Saturday, August 31, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 1 tháng 9, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu  
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/9/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.9

BẢY PHÁP CẦN ĐƯỢC THẮNG TRI

Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā abhiññeyyā? satta niddasavatthūni — idhāvuso, bhikkhu sikkhāsamādāne tibbacchando hoti, āyatiñca sikkhāsamādāne avigatapemo. dhammanisantiyā tibbacchando hoti, āyatiñca T.3.313 dhammanisantiyā avigatapemo. icchāvinaye tibbacchando hoti, āyatiñca icchāvinaye avigatapemo. paṭisallāne tibbacchando hoti, āyatiñca paṭisallāne avigatapemo. vīriyāramme tibbacchando hoti, āyatiñca vīriyāramme avigatapemo. satinepakke tibbacchando hoti, āyatiñca satinepakke avigatapemo. diṭṭhipaṭivedhe tibbacchando hoti, āyatiñca diṭṭhipaṭivedhe avigatapemo. ime satta dhammā abhiññeyyā.
ix) Thế nào là bảy pháp cần phải thắng tri? Bảy thù diệu sự. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo tha thiết hành trì học pháp và khát vọng hành trì học pháp trong tương lai; tha thiết quán pháp và khát vọng quán pháp trong tương lai; tha thiết điều phục các dục vọng và khát vọng điều phục các dục vọng trong tương lai; tha thiết sống an tịnh và khát vọng sống an tịnh trong tương lai; tha thiết sống tinh tấn và khát vọng sống tinh tấn trong tương lai; tha thiết quán sát tự niệm và khát vọng quán sát tự niệm trong tương lai; tha thiết với kiến giải và khát vọng hiểu biết sở kiến trong tương lai.
Như vậy là bảy pháp cần phải thắng tri.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[378] Bảy pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā):
Đây là bảy đức tiêu biểu (Niddasavatthu), nghĩa là đặc điểm mà vị tỳ-kheo thành tựu được gọi là "Vị tỳ-kheo tiêu biểu" (Niddasabhikkhu). Trong pháp này, Đức Phật gọi vị tỳ-kheo tiêu biểu là vị thành tựu bảy đức tính này chớ không nói theo số hạ lạp.
1. Khát vọng và thiết tha hành trì học pháp (Sikkhāsamādāne tibbacchando avigatapemo), tức là hành trì tam học giới, định, tuệ.
2. Khát vọng và thiết tha thẩm nghiệm pháp (Dhammanisantiyā tibbacchando avigatapemo), tức là quán sát, minh sát danh và sắc.
3. Khát vọng và thiết tha điều phục dục cầu (Icchāvinaye tibbacchando avigatapemo), là điều phục ái tham - taṇhā.
4. Khát vọng và thiết tha thiền tịnh (Paṭisallāne tibbacchando avigatapemo), là sống độc cư - ekī-bhāva.
5. Khát vọng và thiết tha sống chuyên cần (Viriyārambhe tibbacchando avigatapemo), là tinh tấn cả thân và tâm - kāyika cetasikaviriya.
6. Khát vọng và thiết tha cẩn niệm (Satinepak-ke tibbacchando avigatapemo), tức là ức niệm sáng suốt - sati ca nepakkabhāva ca.
7. Khát vọng và thiết tha thể nhập tri kiến (Diṭṭhipaṭivedhe tibbacchando avigatapemo), tức là kiến đạo, tri kiến thuộc thánh đạo - maggadassana.

D. III. 252, 283; A.IV.34.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Sự tha thiết, khao khát trong bài kinh hôm nay có đồng nghĩ với chữ pháp dục (dhamma chanda)? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận  2. Có thể chăng vì sự tha thiết học Phật pháp mà xao lãng sự hành trì hay ngược lại? - TT Pháp Tân

 Thảo luận 3. Ý muốn mạnh mẽ có khi nào cản trở sự tu tập chánh niệm, thiền định? - TT Tuệ Quyền

 Thảo luận 4. Ý nghĩa của sự tha thiết học hỏi, hành trì và chứng ngộ ở đây khác biệt gì với sự mong ước trong câu “dục tốc bất đạt”? - ĐĐ Pháp Tín 

Thảo luận 5. Có quan niệm: càng tha thiết thì càng nhanh chóng chán nản. Cái nhìn đó cúng đúng trong thực tế chăng? - ĐĐ Nguyên Thông

 Thảo luận 6. Làm thế nào để “giữ lửa” hay nuôi dưỡng nhiệt huyết giữa cuộc sống nhiều giãi đãi? - TT Pháp Tân 

Thảo luận 7. Tại sao bảy sự tha thiết nầy cần được thắng tri? -TT Tuệ Quyền

Thảo luận 8. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm


Friday, August 30, 2019

Bài học. Thứ Bảy ngày 31 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân  
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 31/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.8

BẢY PHÁP CẦN ĐƯỢC SANH KHỞI

Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā uppādetabbā? satta saññā — aniccasaññā, anattasaññā, asubhasaññā, ādīnavasaññā, pahānasaññā, virāgasaññā, nirodhasaññā. ime satta dhammā uppādetabbā.
viii) Thế nào là bảy pháp cần phải sanh khởi? Bảy tướng: Vô thường tưởng, vô ngã tưởng, bất tịnh tưởng, quá hoạn tưởng, đoạn trừ tưởng, ly tham tưởng, diệt tưởng. Như vậy là bảy pháp cần phải sanh khởi.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[377] Bảy pháp cần sanh khởi (Uppādetabbā dhammā):
Đây là bảy pháp tưởng (Saññā):
1. Tưởng vô thường (Aniccasaññā), là suy xét tính chất tạm bợ, biến đổi của danh sắc, sanh rồi diệt.
2. Tưởng vô ngã (Anattasaññā), là suy xét trạng thái rỗng không của danh sắc vì được cấu tạo bởi nhân duyên, không có cái chủ thể đơn thuần.
3. Tưởng bất tịnh (Asubhasaññā), là suy xét tính không thuần khiết của thân này như suy tưởng về 32 thể trược trong thân.
4. Tưởng hiểm họa (Ādīnavasaññā), là suy xét về sự nguy hiểm của xác thân bị khổ não do nhiều bệnh tật, hoặc suy xét sự nguy hiểm của ngũ trần.
5. Tưởng đoạn trừ (Pahānasaññā), là suy tưởng trạng thái níp-bàn đoạn trừ hoàn toàn phiền não.
6. Tưởng vô nhiễm (Virāgasaññā), là suy tưởng trạng thái níp-bàn vô nhiễm đối với phiền não.
7. Tưởng đoạn diệt (Nirodhasaññā), là suy tưởng trạng thái níp-bàn đoạn diệt hoàn toàn sanh hữu, chấm dứt mọi khổ đau.
D.III.283.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Từ vựng saññā ở đây dịch là “tưởng” có đồng nghĩa với chữ tưởng trong “cõi vô tưởng” hay “tưởng uẩn”? - TT Tuệ Quyền 


Thảo luận  2. Chưa chứng niết bàn mà suy tưởng về niết bàn thì có phải là tưởng tượng chăng? - TT Pháp Tân 

Thảo luận  3. Tại sao trong bảy pháp tưởng không có suy xét về “khổ”? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết bài học 



 III Trắc Nghiệm

Bài học. Thứ Sáu ngày 30 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưĐĐ Pháp Tín  
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.7

BẢY PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP

Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā duppaṭivijjhā? satta sappurisadhammā — idhāvuso, bhikkhu dhammaññū ca hoti atthaññū ca attaññū ca mattaññū ca kālaññū ca parisaññū ca puggalaññū ca. ime satta dhammā duppaṭivijjhā.
vii) Thế nào là bảy pháp rất khó thể nhập? Bảy thượng nhân pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo tri pháp, tri nghĩa, tri ngã, tri lượng, tri thời, tri chúng và tri nhân. Như vậy là bảy pháp rất khó thể nhập.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[376] Bảy pháp khó thể nhập (Duppaṭi-vijjhā dhammā):
Đây là bảy pháp hiền triết, hay pháp bậc chân nhân (Sappurisadhamma):
1. Tri pháp (Dhammaññutā), là biết nhân, biết rõ nguyên nhân sanh ra sự kiện; ở đây, tri pháp cũng có nghĩa là thông suốt giáo lý Phật ngôn gồm chín phần như khế kinh, ứng tụng...
2. Tri nghĩa (Atthaññutā), là biết về quả, biết rõ sự kiện do nhân sanh; ở đây, tri nghĩa cũng có nghĩa là thông hiểu lý của pháp, hiểu nghĩa sâu kín của Phật ngôn.
3. Tri kỷ (Attaññutā), tự biết về bản thân, tức là biết rõ mình có khả năng như vậy, sở trường, sở đoản như vậy.
4. Tri độ (Mattaññutā), biết độ lượng trong việc thọ dụng, khi ăn, khi mặc biết tiết độ chừng mực.
5. Tri thời (Kālaññutā), biết phân bố thời gian thích hợp, biết làm việc cho hợp thời đúng lúc; lúc nào nên làm việc nào, lúc nào nên nói lời nào...
6. Tri hội (Parisaññutā), biết rõ hội chúng chỗ mình đến, biết để ứng xử hợp lý, biết đây là hội chúng quan quyền hoặc đây là hội chúng trí thức hoặc đây là hội chúng thường dân, trong hội chúng này ta nên ngồi, nên nói, nên im lặng như thế nào.
7. Tri bỉ (Puggalaparoparaññutā), biết rõ cá tính trình độ của từng người mà mình tiếp xúc, biết rõ người ấy có khuynh hướng như vậy như thế nào... cần đáp ứng như vầy như thế nào...
Đối với vị tỳ-kheo thành tựu bảy pháp hiền triết này được gọi là vị tỳ-kheo khả kính, khả ái, đáng cúng dường.
D. III. 252, 283: A.IV.113.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

 Thảo luận  2. Biết thời lượng thích hợp thuộc tri độ hay tri thời? - TT Pháp Tân 


Thảo luận 1.  Tại sao hai từ vựng dhamma và attha được dịch là pháp và nghĩa mà cũng dịch là nhân và quả? - TT Tuệ Siêu

  Thảo luận 1b. Nếu một bậc hiền trí sanh ra trong quốc độ hay thời kỳ không có Phật Pháp thì hai pháp đầu tiên có thể hiểu là có thể hiều là tri nhân, tri quả? Và với bảy pháp, dù không liên hệ tới Phật pháp, thì một người vẫn được gọi là bậc thiện trí? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận  3.  Biết bản thân có phải là cái nhìn tổng thể về bản thân hay là biết rõ những gì đang xẩy ra ở thân và tâm (như ý nghĩa chữ niệm - sati)? Nói cách khác tri kỷ là biết mình là ai hay là mình đang ở vị trí nào? - TT Tuệ Siêu 



 III Trắc Nghiệm

Thursday, August 29, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 29 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưĐĐ Huy Niệm  
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.5 & 7.6

BẢY PHÁP THUỘC PHẦN HẠ LIỆT / BẢY PHÁP THUỘC PHẦN THÙ THẮNG

Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā hānabhāgiyā? satta asaddhammā — idhāvuso, bhikkhu assaddho hoti, ahiriko hoti, anottappī hoti, appassuto hoti, kusīto hoti, muṭṭhassati hoti, duppañño hoti. ime satta dhammā hānabhāgiyā.    
v) Thế nào là bảy pháp chịu phần tai hại? Bảy phi diệu pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có vị Tỷ kheo bất tín, vô tàm, vô quý, thiểu văn, giải đãi, thất niệm, ác tuệ. Như vậy là bảy pháp chịu phần tai hại.
katame satta dhammā visesabhāgiyā? satta saddhammā — idhāvuso, bhikkhu saddho hoti, hirimā {hiriko (syā. kaṁ.)} hoti, ottappī hoti, bahussuto hoti, āraddhavīriyo hoti, upaṭṭhitassati hoti, paññavā hoti. ime satta dhammā visesabhāgiyā.   
 vi) Thế nào là bảy pháp hướng đến thù thắng? Bảy diệu pháp. Này các Hiền giả, ở đây, có vị Tỷ kheo có lòng tin, có tàm, có quý, đa văn, tinh cần, niệm hiện tiền, có trí tuệ. Như vậy là bảy pháp hướng đến thù thắng.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[374] Bảy pháp thuộc phần hạ liệt (Hāna-bhāgiyā dhammā).
Đây là bảy phi diệu pháp (Asaddhamma):

1. Không có lòng tin (Asaddho hoti)
2. Không có lòng tàm (Ahiriko hoti)
3. Không có lòng quý (Anottappī hoti)
4. Ít học (Appassuto hoti)
5. Lười biếng (Kusīto hoti)
6. Thất niệm (Muṭṭhassati hoti)
7. Thiếu trí (Duppañño hoti).

D. III.282.
[375] Bảy pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā):

1. Có đức tin (Saddho hoti)
2. Có lòng tàm (Hirimā hoti)
3. Có lòng quý (Ottappī hoti)
4. Nghe nhiều học rộng (Bahussuto hoti)
5. Chuyên cần (Āraddhaviriyo hoti)
6. Niệm vững trú (Upaṭṭhitasati hoti)
7. Có trí tuệ (Paññavā hoti).

D.III.282.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Tàm và quý thường được giảng như một cặp thế nhưng có trường hợp nào có tàm mà không có quý hay ngược lại? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2. Có chăng trường hợp một người đa văn (học nhiều) nhưng thiếu trí tuệ (thiếu sự nhận thức bén nhạy)? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 3. Tại sao trí nhớ (ký tinh) theo Phật Pháp thuộc về niệm chứ không phải lả trí tuệ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận  4. Một người tinh cần có hẳn là siêng lao tác chân tay? - ĐĐ Pháp Tín 

Thảo luận 5. Một người thông tuệ có nhất thiết là yếu niềm tin? -  ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận




 III Trắc Nghiệm

Tuesday, August 27, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 28 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưTT Pháp Đăng  
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.4

BẢY PHÁP CẦN ĐOẠN TRỪ

Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā pahātabbā? sattānusayā — kāmarāgānusayo, paṭighānusayo, diṭṭhānusayo, vicikicchānusayo, mānānusayo, bhavarāgānusayo T.3.312, avijjānusayo. ime satta dhammā pahātabbā.
iv) Thế nào là bảy pháp cần được đoạn trừ? Bảy tùy miên: Tham dục tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên. Ðó là bảy pháp cần phải đoạn trừ.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[373] Bảy pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā-dhammā):
Đây là bảy pháp tiềm miên (Anusaya), pháp phiền não ngủ ngầm:
1. Tham dục tiềm miên (Kāmarāgānusaya), lòng tham ái cảnh dục, là phiền não ngủ ngầm, khi có cảnh thích hợp thì bộc phát do đã có tiềm tàng ái dục từ quá khứ. Cần phải hiểu như thế đối với các pháp tiềm miên khác.
2. Phẫn nộ tiềm miên (Paṭighānusaya), lòng sân hận, là phiền não ngủ ngầm...
3. Tà kiến tiềm miên (Diṭṭhānusaya), kiến chấp sai lầm, là phiền não ngủ ngầm...
4. Hoài nghi tiềm miên (Vicikicchānusaya), tâm hoang mang ngờ vực, là thứ phiền não ngủ ngầm...
5. Kiêu mạn tiềm miên (Mānānusaya), lòng kiêu căng tự đắc, là thứ phiền não ngủ ngầm...
6. Tham hữu tiềm miên (Bhavarāgānusaya), tâm ái chấp sanh hữu, là thứ phiền não ngủ ngầm...
7. Vô minh tiềm miên (Avijjānusaya), tính mê muội, là thứ phiền não ngủ ngầm...
D.III.254, 282; A.IV.8; Vbh.383.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận  1. Người tu tập nên làm gì để “chuẩn bị đối phó” với phiền não tiềm miên? - ĐĐ Pháp Tín 

Thảo luận 2. Phải chăng sự nghèo khổ thiếu thốn thường gây ra nhiều phiền não hơn lúc đầy đủ? - TT Pháp Tân 


Thảo luận 3. Vô minh vốn hiện diện hầu như mọi lúc mọi nơi. Vô minh tiềm miên ở đây có phải nói về “những giây phút lạc lòng, mê tối” hơn là ý nghĩa vô minh trong ý nghĩa “vô minh duyên hành”? - TT Pháp Tân 

Thảo luận  4. Thay vì nghĩ rằng phiền não vốn ngũ ngầm chúng ta có cái nhìn mỗi chúng sanh đều có Phật tánh (bodhicitta) để cuộc sống tích cực, lạc quan hơn? - TT Pháp Đăng 


Thảo luận 5. Theo Phật học thì sân và phẫn nộ khác nhau thế nào? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Đề tài phiền não tiềm miên gợi nhắc chúng ta ý nghĩa nào sau đây?
 A. Những phiền não hiện chưa có không có nghĩa là sẽ không có / 
B. Một khi gặp đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh, thiếu cảnh giác thì phiền não sẽ bộc phát mãnh liệt không ngờ /
 C. Chưa chứng thánh quả thì đừng tin tâm mình / 
D. Cả ba ý nghĩa trên.

 ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm  1: D

 Trắc nghiệm 2. Khi phiền não chưa hiện khởi, theo Tam Tạng Pali, thì nằm ẩn núp ở đâu? 
A. Chứa đựng ở tàng thức (hay a lại da thức) /
 B. Không nên nói ở đâu như không thể nói khi cây xoài chưa ra hoa thì trái xoài nằm ở đâu trong thân cây xoài 
/ C. Tiềm miên nên được hiểu là “có khả năng sanh khởi” chứ không có nghĩa là “nằm chờ sẳn đâu đó” như nói là “hai phiến đá chạm mạnh nhau sanh ra lửa chứ không phải lửa nằm sẳn trong đá” / 
D. Câu B và C đúng

 TT Pháp Tân cho đáp án  trắc nghiệm 2 : D

Trắc nghiệm 3. Bảy phiền não tiềm miên:L tham dục tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên mang đặc tính nào sau đây so với những phiền não tùy miên ( như bỏn xẻn, hôn trầm …) ? 
A. Có thể bộc phát cực mạnh không ngờ / 
B. Rất khó phòng ngừa / 
C. Chưa sanh vì chưa hội đủ điều kiện / 
D. Cả ba câu trên


TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 3 : D.

Bài học. Thứ Ba ngày 27 tháng 8,2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưTT Tuệ Quyền  
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.3

BẢY PHÁP CẦN PHẢI BIẾN TRI

Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā pariññeyyā? satta viññāṇaṭṭhitiyo — santāvuso, sattā nānattakāyā nānattasaññino, seyyathāpi manussā ekacce ca devā ekacce ca vinipātikā. ayaṁ paṭhamā viññāṇaṭṭhiti.
“santāvuso V.3.232, sattā nānattakāyā ekattasaññino, seyyathāpi devā brahmakāyikā paṭhamābhinibbattā. ayaṁ dutiyā viññāṇaṭṭhiti.
“santāvuso, sattā ekattakāyā nānattasaññino, seyyathāpi devā ābhassarā. ayaṁ tatiyā viññāṇaṭṭhiti.
“santāvuso, sattā ekattakāyā ekattasaññino, seyyathāpi devā subhakiṇhā. ayaṁ catutthī viññāṇaṭṭhiti.
“santāvuso, sattā sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā ... pe ... ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanūpagā. ayaṁ pañcamī viññāṇaṭṭhiti.
“santāvuso, sattā sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanūpagā. ayaṁ chaṭṭhī viññāṇaṭṭhiti.
“santāvuso, sattā sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanūpagā. ayaṁ sattamī viññāṇaṭṭhiti. ime satta dhammā pariññeyyā.
    iii) Thế nào là bảy pháp cần phải biến tri? Bảy thức trú. Này các Hiền giả, có các loại hữu tình, thân sai biệt và tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên và một số thuộc đọa xứ. Ðó là loại thức trú thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình thân sai biệt nhưng tưởng đồng loại, như các vị Phạm Chúng thiên vừa mới sanh lần đầu tiên (hay do tu sơ thiền). Ðó là loại thức trú thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, thân đồng loại, nhưng tưởng sai biệt, như chư Quang Âm thiên. Ðó là loại thức trú thứ ba. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thân đồng loại và tưởng đồng loại, như chư Thiên Biến Tịnh thiên. Ðó là loại thức trú thứ tư. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, vượt khỏi mọi tưởng về sắc, điều phục mọi tưởng về sân, không tác ý đến các tưởng sai biệt, chứng Không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Ðó là loại thức trú thứ năm. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình, vượt khỏi hoàn toàn hư không vô biên xứ, chứng thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Ðó là loại thức trú thứ sáu. Này các Hiền giả có những loại hữu tình vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, chứng Vô sở hữu xứ: "Không có vật gì cả". Ðó là loại thức trú thứ bảy.

    Ðó là bảy pháp cần được biến tri.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[372] Bảy pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā):

Đây là bảy thức trú (Viññāṇaṭhiti):

1. Có loài chúng sanh thân dị tưởng dị (Sattā nānattakāyanānattasaññino), như nhân loại và một số chư thiên dục giới. Các chúng sanh này thân tướng khác nhau và tâm hữu phần cũng khác nhau.

2. Có loài chúng sanh thân dị tưởng đồng (Sattā nānattakāy' ekattasaññino), như phạm chúng thiên sơ thiền. Các phạm thiên cõi này có thân tướng khác nhau nhưng đồng một tâm hữu phần.

3. Có loài chúng sanh thân đồng tưởng dị (Sattā ekattakāyanānattasaññino), như chúng sanh quang âm thiên cõi nhị thiền. Các phạm thiên cõi này có thân tướng giống nhau nhưng tâm hữu phần khác nhau.

4. Có loài chúng sanh thân đồng tưởng đồng (Sattā ekattakāyekattasaññino), như chúng sanh biến tịnh thiên. Các phạm thiên cõi này có thân tướng giống nhau và tâm hữu phần cũng giống nhau.

5. Có loài hữu tình sanh trú không vô biên xứ (Sattā ākāsānañcāyatanūpagā), tức là phạm thiên cõi vô sắc không vô biên xứ.

6. Có loài hữu tình sanh trú thức vô biên xứ (Sattā viññāṇañcāyatanūpagā), tức là phạm thiên cõi vô sắc thức vô biên xứ.

7. Có loài hữu tình sanh trú vô sở hữu xứ (Sattā ākiñcaññāyatanūpagā), tức là phạm thiên cõi vô sắc vô sở hữu xứ.

D. III. 253: A.IV.39.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Tại sao bày thức trú là pháp cần được biến tri? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Những loại chúng sanh được nêu trong chánh kinh được xem là ĐƠN CỬ hay là tất cả? (chữ seyyathāpi ở đây dịch: như là) - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Chúng ta thường chấp ngã y cứ trên sự tương đồng hay cá biệt? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Chúng sanh tương đồng hay dị biệt do tư duy hay do nghiệp quá khứ? - ĐĐ Nguyên Thông 

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học

Thào luận 5. Ý nghĩ làm thế nào để thế giới quy về một mối có phải là ý tưởng bệnh hoạn? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 6. Ý muốn lập dị (khác đời) so với ý muốn chạy theo cao trào thì cái nào lành mạnh hơn? - TT Tuệ Quyền



 III Trắc Nghiệm