngọn lửa là như thế nào thì các phiền não nên được xem xét như vậy. Ngọn lửa được dập tắt bởi năm chum nước như thế nào thì các phiền não được dập tắt bởi năm quyền là như vậy. Các phiền não đã được dập tắt thì không xuất hiện lại nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy, và điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người thầy thuốc lấy năm loại thuốc rễ cây đi đến gặp người bệnh. Sau khi nghiền nát năm loại thuốc rễ cây ấy rồi cho người bệnh uống để loại trừ các sự khó chịu nhờ vào năm loại thuốc rễ cây ấy. Tâu đại vương, có phải người thầy thuốc ấy sẽ khởi ý rằng: ‘Ta sẽ làm công việc chữa trị với năm loại thuốc rễ cây ấy lần nữa?’”
“Thưa ngài, không phải. Đã xong rồi với các loại thuốc rễ cây ấy. Còn việc gì với các loại thuốc rễ cây ấy?”
“Tâu đại vương, năm loại thuốc rễ cây là như thế nào thì ngũ quyền gồm có tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền nên được xem xét như vậy. Người thầy thuốc là như thế nào thì hành giả nên được xem xét như vậy. Căn bệnh là như thế nào thì các phiền não nên được xem xét như vậy. Người bị bệnh là như thế nào thì phàm nhân nên được xem xét như vậy. Khi sự khó chịu của căn bệnh được loại trừ nhờ vào năm loại thuốc rễ cây rồi người bệnh được hết bệnh như thế nào thì các phiền não được loại trừ nhờ vào năm quyền là như vậy, và các phiền não đã được loại trừ thì không xuất hiện lại nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy, và điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người chiến sĩ tham gia chiến trận cầm lấy năm mũi tên lao vào chiến trận để đánh bại đội quân địch, vị ấy có thể phóng năm mũi tên ấy ở chiến trận và nhờ chúng đội quân địch bị phá tan; tâu đại vương, có phải người chiến sĩ tham gia chiến trận ấy sẽ khởi ý rằng: ‘Ta sẽ làm công việc bắn tên với năm mũi tên ấy lần nữa?’”
“Thưa ngài, không phải. Đã xong rồi với năm mũi tên ấy; còn việc gì với năm mũi tên ấy?”
“Tâu đại vương, năm mũi tên là như thế nào thì ngũ quyền gồm có tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền nên được xem xét như vậy. Người chiến sĩ tham gia chiến trận là như thế nào thì hành giả nên được xem xét như vậy. Đội quân địch là như thế nào thì các phiền não nên được xem xét như vậy. Đội quân địch bị phá tan bởi năm mũi tên như thế nào thì các phiền não bị phá tan bởi năm quyền là như vậy, và các phiền não đã bị phá tan thì không xuất hiện lại nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy, và điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
3. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, trí sanh lên cho người nào, thì tuệ sanh lên cho người ấy phải không?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Trí sanh lên cho người nào, thì tuệ sanh lên cho người ấy.”
“Thưa ngài, có phải cái nào là trí thì chính cái ấy là tuệ?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Cái nào là trí thì chính cái ấy là tuệ.”
“Thưa ngài, chính trí ấy chính tuệ ấy được sanh lên cho người nào, có phải người ấy còn mê mờ, hay không còn mê mờ?”
“Tâu đại vương, còn mê mờ về lãnh vực nào đó, không còn mê mờ về lãnh vực nào đó.”
“Thưa ngài, còn mê mờ về lãnh vực gì, không còn mê mờ về lãnh vực gì?”
“Tâu đại vương, còn mê mờ về những lãnh vực nghề nghiệp chưa được biết trước đây, hoặc về những địa phương chưa được đi đến trước đây, hoặc về những tên gọi và điều quy định chưa được nghe trước đây.”
“Không còn mê mờ về lãnh vực gì?”
“Tâu đại vương, điều nào đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã,’ thì không còn mê mờ về lãnh vực ấy.”
“Thưa ngài, vậy thì sự si mê của người này đi đâu?”
“Tâu đại vương, vào lúc trí được sanh lên, thì si mê diệt mất ngay tại chỗ ấy.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó mang cây đèn vào căn nhà tối tăm, do đó bóng tối diệt mất, ánh sáng hiện ra; tâu đại vương, tương tợ y như thế vào lúc trí được sanh lên, thì si mê diệt mất ngay tại chỗ ấy.”
“Thưa ngài, vậy thì tuệ đi đâu?”
“Tâu đại vương, tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy. Tuy nhiên, điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là: ‘Tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy,’ và ‘điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất,’ xin ngài cho ví dụ về điều ấy.”
“Tâu đại vương, giống như người nào đó có ý định gởi đi bức thơ vào ban đêm, có thể cho gọi người thơ ký đến, bảo đem lại cây đèn rồi bảo viết bức thơ. Khi bức thơ đã được viết xong thì có thể cho làm tắt cây đèn, mặc dầu cây đèn đã được làm tắt, bức thơ vẫn không biến mất; tâu đại vương, tương tợ y như thế tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy, và điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như ở các xứ sở ở phương Đông, người ta để năm chum nước dọc theo từng nhà một để dập tắt hỏa hoạn. Khi căn nhà bị bốc cháy thì ném năm chum nước ấy ở phía bên trên căn nhà, do đó ngọn lửa được dập tắt. Tâu đại vương, có phải những người ấy sẽ khởi ý rằng: ‘Chúng ta sẽ làm công việc dập tắt lửa với năm chum nước ấy lần nữa?’”
“Thưa ngài, không phải. Đã xong rồi với năm chum nước ấy. Còn việc gì với năm chum nước ấy?”
“Tâu đại vương, năm chum nước là như thế nào thì ngũ quyền gồm có tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền nên được xem xét như vậy. Những người ấy là như thế nào thì hành giả nên được xem xét như vậy. Ngọn lửa là như thế nào thì các phiền não nên được xem xét như vậy. Ngọn lửa được dập tắt bởi năm chum nước như thế nào thì các phiền não được dập tắt bởi năm quyền là như vậy. Các phiền não đã được dập tắt thì không xuất hiện lại nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy, và điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người thầy thuốc lấy năm loại thuốc rễ cây đi đến gặp người bệnh. Sau khi nghiền nát năm loại thuốc rễ cây ấy rồi cho người bệnh uống để loại trừ các sự khó chịu nhờ vào năm loại thuốc rễ cây ấy. Tâu đại vương, có phải người thầy thuốc ấy sẽ khởi ý rằng: ‘Ta sẽ làm công việc chữa trị với năm loại thuốc rễ cây ấy lần nữa?’”
“Thưa ngài, không phải. Đã xong rồi với các loại thuốc rễ cây ấy. Còn việc gì với các loại thuốc rễ cây ấy?”
“Tâu đại vương, năm loại thuốc rễ cây là như thế nào thì ngũ quyền gồm có tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền nên được xem xét như vậy. Người thầy thuốc là như thế nào thì hành giả nên được xem xét như vậy. Căn bệnh là như thế nào thì các phiền não nên được xem xét như vậy. Người bị bệnh là như thế nào thì phàm nhân nên được xem xét như vậy. Khi sự khó chịu của căn bệnh được loại trừ nhờ vào năm loại thuốc rễ cây rồi người bệnh được hết bệnh như thế nào thì các phiền não được loại trừ nhờ vào năm quyền là như vậy, và các phiền não đã được loại trừ thì không xuất hiện lại nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy, và điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như người chiến sĩ tham gia chiến trận cầm lấy năm mũi tên lao vào chiến trận để đánh bại đội quân địch, vị ấy có thể phóng năm mũi tên ấy ở chiến trận và nhờ chúng đội quân địch bị phá tan; tâu đại vương, có phải người chiến sĩ tham gia chiến trận ấy sẽ khởi ý rằng: ‘Ta sẽ làm công việc bắn tên với năm mũi tên ấy lần nữa?’”
“Thưa ngài, không phải. Đã xong rồi với năm mũi tên ấy; còn việc gì với năm mũi tên ấy?”
“Tâu đại vương, năm mũi tên là như thế nào thì ngũ quyền gồm có tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền nên được xem xét như vậy. Người chiến sĩ tham gia chiến trận là như thế nào thì hành giả nên được xem xét như vậy. Đội quân địch là như thế nào thì các phiền não nên được xem xét như vậy. Đội quân địch bị phá tan bởi năm mũi tên như thế nào thì các phiền não bị phá tan bởi năm quyền là như vậy, và các phiền não đã bị phá tan thì không xuất hiện lại nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tuệ sau khi làm xong phận sự của nó thì diệt mất ngay tại chỗ ấy, và điều đã được xử lý bởi tuệ ấy tức là ‘vô thường’ hoặc là ‘khổ não’ hoặc là ‘vô ngã’ thì không diệt mất.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Nếu có người nói rằng với người tu tập chỉ cần tuệ giác chứ không cần tri kiến thì có chính xác không? - TT Tuệ Quyền
2. Tại sao nhiều khi sự hiểu biết trở thành đắc dụng mà nhiều khi sự hiểu biết trở thành gánh nặng? - TT Pháp Đăng
3. Phải chăng một người có trí thì trí tuệ lúc nào cũng hiện hữu? - TT Tuệ Quyền
4. "Chánh Trí" được đề cập trong kinh điển khác biệt với "trí tuệ" như thế nào? - TT Pháp Đăng
3. Phải chăng một người có trí thì trí tuệ lúc nào cũng hiện hữu? - TT Tuệ Quyền
4. "Chánh Trí" được đề cập trong kinh điển khác biệt với "trí tuệ" như thế nào? - TT Pháp Đăng
No comments:
Post a Comment