Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.4
BẢY PHÁP CẦN ĐOẠN TRỪ
Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā pahātabbā? sattānusayā — kāmarāgānusayo, paṭighānusayo, diṭṭhānusayo, vicikicchānusayo, mānānusayo, bhavarāgānusayo T.3.312, avijjānusayo. ime satta dhammā pahātabbā.
iv) Thế nào là bảy pháp cần được đoạn trừ? Bảy tùy miên: Tham dục tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên. Ðó là bảy pháp cần phải đoạn trừ.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[373] Bảy pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā-dhammā):
Đây là bảy pháp tiềm miên (Anusaya), pháp phiền não ngủ ngầm:
1. Tham dục tiềm miên (Kāmarāgānusaya), lòng tham ái cảnh dục, là phiền não ngủ ngầm, khi có cảnh thích hợp thì bộc phát do đã có tiềm tàng ái dục từ quá khứ. Cần phải hiểu như thế đối với các pháp tiềm miên khác.
2. Phẫn nộ tiềm miên (Paṭighānusaya), lòng sân hận, là phiền não ngủ ngầm...
3. Tà kiến tiềm miên (Diṭṭhānusaya), kiến chấp sai lầm, là phiền não ngủ ngầm...
4. Hoài nghi tiềm miên (Vicikicchānusaya), tâm hoang mang ngờ vực, là thứ phiền não ngủ ngầm...
5. Kiêu mạn tiềm miên (Mānānusaya), lòng kiêu căng tự đắc, là thứ phiền não ngủ ngầm...
6. Tham hữu tiềm miên (Bhavarāgānusaya), tâm ái chấp sanh hữu, là thứ phiền não ngủ ngầm...
7. Vô minh tiềm miên (Avijjānusaya), tính mê muội, là thứ phiền não ngủ ngầm...
D.III.254, 282; A.IV.8; Vbh.383.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Phải chăng sự nghèo khổ thiếu thốn thường gây ra nhiều phiền não hơn lúc đầy đủ? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Vô minh vốn hiện diện hầu như mọi lúc mọi nơi. Vô minh tiềm miên ở đây có phải nói về “những giây phút lạc lòng, mê tối” hơn là ý nghĩa vô minh trong ý nghĩa “vô minh duyên hành”? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Thay vì nghĩ rằng phiền não vốn ngũ ngầm chúng ta có cái nhìn mỗi chúng sanh đều có Phật tánh (bodhicitta) để cuộc sống tích cực, lạc quan hơn? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. Theo Phật học thì sân và phẫn nộ khác nhau thế nào? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Đề tài phiền não tiềm miên gợi nhắc chúng ta ý nghĩa nào sau đây?
A. Những phiền não hiện chưa có không có nghĩa là sẽ không có /
B. Một khi gặp đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh, thiếu cảnh giác thì phiền não sẽ bộc phát mãnh liệt không ngờ /
C. Chưa chứng thánh quả thì đừng tin tâm mình /
D. Cả ba ý nghĩa trên.
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Khi phiền não chưa hiện khởi, theo Tam Tạng Pali, thì nằm ẩn núp ở đâu?
A. Chứa đựng ở tàng thức (hay a lại da thức) /
B. Không nên nói ở đâu như không thể nói khi cây xoài chưa ra hoa thì trái xoài nằm ở đâu trong thân cây xoài
/ C. Tiềm miên nên được hiểu là “có khả năng sanh khởi” chứ không có nghĩa là “nằm chờ sẳn đâu đó” như nói là “hai phiến đá chạm mạnh nhau sanh ra lửa chứ không phải lửa nằm sẳn trong đá” /
D. Câu B và C đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2 : D
Trắc nghiệm 3. Bảy phiền não tiềm miên:L tham dục tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên mang đặc tính nào sau đây so với những phiền não tùy miên ( như bỏn xẻn, hôn trầm …) ?
A. Có thể bộc phát cực mạnh không ngờ /
B. Rất khó phòng ngừa /
C. Chưa sanh vì chưa hội đủ điều kiện /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 3 : D.
No comments:
Post a Comment