Wednesday, August 14, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 14 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng & TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 5.9

 
NĂM PHÁP CẦN ĐƯỢC THẮNG TRI

Pañca dhammā bahukārā, pañca dhammā bhāvetabbā, pañca dhammā pariññeyyā, pañca dhammā pahātabbā, pañca dhammā hānabhāgiyā, pañca dhammā visesabhāgiyā, pañca dhammā duppaṭivijjhā, pañca dhammā uppādetabbā, pañca dhammā abhiññeyyā, pañca dhammā sacchikātabbā.
Có năm pháp có nhiều tác dụng, có năm pháp cần phải tu tập, có năm pháp cần phải biến tri, có năm pháp cần phải đoạn trừ, có năm pháp chịu phần tai hại, có năm pháp đưa đến thù thắng, có năm pháp rất khó thể nhập, có năm pháp cần được sanh khởi, có năm pháp cần được thắng tri, có năm pháp cần được tác chứng.
katame pañca dhammā abhiññeyyā? pañca vimuttāyatanāni — idhāvuso, bhikkhuno satthā dhammaṃ deseti aññataro vā garuṭṭhāniyo sabrahmacārī. yathā yathā, āvuso, bhikkhuno satthā dhammaṃ deseti, aññataro vā garuṭṭhāniyo sabrahmacārī, tathā tathā so VAR tasmiṃ dhamme atthappaṭisaṃvedī ca hoti dhammapaṭisaṃvedī ca. tassa atthappaṭisaṃvedino dhammapaṭisaṃvedino pāmojjaṃ jāyati, pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. idaṃ paṭhamaṃ vimuttāyatanaṃ.

♦ “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhuno na heva kho satthā dhammaṃ deseti, aññataro vā garuṭṭhāniyo sabrahmacārī, api ca kho yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena paresaṃ deseti yathā yathā, āvuso, bhikkhu yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena paresaṃ deseti. tathā tathā so tasmiṃ dhamme atthappaṭisaṃvedī ca hoti dhammapaṭisaṃvedī ca. tassa atthappaṭisaṃvedino dhammapaṭisaṃvedino pāmojjaṃ jāyati, pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. idaṃ dutiyaṃ vimuttāyatanaṃ.

♦ “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhuno na heva kho satthā dhammaṃ deseti, aññataro vā garuṭṭhāniyo sabrahmacārī, nāpi yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena paresaṃ deseti. api ca kho, yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena sajjhāyaṃ karoti. yathā yathā, āvuso, bhikkhu yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena sajjhāyaṃ karoti tathā tathā so tasmiṃ dhamme atthappaṭisaṃvedī ca hoti dhammapaṭisaṃvedī ca. tassa atthappaṭisaṃvedino dhammapaṭisaṃvedino pāmojjaṃ jāyati, pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. idaṃ tatiyaṃ vimuttāyatanaṃ.

♦ “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhuno na heva kho satthā dhammaṃ deseti, aññataro vā garuṭṭhāniyo sabrahmacārī, nāpi yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena paresaṃ deseti, nāpi yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena sajjhāyaṃ karoti. api ca kho, yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ cetasā anuvitakketi anuvicāreti manasānupekkhati. yathā yathā, āvuso, bhikkhu yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ cetasā anuvitakketi anuvicāreti manasānupekkhati tathā tathā so tasmiṃ dhamme atthappaṭisaṃvedī ca hoti dhammapaṭisaṃvedī ca. tassa atthappaṭisaṃvedino dhammapaṭisaṃvedino pāmojjaṃ jāyati, pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. idaṃ catutthaṃ vimuttāyatanaṃ.

 “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhuno na heva kho satthā dhammaṃ deseti, aññataro vā garuṭṭhāniyo sabrahmacārī, nāpi yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena paresaṃ deseti, nāpi yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena sajjhāyaṃ karoti, nāpi yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ cetasā anuvitakketi anuvicāreti manasānupekkhati; api ca khvassa aññataraṃ samādhinimittaṃ suggahitaṃ hoti sumanasikataṃ sūpadhāritaṃ suppaṭividdhaṃ paññāya. yathā yathā, āvuso, bhikkhuno aññataraṃ samādhinimittaṃ suggahitaṃ hoti sumanasikataṃ sūpadhāritaṃ suppaṭividdhaṃ paññāya tathā tathā so tasmiṃ dhamme atthappaṭisaṃvedī ca hoti dhammappaṭisaṃvedī ca. tassa atthappaṭisaṃvedino dhammappaṭisaṃvedino pāmojjaṃ jāyati, pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. idaṃ pañcamaṃ vimuttāyatanaṃ. ime pañca dhammā abhiññeyyā. 
ix) Thế nào là năm pháp cần được thắng tri? Năm giải thoát xứ. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, khi nghe bậc Ðạo Sư, hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, vị ấy, đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ nhất.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo không nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Như vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, vị ấy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ hai.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, không được nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác. Vị ấy theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một các rõ ràng, do vậy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ ba.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, không nghe bậc Ðạo sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng. Vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy nên đối với pháp ấy hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ tư.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, không nghe bậc Ðạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy, vị Tỷ kheo đã khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo tùy theo khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ, nên đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, nên khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Ðó là giải thoát xứ thứ năm.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

268] Năm pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā):
Tức là năm giải thoát xứ (Vimuttāyatana), năm nhân tố giúp vị tỳ-kheo đạt đến tâm định tĩnh:
1. Lãnh hội nghĩa văn giáo pháp (Dhamme atthapaṭisaṃvedī ca hoti dhammapaṭisaṃvedī ca), nhờ hiểu nghĩa lý pháp nên sanh hân hoan, nhờ hân hoan nên sanh hỷ tâm, nhờ hỷ tâm nên thân khinh an, nhờ khinh an nên cảm thọ lạc, nhờ cảm thọ lạc nên tâm được định tỉnh.
2. Thuyết pháp rộng rãi đến người khác (Dhammaṃ vitthārena paresaṃ deseti), tùy theo pháp đã nghe, pháp đã học, đem pháp ấy giảng rộng cho người khác biết, nhờ vậy mà càng thâm hiểu giáo lý, nhờ thâm hiểu giáo lý nên sanh hân hoan...
3. Làu thông giáo pháp (Dhammaṃ vitthārena sajjhāyaṃ karoti), pháp nào đã nghe đã học, thuộc làu pháp ấy; nhờ thuộc làu nên thâm nhập nghĩa lý, nhờ thâm nhập nghĩa lý nên sanh hân hoan...
4. Thẩm nghiệm giáo pháp (Dhammaṃ cetasā anuvitakketi anuvicāreti), pháp nào đã nghe đã học, suy tư quán xét pháp ấy; nhờ vậy mà thâm hiểu nghĩa lý pháp, nhờ thâm hiểu nên sanh hân hoan..
5. Khéo nắm giữ định tướng (Samādhinimittaṃ suggahitaṃ hoti), tức là khi tu tập có phát sanh ấn chứng thiền định gì, vị ấy khéo tác ý, khéo gìn giữ ấn chứng tâm định ấy, nhờ khéo nắm giữ ấn chứng tâm định nên sanh hân hoan, nhờ hân hoan nên sanh hỷ tâm, nhờ hỷ tâm nên thân khinh an, nhờ thân khinh an nên cảm thọ lạc, nhờ cảm thọ lạc nên tâm được định tĩnh.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Ngày nay nhiều người quan niệm học thuộc lòng là lối học từ chương lỗi thời. Đức Phật có khuyến khích cách học nằm lòng? - TT Pháp Tân


 Thảo luận 2. Xin chia sẻ vài kinh nghiệm về niềm hân hoan trong sự học hiểu Phật pháp? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Phải chăng có nhiều trường hợp khi  thuyết pháp vị pháp sư cũng nhờ đó mà hiểu đề tài sâu sắc hơn? - TT Tuệ Quyền


 Thảo luận 4. Làm thế nào có thể chiêm nghiệm Phật Pháp trong cuộc sống hằng ngày? - TT Pháp Tân

Thảo luận 5. Tại sao một số người sợ học hỏi? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment