Friday, August 16, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 16 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưĐĐ Pháp Tín & TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 16/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 6.1

 
SÁU PHÁP CÓ NHIỀU TÁC DỤNG

Cha dhammā bahukārā, cha dhammā bhāvetabbā, cha dhammā pariññeyyā, cha dhammā pahātabbā, cha dhammā hānabhāgiyā, cha dhammā visesabhāgiyā, cha dhammā duppaṭivijjhā, cha dhammā uppādetabbā, cha dhammā abhiññeyyā, cha dhammā sacchikātabbā.
Có sáu pháp có nhiều tác dụng, có sáu pháp cần phải tu tập, có sáu pháp cần phải biến tri, có sáu pháp cần phải đoạn trừ, có sáu pháp chịu phần tai hại, có sáu pháp đưa đến thù thắng, có sáu pháp rất khó thể nhập, có sáu pháp cần được sanh khởi, có sáu pháp cần được thắng tri, có sáu pháp cần được tác chứng.
katame cha dhammā bahukārā? cha sāraṇīyā dhammā. idhāvuso, bhikkhuno mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhitaṃ hoti sabrahmacārīsu āvi ceva raho ca, ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati.
 “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhuno mettaṃ vacīkammaṃ ... pe ... ekībhāvāya saṃvattati.
 “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhuno mettaṃ manokammaṃ ... pe ... ekībhāvāya saṃvattati.
“puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu ye te lābhā dhammikā dhammaladdhā antamaso pattapariyāpannamattampi, tathārūpehi lābhehi appaṭivibhattabhogī hoti sīlavantehi sabrahmacārīhi sādhāraṇabhogī, ayampi dhammo sāraṇīyo ... pe ... ekībhāvāya saṃvattati.
“puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu, yāni tāni sīlāni akhaṇḍāni acchiddāni asabalāni akammāsāni bhujissāni viññuppasatthāni aparāmaṭṭhāni samādhisaṃvattanikāni, tathārūpesu sīlesu sīlasāmaññagato viharati sabrahmacārīhi āvi ceva raho ca, ayampi dhammo sāraṇīyo ... pe ... ekībhāvāya saṃvattati.
 “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu yāyaṃ diṭṭhi ariyā niyyānikā niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāya, tathārūpāya diṭṭhiyā diṭṭhi sāmaññagato viharati sabrahmacārīhi āvi ceva raho ca, ayampi dhammo sāraṇīyo piyakaraṇo garukaraṇo, saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattati. ime cha dhammā bahukārā.
i) Thế nào là sáu pháp có nhiều tác dụng? Sáu hòa kính pháp. Này các Hiền giả, ở đây khi vị Tỷ kheo thành tựu từ thân nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ khẩu nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ ý nghiệp trước mặt hay sau lưng, đối với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, đối với các đồ vật được cúng dường một cách hợp pháp cho đến đồ vật nhận trong bình bát, đều đem chia đồng đều giữa các vị Tỷ kheo có giới hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, khi những giới luật của vị này không bị phá hoại, không vi phạm, được kiên trì tuân hành, không có tỳ vết, làm con người được giải thoát, được người trí tán thán, không uế tạp, hướng đến thiền định, vị Tỷ kheo ấy giữ giới hạnh Sa môn như vậy, sống trước mặt hay sau lưng với các vị đồng phạm hạnh như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo sống đời sống được Chánh kiến hướng dẫn, chơn chánh, đoạn diệt khổ đau, vị ấy sống thành tựu với Chánh kiến như vậy, sống với các vị đồng phạm hạnh, trước mặt hay sau lưng, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, trong tranh luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.

Ðó là sáu pháp có nhiều tác dụng.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[338] Sáu pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):
Đây là sáu khả niệm pháp (Sāraṇīyadhamma) cũng gọi là pháp hòa kính, pháp thương tưởng, pháp tạo hòa hợp:
1. Thân nghiệp từ (Mettākāyakamma), sống hành động đối với các bạn đồng phạm hạnh, an trú với tâm từ không hận không sân, dù trước mặt hay sau lưng.
2. Khẩu nghiệp từ (Mettāvacīkamma), có lời nói đối với các bạn đồng phạm hạnh, an trú với tâm từ không hận không sân, dù trước mặt hay sau lưng.
3. Ý nghiệp từ (Mettāmanokamma), có ý nghĩ đối với các bạn đồng phạm hạnh, an trú với tâm từ không hận không sân, dù trước mặt hay sau lưng.
4. Cộng hưởng lợi lộc (Sādhāraṇabhogī), khi có những lợi lộc phát sanh hợp pháp, dù ít hay nhiều, cũng chia sớt cho các bạn đồng phạm hạnh cùng hưởng.
5. Có giới Sa-môn (Sīlasāmaññatā), sống với các bạn đồng tu được thành tựu giới cao thượng đúng theo Sa-môn hạnh, có giới không bị lấm nhơ bể vụn .
6. Có tri kiến Sa-môn (Diṭṭhisāmaññatā), sống với các bạn đồng tu được thành tựu tri kiến cao thượng đúng theo Sa môn hạnh, loại tri kiến bậc thánh, có khả năng đưa đến giải thoát diệt tận khổ đau.
Sáu khả niệm pháp này còn gọi là pháp tạo thân ái (Piyakaraṇa), pháp tạo tương kính (Garukaraṇa), pháp đưa đến đoàn kết, vô tranh, hòa hợp, thống nhất trí (Saṅgah' āvivādāsamaggī - ekabhava-saṃvattanadhamma).
D.III.281; A.III.280.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1.  Xin so sánh pháp lục hoà trong Pali Tạng: thân nghiệp từ hoà, khẩu nghiệp từ hoà, ý nghiệp từ hoà, lợi lộc phân chia đồng đều, cùng có giới hạnh, tương đồng  chánh kiến và lục hoà trong Hán Tạng: thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân:? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Phải chăng pháp lục hoà chỉ có thể áp dụng đối với hàng xuất gia? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Chánh kiến tương đồng nên được hiểu  thế nào? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Sự hài hoà với hội chúng, với cộng đồng có cần thiết cho người tu chăng? - TT Pháp Tân

Thảo luận 5.  Sống hoà thuận trong nếp sống hôm nay có phải là thách thức lớn? - TT Tuệ Quyền


Thảo luận 6.  Phải chăng giải quyết những bất hoà khó hơn là phòng ngăn ngừa sự bất hoà (như câu phòng bệnh hơn chữa bệnh)? - ĐĐ Nguyên Thông



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment