Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
2. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là ‘điểm mốc đầu tiên không được nhận biết,’ xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như một người đặt xuống hạt giống nhỏ ở đất, từ đó mầm cây mọc lên, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái. Cũng từ đó, sau khi lấy hạt giống rồi lại gieo trồng, cũng từ đó mầm cây mọc lên, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái. Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như ‘từ con gà mái có quả trứng, từ quả trứng có con gà mái, từ con gà mái có quả trứng.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
Vị trưởng lão đã vạch vòng tròn ở mặt đất rồi nói với đức vua Milinda điều này:
“Tâu đại vương, có điểm chấm dứt của vòng tròn này chăng?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những vòng quay này đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Tùy thuận vào mắt và các cảnh sắc mà nhãn thức sanh lên. Sự hội tụ của ba điều này là xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có nghiệp, từ nghiệp mắt lại được sanh ra.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tùy thuận vào tai và các cảnh thinh —(như trên)— Tùy thuận vào ý và các cảnh pháp mà ý thức sanh lên. Sự hội tụ của ba điều này là xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có nghiệp, từ nghiệp ý lại được sanh ra.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
III. PHẨM SỞ HỮU TỨ
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
TIỀN TIỀN VÔ THỈ
2. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài đã nói là ‘điểm mốc đầu tiên không được nhận biết,’ xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như một người đặt xuống hạt giống nhỏ ở đất, từ đó mầm cây mọc lên, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái. Cũng từ đó, sau khi lấy hạt giống rồi lại gieo trồng, cũng từ đó mầm cây mọc lên, dần dần đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh, rồi cho trái. Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, giống như ‘từ con gà mái có quả trứng, từ quả trứng có con gà mái, từ con gà mái có quả trứng.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
Vị trưởng lão đã vạch vòng tròn ở mặt đất rồi nói với đức vua Milinda điều này:
“Tâu đại vương, có điểm chấm dứt của vòng tròn này chăng?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những vòng quay này đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Tùy thuận vào mắt và các cảnh sắc mà nhãn thức sanh lên. Sự hội tụ của ba điều này là xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có nghiệp, từ nghiệp mắt lại được sanh ra.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tùy thuận vào tai và các cảnh thinh —(như trên)— Tùy thuận vào ý và các cảnh pháp mà ý thức sanh lên. Sự hội tụ của ba điều này là xúc, do duyên xúc có thọ, do duyên thọ có ái, do duyên ái có nghiệp, từ nghiệp ý lại được sanh ra.’ Như vậy, phải chăng có điểm chấm dứt của tiến trình này?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế thậm chí điểm mốc đầu tiên của hành trình này không được nhận biết.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Hai khái niệm "khởi thủy của luân hồi" và "cội nguồn của sanh tử" khác nhau thế nào? - TT Tuệ Siêu
2. Câu "tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung" có đúng với những gì được dạy trong Phật Pháp chăng? - TT Pháp Tân
3. Câu "từ vô thỉ một màu thanh tịnh" và câu "bản lai diện mục" có gì không phù hợp với ý nghĩa của bài học hôm nay? - TT Tuệ Quyền
4. Với người tu Phật tại sao không cần thiết để thảo luận về khởi thủy của đời sống? - TT Pháp Đăng
5. Phải chăng quan niệm khởi thủy của sự sống thường gắn liền với giáo thuyết thượng đế? - TT Tuệ Quyền
2. Câu "tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung" có đúng với những gì được dạy trong Phật Pháp chăng? - TT Pháp Tân
3. Câu "từ vô thỉ một màu thanh tịnh" và câu "bản lai diện mục" có gì không phù hợp với ý nghĩa của bài học hôm nay? - TT Tuệ Quyền
4. Với người tu Phật tại sao không cần thiết để thảo luận về khởi thủy của đời sống? - TT Pháp Đăng
5. Phải chăng quan niệm khởi thủy của sự sống thường gắn liền với giáo thuyết thượng đế? - TT Tuệ Quyền
No comments:
Post a Comment