Tuesday, July 9, 2013

Bài học, Thứ Ba 9-7-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền


Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
III. PHẨM SỞ HỮU TỨ

Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

CỘI NGUỒN CỦA HIỆN HỮU

1. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, cái gì là cội nguồn của hành trình quá khứ? Cái gì là cội nguồn của hành trình vị lai? Cái gì là cội nguồn của hành trình hiện tại?” 

“Tâu đại vương, vô minh là cội nguồn của hành trình quá khứ, của hành trình vị lai, và của hành trình hiện tại. Do duyên vô minh, các hành (sanh khởi). Do duyên các hành, thức (sanh khởi). Do duyên thức, danh sắc (sanh khởi). Do duyên danh sắc, sáu xứ (sanh khởi). Do duyên sáu xứ, xúc (sanh khởi). Do duyên xúc, thọ (sanh khởi). Do duyên thọ, ái (sanh khởi). Do duyên ái, thủ (sanh khởi). Do duyên thủ, hữu (sanh khởi). Do duyên hữu, sanh (sanh khởi). Do duyên sanh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như thế điểm mốc đầu tiên của toàn bộ hành trình khổ uẩn này không được nhận biết.” 

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.” 


II. Thảo Luận: TT Giác  Đẳng điều hợp.
1. Khi chúng ta nói về cội nguồn của đời sống thì phải nói bắt đầu như thế nào trong vòng luân hồi. Phải chăng trong vòng luân hồi bắt đầu bằng vô minh, nhưng nó vốn là một vòng tròn thì không có cái nào bắt đầu cái nào cuối? - TT Pháp Đăng
2. Phải chăng trong đạo Phật không có áp dụng chữ "định mệnh"? - ĐĐ Pháp Tín
3. Một người Phật tử có nên quan trọng về quá khứ và tương lai không? - TT Tuệ Quyền
4. Khi nói về giáo lý duyên khởi thì thường nói về quá khứ, hiện tại, tương lai, vì trong tinh thần nào đó thì hiện tại cũng có nhân trong tương lai, và có quả của quá khứ. Thì phải chăng khi chúng ta nói về cuội nguồn thì không nhất thiết là chỉ nói về quá khứ? - TT Pháp Đăng
5. Có nhiều người nói rằng "muốn biết đời trước thì nhìn hiện tại và muốn biết tương lai thì nhìn vào hiện tại" thì có đúng không? vì không phải quá khứ chỉ có một đời một kiếp mà có rất nhiều đời nhiều kiếp? - ĐĐ Pháp Tín







No comments:

Post a Comment