Saturday, August 10, 2019

Bài học. Thứ Bảy ngày 10 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 5.5

 
NĂM PHÁP CHỊU PHẦN TAI HẠI

Pañca dhammā bahukārā, pañca dhammā bhāvetabbā, pañca dhammā pariññeyyā, pañca dhammā pahātabbā, pañca dhammā hānabhāgiyā, pañca dhammā visesabhāgiyā, pañca dhammā duppaṭivijjhā, pañca dhammā uppādetabbā, pañca dhammā abhiññeyyā, pañca dhammā sacchikātabbā.
Có năm pháp có nhiều tác dụng, có năm pháp cần phải tu tập, có năm pháp cần phải biến tri, có năm pháp cần phải đoạn trừ, có năm pháp chịu phần tai hại, có năm pháp đưa đến thù thắng, có năm pháp rất khó thể nhập, có năm pháp cần được sanh khởi, có năm pháp cần được thắng tri, có năm pháp cần được tác chứng.
katame pañca dhammā hānabhāgiyā? pañca cetokhilā — idhāvuso, bhikkhu satthari kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati. yo so, āvuso, bhikkhu satthari kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya . ayaṁ paṭhamo cetokhilo. puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu dhamme kaṅkhati vicikicchati ... pe ... saṅghe kaṅkhati vicikicchati ... pe ... sikkhāya kaṅkhati vicikicchati ... pe ... sabrahmacārīsu kupito hoti anattamano āhatacitto khilajāto, yo so, āvuso, bhikkhu sabrahmacārīsu kupito hoti anattamano āhatacitto khilajāto, tassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. yassa cittaṁ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. ayaṁ pañcamo cetokhilo. ime pañca dhammā hānabhāgiyā.
v) Thế nào là năm pháp chịu phần tai hại? Năm tâm hoang vu. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Ðạo Sư. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Ðạo Sư, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Khi tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn, như vậy gọi là tâm hoang vu thứ nhất. Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo nghi ngờ ... đối với Pháp... đối với Tăng... đối với học Pháp... Lại nữa vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu. Này các Hiền giả, khi một vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Như vậy gọi là tâm hoang vu thứ năm.

Ðó là năm pháp chịu phần tai hại.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[264] Năm pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyā dhammā):
Tức là năm tâm hoang vu (Cetokhila):
1. Hoài nghi bậc Đạo Sư (Satthari kaṅkhati), là nghi ngờ, thiếu lòng tin nơi Đức Phật.
2. Hoài nghi Giáo pháp (Dhamme kaṅkhati), là nghi ngờ, thiếu lòng tin nơi lời dạy của Đức Phật, không tin chắc hiệu năng giáo pháp.
3. Hoài nghi Tăng chúng (Saṅghe kaṅkhati), là nghi ngờ, thiếu lòng tin nơi sự thanh tịnh và vai trò của giáo hội tỳ-kheo đệ tử Phật.
4. Hoài nghi Học giới (Sikkhāya kaṅkhati), là nghi ngờ pháp môn tu tập, thiếu lòng tin đối với giới học, định học, tuệ học.
5. Phẫn nộ với Bạn đồng phạm hạnh (Sabrahmacārīsu kupito hoti), có tâm hiềm khích, bất mãn đối với các vị đồng tu.
Khi một vị tỳ-kheo sống với tâm nghi ngờ bậc Đạo Sư v.v... thì vị ấy không chuyên cần nỗ lực để tu tập, không hướng đến mục đích, không thiết tha sống phạm hạnh. Nên gọi đó là tâm hoang vu.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Niềm tin thế nào để không rơi vào cuồng tín, cả tin? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Tại sao có niềm tin vảo học giới được kể riêng thay vì nằm trong “niềm tin vào giáo pháp”? Một người phân vân về pháp mình đang thực hành, như cách niệm hơi thờ học từ đâu đó, thì có gọi là hoài nghi giáo pháp? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Tin tưởng vào một vị sư có được gọi là niềm tin Tăng bảo? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 4. Nghi ngờ một người làm điều gì sai trái thì có nằm trong phiền não nghi hoặc (như thường được nói là tham, sân, si, mạn, nghi…)? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 5. Tại sao trong 5 tâm hoang vu có điều “phẫn nộ với bạn đồng phạm hạnh” thay vì “ngờ vực bạn đồng phạm hạnh”? - TT Giác Đẳng



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment