Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.7
BẢY PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP
Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā duppaṭivijjhā? satta sappurisadhammā — idhāvuso, bhikkhu dhammaññū ca hoti atthaññū ca attaññū ca mattaññū ca kālaññū ca parisaññū ca puggalaññū ca. ime satta dhammā duppaṭivijjhā.
vii) Thế nào là bảy pháp rất khó thể nhập? Bảy thượng nhân pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo tri pháp, tri nghĩa, tri ngã, tri lượng, tri thời, tri chúng và tri nhân. Như vậy là bảy pháp rất khó thể nhập.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[376] Bảy pháp khó thể nhập (Duppaṭi-vijjhā dhammā):
Đây là bảy pháp hiền triết, hay pháp bậc chân nhân (Sappurisadhamma):
1. Tri pháp (Dhammaññutā), là biết nhân, biết rõ nguyên nhân sanh ra sự kiện; ở đây, tri pháp cũng có nghĩa là thông suốt giáo lý Phật ngôn gồm chín phần như khế kinh, ứng tụng...
2. Tri nghĩa (Atthaññutā), là biết về quả, biết rõ sự kiện do nhân sanh; ở đây, tri nghĩa cũng có nghĩa là thông hiểu lý của pháp, hiểu nghĩa sâu kín của Phật ngôn.
3. Tri kỷ (Attaññutā), tự biết về bản thân, tức là biết rõ mình có khả năng như vậy, sở trường, sở đoản như vậy.
4. Tri độ (Mattaññutā), biết độ lượng trong việc thọ dụng, khi ăn, khi mặc biết tiết độ chừng mực.
5. Tri thời (Kālaññutā), biết phân bố thời gian thích hợp, biết làm việc cho hợp thời đúng lúc; lúc nào nên làm việc nào, lúc nào nên nói lời nào...
6. Tri hội (Parisaññutā), biết rõ hội chúng chỗ mình đến, biết để ứng xử hợp lý, biết đây là hội chúng quan quyền hoặc đây là hội chúng trí thức hoặc đây là hội chúng thường dân, trong hội chúng này ta nên ngồi, nên nói, nên im lặng như thế nào.
7. Tri bỉ (Puggalaparoparaññutā), biết rõ cá tính trình độ của từng người mà mình tiếp xúc, biết rõ người ấy có khuynh hướng như vậy như thế nào... cần đáp ứng như vầy như thế nào...
Đối với vị tỳ-kheo thành tựu bảy pháp hiền triết này được gọi là vị tỳ-kheo khả kính, khả ái, đáng cúng dường.
D. III. 252, 283: A.IV.113.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Tại sao hai từ vựng dhamma và attha được dịch là pháp và nghĩa mà cũng dịch là nhân và quả? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 1b. Nếu một bậc hiền trí sanh ra trong quốc độ hay thời kỳ không có Phật Pháp thì hai pháp đầu tiên có thể hiểu là có thể hiều là tri nhân, tri quả? Và với bảy pháp, dù không liên hệ tới Phật pháp, thì một người vẫn được gọi là bậc thiện trí? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Biết bản thân có phải là cái nhìn tổng thể về bản thân hay là biết rõ những gì đang xẩy ra ở thân và tâm (như ý nghĩa chữ niệm - sati)? Nói cách khác tri kỷ là biết mình là ai hay là mình đang ở vị trí nào? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment