Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 18/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 6.3
SÁU PHÁP CẦN PHẢI BIẾN TRI
Cha dhammā bahukārā, cha dhammā bhāvetabbā, cha dhammā pariññeyyā, cha dhammā pahātabbā, cha dhammā hānabhāgiyā, cha dhammā visesabhāgiyā, cha dhammā duppaṭivijjhā, cha dhammā uppādetabbā, cha dhammā abhiññeyyā, cha dhammā sacchikātabbā.
Có sáu pháp có nhiều tác dụng, có sáu pháp cần phải tu tập, có sáu pháp cần phải biến tri, có sáu pháp cần phải đoạn trừ, có sáu pháp chịu phần tai hại, có sáu pháp đưa đến thù thắng, có sáu pháp rất khó thể nhập, có sáu pháp cần được sanh khởi, có sáu pháp cần được thắng tri, có sáu pháp cần được tác chứng.
katame cha dhammā pariññeyyā? cha ajjhattikāni āyatanāni — cakkhāyatanaṃ, sotāyatanaṃ, ghānāyatanaṃ, jivhāyatanaṃ, kāyāyatanaṃ, manāyatanaṃ. ime cha dhammā pariññeyyā.
iii) Thế nào là sáu pháp cần phải biến tri? Sáu nội xứ: Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Ðó là sáu pháp cần phải biến tri.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[340] Sáu pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā):
Đây là sáu nội xứ (Ajjhatikāyatana), sáu giác quan để nhận thức đối tượng:
1. Nhãn xứ (Cakkhvāyatana), là mắt hay thần kinh nhãn, giác quan nhìn cảnh sắc.
2. Nhĩ xứ (Sotāyatana), là tai hay thần kinh nhĩ, giác quan nghe tiếng.
3. Tỷ xứ (Ghānayatana), là mũi hay thần kinh tỷ, giác quan ngửi mùi.
4. Thiệt xứ (Jivhāyatana), là lưỡi hay thần kinh thiệt, giác quan nếm vị.
5. Thân xứ (Kāyāyatana), là thần kinh thân, giác quan xúc chạm vật thể.
6. Ý xứ (Mānāyatana), là tâm thức, giác quan suy nghĩ, nhận thức.
Sáu nội xứ, có chỗ dịch là lục nhập hay lục căn (Saḷāyatana); cũng được gọi là quyền (indriya) như nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền. Vì sáu giác quan này có chức năng đặc biệt .
D.III.243; M.III.216; Vbh.70..
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Trạng thái "ngiền " hay nghiền ngập có riêng một giác quan nào hay cả sáu giác quan dều có thể nghiền ngập? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Những cái khổ vì có ,khổ vì không có hay có mà không vừa ý thì cái khổ nào lớn hơn ? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Phải chăng sự đa dạng, phong phú của cuộc sống khiến chúng ta bị chi phối nhiều, phiền não nhiều? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây chính xác khi đề cập về sáu căn?
A. Thu thúc lục căn là một trong tứ thanh tịnh giới trong luật tạng /
B. Sáu căn là một mắt xích trong thập nhị duyên khởi /
C. Những thể tài mười hai xứ, mười tám giới là cơ sở quan trọng để giải thích giáo lý vô ngã và là điểm nổi bật của truyền thống phân tích theo A Tỳ Đàm /
D. Ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho trắc nghiệm 1 : .D.
Trắc nghiệm 2. Đối với người tu Phật một khi sáu căn được được thường phòng hộ với chánh niệm thì câu nào sau đây được xem là đúng?
A. Phòng hộ sáu căn là phòng hộ TOÀN BỘ thân tâm /
B. Hiểu rõ hoạt động của sáu căn là hiểu rõ ẳ hai thế giới chủa quan và khách quan
C. Chánh niệm đối với sáu căn là đủ tỉnh táo đối với tất cả những chỗ phiền não sanh khởi
D. Cả ba câu trên đều đúng
_TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2 : .D.
Trắc nghiệm 3. Nếu chúng ta thường chánh niệm đối với hoạt động của sác căn thì có thể nhận ra điều nào sau đây?
A. Cuộc sống là sự hiện hữu của dòng sanh diệt liên tục tiếp nối.
B. Sáu cảnh đẹp xấu vốn tương đối do nghiệp quả, phiên não chi phối.
C. Chấp nhận thực trạng khả năng làm chủ của chúng ta rất ít.
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3 là: D
Trắc nghiệm 2. Đối với người tu Phật một khi sáu căn được được thường phòng hộ với chánh niệm thì câu nào sau đây được xem là đúng?
A. Phòng hộ sáu căn là phòng hộ TOÀN BỘ thân tâm /
B. Hiểu rõ hoạt động của sáu căn là hiểu rõ ẳ hai thế giới chủa quan và khách quan
C. Chánh niệm đối với sáu căn là đủ tỉnh táo đối với tất cả những chỗ phiền não sanh khởi
D. Cả ba câu trên đều đúng
_TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2 : .D.
Trắc nghiệm 3. Nếu chúng ta thường chánh niệm đối với hoạt động của sác căn thì có thể nhận ra điều nào sau đây?
A. Cuộc sống là sự hiện hữu của dòng sanh diệt liên tục tiếp nối.
B. Sáu cảnh đẹp xấu vốn tương đối do nghiệp quả, phiên não chi phối.
C. Chấp nhận thực trạng khả năng làm chủ của chúng ta rất ít.
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3 là: D
No comments:
Post a Comment