Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 12/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 5.7
NĂM PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP
Pañca dhammā bahukārā, pañca dhammā bhāvetabbā, pañca dhammā pariññeyyā, pañca dhammā pahātabbā, pañca dhammā hānabhāgiyā, pañca dhammā visesabhāgiyā, pañca dhammā duppaṭivijjhā, pañca dhammā uppādetabbā, pañca dhammā abhiññeyyā, pañca dhammā sacchikātabbā.
Có năm pháp có nhiều tác dụng, có năm pháp cần phải tu tập, có năm pháp cần phải biến tri, có năm pháp cần phải đoạn trừ, có năm pháp chịu phần tai hại, có năm pháp đưa đến thù thắng, có năm pháp rất khó thể nhập, có năm pháp cần được sanh khởi, có năm pháp cần được thắng tri, có năm pháp cần được tác chứng.
katame pañca dhammā duppaṭivijjhā? pañca nissaraṇiyā dhātuyo — idhāvuso, bhikkhuno kāme manasikaroto kāmesu cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. nekkhammaṁ kho panassa manasikaroto nekkhamme cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ kāmehi. ye ca kāmapaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi. na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ kāmānaṁ nissaraṇaṁ.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno byāpādaṁ manasikaroto byāpāde cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. abyāpādaṁ kho panassa manasikaroto abyāpāde cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ byāpādena. ye ca byāpādapaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi. na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ byāpādassa nissaraṇaṁ.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno vihesaṁ manasikaroto vihesāya cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. avihesaṁ kho panassa manasikaroto avihesāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ vihesāya. ye ca vihesāpaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi. na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ vihesāya nissaraṇaṁ.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno rūpe manasikaroto rūpesu cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. arūpaṁ kho panassa manasikaroto arūpe cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ rūpehi. ye ca rūpapaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi. na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ rūpānaṁ nissaraṇaṁ.
puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno sakkāyaṁ manasikaroto sakkāye cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. sakkāyanirodhaṁ kho panassa manasikaroto sakkāyanirodhe cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ sakkāyena. ye ca sakkāyapaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi. na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ sakkāyassa nissaraṇaṁ. ime pañca dhammā duppaṭivijjhā.
vii) Thế nào là năm pháp rất khó thể nhập? Năm giới hướng đến giải thoát. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, có tác ý đối với dục vọng, tâm không hướng nhập dục vọng, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi dục vọng. Khi vị này có tác ý đối với ly dục, tâm hướng nhập ly dục, tín lạc, an trú và bị chị phối bởi ly dục, tâm của vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các dục lạc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên, các dục lạc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với các dục vọng.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với sân hận, tâm không hướng nhập sân hận, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sân hận. Khi vị này có tác ý đối với vô sân, tâm hướng nhập vô sân, có tín lạc, có an trú, có bị chi phối bởi vô sân, tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với vô sân. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sân hận.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, có tác ý đối với hại tâm, tâm không hướng nhập hại tâm, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi hại tâm. Khi vị này có tác ý đối với ly hại tâm, tâm hướng nhập ly hại tâm, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi ly hại tâm. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ hại tâm. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với hại tâm, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với hại tâm.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, có tác ý đối với sắc, tâm không hướng nhập vào sắc, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sắc. Khi vị này có tác ý đối với vô sắc, tâm hướng nhập vô sắc, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi vô sắc. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với sắc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, cái nhiệt não khởi lên do duyên với sắc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sắc.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với tự thân, tâm không hướng nhập tự thân, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi tự thân. Khi vị này có tác ý đối với thân diệt, tâm hướng nhập thân diệt, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi thân diệt. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ thân diệt. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với tự thân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với tự thân.
Ðó là năm pháp rất khó thể nhập.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[266] Năm pháp khó thể nhập (Duppaṭivijjhā dhammā):
Tức là năm xuất ly giới (Nissāraṇīyā dhātuyo), tính chất ly khai chướng ngại pháp:
1. Xuất ly các dục (Kāmānaṃ nissaraṇaṃ), tức là tâm giải thoát khỏi sự tham muốn dục lạc. Được như vậy do khéo tu chứng thiền đề mục Bất tịnh (Asubhajhānaṃ).
2. Xuất ly phẫn nộ (Byāpādassa nissaraṇaṃ), tức là tâm giải thoát khỏi sự sân giận. Được như vậy nhờ khéo tu tập thiền đề mục Từ tâm (Mettājhānaṃ).
3. Xuất ly não hại (Vihesāya nissaraṇaṃ), tức là tâm giải thoát khỏi sự não hại. Được như vậy nhờ khéo tu tập thiền đề mục Bi tâm (Karuṇā jhānaṃ).
4. Sự xuất ly các sắc (Rūpānaṃ nissaraṇaṃ), tức là tâm giải thoát khỏi các sắc tưởng. Được như vậy nhờ khéo tu tập, chứng bốn thiền vô sắc (Arūpaj jhānaṃ).
5. Xuất ly hữu thân (Sakkāyanissaraṇaṃ), tức là sự giải thoát khỏi năm thủ uẩn tái sinh trong tương lai. Ở đây một vị đã chứng đắc đạo quả A-la-hán (Arahattamaggaphalaṃ), sự chứng đạt ấy gọi là xuất ly hữu thân.
D.III.239,278, D.A Saṅgītisutta.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Cái hạnh phúc của ngã chấp có lớn hơn so với cái khổ của ngã chấp? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Xin cho một vài đề nghị về phương cách xoá tan hận thù trong lòng? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Tâm lý học Tây phương thường phân loại con người có hai là người nặng khuynh hướng hướng ngoại và người nặng khuynh hướng hướng nội. Theo Phật học thì khuynh hướng cố hữu có thể thay đổi chăng? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment