Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 11/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 5.6
NĂM PHÁP THUỘC PHẦN THÙ THẮNG
Pañca dhammā bahukārā, pañca dhammā bhāvetabbā, pañca dhammā pariññeyyā, pañca dhammā pahātabbā, pañca dhammā hānabhāgiyā, pañca dhammā visesabhāgiyā, pañca dhammā duppaṭivijjhā, pañca dhammā uppādetabbā, pañca dhammā abhiññeyyā, pañca dhammā sacchikātabbā.
Có năm pháp có nhiều tác dụng, có năm pháp cần phải tu tập, có năm pháp cần phải biến tri, có năm pháp cần phải đoạn trừ, có năm pháp chịu phần tai hại, có năm pháp đưa đến thù thắng, có năm pháp rất khó thể nhập, có năm pháp cần được sanh khởi, có năm pháp cần được thắng tri, có năm pháp cần được tác chứng.
katame pañca dhammā visesabhāgiyā? pañcindriyāni — saddhindriyaṁ, vīriyindriyaṁ, satindriyaṁ, samādhindriyaṁ, paññindriyaṁ. ime pañca dhammā visesabhāgiyā.
vi) Thế nào là năm pháp hướng đến thù thắng? Năm căn: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Ðó là năm pháp hướng đến thù thắng.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[265] Năm pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāyiyā dhammā):
Tức là ngũ quyền (Pañcindriya), năm pháp có khả năng đặc biệt, pháp trọng yếu để phát triển thiện pháp, pháp có quyền lực trấn áp các tính chất bất thiện:
1. Tín quyền (Saddhindriya), tức là niềm tin tam bảo, một yếu tố khắc chế tâm hoài nghi.
2. Tấn quyền (Viriyindriya), tức là sự dũng mãnh tinh cần, một yếu tố khắc chế tâm biếng nhác thụ động.
3. Niệm quyền (Satindriya), tức là chánh niệm ghi nhớ rõ ràng một yếu tố khắc chế tâm buông thả.
4. Định quyền (Samādhindriya), tức là sự tập trung tư tưởng, trụ tâm vào một cảnh, một yếu tố khắc chế tâm tán loạn.
5. Tuệ quyền (Paññindriya), tức là trí sáng suốt, hiểu biết thấu đáo, minh sát thực tính của danh sắc, một yếu tố khắc chế tâm si mê.
Năm quyền này cũng được gọi là năm lực (Bala), sức mạnh nội tâm.
D.III.239; A.III.10; Vbh.342
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Nếu siêng học Phật Pháp nhưng không siêng tu tập thiền định thì có gọi là có tấn quyền? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Có những người ngồi thiền hằng ngày nhưng vẫn thường quên lãng thì có gọi là yếu kém niệm quyến chăng? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Tại sao có những trường hợp một người càng tập trung tâm định thường bị hôn trầm thuỵ miên? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Trí tuệ do học Phật pháp có tính trong tuệ quyền chăng? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 6. Tại sao sự quân bình năm quyền là điều cần thiết cho hành giả tu thiền? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment