Wednesday, August 14, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 14 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 15/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 5.10

 
NĂM PHÁP CẦN ĐƯỢC TÁC CHỨNG

Pañca dhammā bahukārā, pañca dhammā bhāvetabbā, pañca dhammā pariññeyyā, pañca dhammā pahātabbā, pañca dhammā hānabhāgiyā, pañca dhammā visesabhāgiyā, pañca dhammā duppaṭivijjhā, pañca dhammā uppādetabbā, pañca dhammā abhiññeyyā, pañca dhammā sacchikātabbā.
Có năm pháp có nhiều tác dụng, có năm pháp cần phải tu tập, có năm pháp cần phải biến tri, có năm pháp cần phải đoạn trừ, có năm pháp chịu phần tai hại, có năm pháp đưa đến thù thắng, có năm pháp rất khó thể nhập, có năm pháp cần được sanh khởi, có năm pháp cần được thắng tri, có năm pháp cần được tác chứng.
katame pañca dhammā sacchikātabbā? pañca dhammakkhandhā — sīlakkhandho, samādhikkhandho, paññākkhandho, vimuttikkhandho, vimuttiñāṇadassanakkhandho. ime pañca dhammā sacchikātabbā. 
x) Thế nào là năm pháp cần được tác chứng? Năm pháp uẩn: Giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn. Ðó là năm pháp cần được tác chứng..

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[269] Năm pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā):
Tức là năm pháp uẩn (Dhammakkhandha):
1. Giới uẩn (Sīlakkhandha), sự tổng hợp pháp môn thuộc phần giới, như là pháp cung kính, pháp phục vụ, biệt giải thoát thu thúc, thân thiện hạnh, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng v.v...
2. Định uẩn (Samādhikhandha), sự tổng hợp pháp môn thuộc phần định, như là dục, cần, tâm, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định...
3. Tuệ uẩn (Paññākhandha), sự tổng hợp pháp môn thuộc phần tuệ, như là trạch pháp, thẩm, đạt tri, chánh kiến, chánh tư duy...
4. Giải thoát uẩn (Vimuttikhandha), sự tổng hợp pháp môn thuộc phần giải thoát, như là sự đoạn trừ, sự ly tham, sự giải thoát, sự thanh tịnh, sự tịch tịnh, sự đoạn diệt, níp-bàn...
5. Giải thoát tri kiến uẩn (Vimuttiñāṇadassana khandha), sự tổng hợp pháp môn thuộc về thánh trí đạt đến giải thoát, như là đạo tuệ, quả tuệ, phản khán tuệ.
Bốn pháp uẩn đầu còn gọi là pháp cốt lõi (Sāra).
D. III.279, A.II.140, A.III.134

ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Hiểu pháp tu như một điều riêng lẻ khác biệt gì với cách hiểu như một hệ thống, một pháp uẩn, một tổng hợp? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Các tầng thiền chứng trong nam phap uan thuoc tâm giải thoát (giải thoát uẩn) hay chánh định (định uẩn)? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Có nên quan niệm sự tu tập có thể viên mãn trong kiếp hiện tại hay phải chờ nhiều đời nhiều kiếp? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Nhiều người quan niệm rằng thời nầy tu tam học không thể chứng đắc do vậy chỉ nên trau dồi  ba la mật. Cái nhìn đó có chính xác chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Nếu con đường tu tập trong Phật pháp là một hành trình có hệ thống thì tại sao có nhiều đệ tử Phật giác ngộ chỉ nhờ nghe một bài kệ? - TT Pháp Tân

Thảo luận 6. Chúng ta có nên tu học bằng cách hướng tới những gì cao siêu nhất hay là nên theo thứ lớp từng thấp lên ? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment