Wednesday, August 21, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 21 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 21/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 6.7

SÁU PHÁP KHÓ THỂ NHẬP

Cha dhammā bahukārā, cha dhammā bhāvetabbā, cha dhammā pariññeyyā, cha dhammā pahātabbā, cha dhammā hānabhāgiyā, cha dhammā visesabhāgiyā, cha dhammā duppaṭivijjhā, cha dhammā uppādetabbā, cha dhammā abhiññeyyā, cha dhammā sacchikātabbā.
Có sáu pháp có nhiều tác dụng, có sáu pháp cần phải tu tập, có sáu pháp cần phải biến tri, có sáu pháp cần phải đoạn trừ, có sáu pháp chịu phần tai hại, có sáu pháp đưa đến thù thắng, có sáu pháp rất khó thể nhập, có sáu pháp cần được sanh khởi, có sáu pháp cần được thắng tri, có sáu pháp cần được tác chứng.
(cha) “katame cha dhammā duppaṭivijjhā? cha nissaraṇiyā dhātuyo — idhāvuso, bhikkhu evaṃ vadeyya — ‘mettā hi kho me, cetovimutti bhāvitā bahulīkatā yānīkatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā, atha ca pana me byāpādo cittaṃ pariyādāya tiṭṭhatī’ti. so ‘mā hevaṃ’ tissa vacanīyo ‘māyasmā evaṃ avaca, mā bhagavantaṃ abbhācikkhi. na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ, na hi bhagavā evaṃ vadeyya. aṭṭhānametaṃ āvuso anavakāso yaṃ mettāya cetovimuttiyā bhāvitāya bahulīkatāya yānīkatāya vatthukatāya anuṭṭhitāya paricitāya susamāraddhāya. atha ca panassa byāpādo cittaṃ pariyādāya ṭhassatīti, netaṃ ṭhānaṃ vijjati. nissaraṇaṃ hetaṃ, āvuso, byāpādassa, yadidaṃ mettācetovimuttī’ti.
“idha panāvuso, bhikkhu evaṃ vadeyya — ‘karuṇā hi kho me cetovimutti bhāvitā bahulīkatā yānīkatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā. atha ca pana me vihesā cittaṃ pariyādāya tiṭṭhatī’ti. so — ‘mā hevaṃ’ tissa vacanīyo, ‘māyasmā evaṃ avaca, mā bhagavantaṃ abbhācikkhi ... pe ... nissaraṇaṃ hetaṃ, āvuso, vihesāya, yadidaṃ karuṇācetovimuttī’ti.
“idha panāvuso, bhikkhu evaṃ vadeyya — ‘muditā hi kho me cetovimutti bhāvitā ... pe ... atha ca pana me arati cittaṃ pariyādāya tiṭṭhatī’ti. so — ‘mā hevaṃ’ tissa vacanīyo ‘māyasmā evaṃ avaca ... pe ... nissaraṇaṃ hetaṃ, āvuso aratiyā, yadidaṃ muditācetovimuttī’ti.
 “idha panāvuso, bhikkhu evaṃ vadeyya — ‘upekkhā hi kho me cetovimutti bhāvitā ... pe ... atha ca pana me rāgo cittaṃ pariyādāya tiṭṭhatī’ti. so — ‘mā hevaṃ’ tissa vacanīyo ‘māyasmā evaṃ avaca ... pe ... nissaraṇaṃ hetaṃ, āvuso, rāgassa yadidaṃ upekkhācetovimuttī’ti.
“idha panāvuso, bhikkhu evaṃ vadeyya — ‘animittā hi kho me cetovimutti bhāvitā ... pe ... atha ca pana me nimittānusāri viññāṇaṃ hotī’ti. so — ‘mā hevaṃ’ tissa vacanīyo ‘māyasmā evaṃ avaca ... pe ... nissaraṇaṃ hetaṃ, āvuso, sabbanimittānaṃ yadidaṃ animittā cetovimuttī’ti.
“idha panāvuso, bhikkhu evaṃ vadeyya — ‘asmīti kho me vigataṃ, ayamahamasmīti na samanupassāmi, atha ca pana me vicikicchākathaṃkathāsallaṃ cittaṃ pariyādāya tiṭṭhatī’ti. so — ‘mā hevaṃ’ tissa vacanīyo ‘māyasmā evaṃ avaca, mā bhagavantaṃ abbhācikkhi, na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ, na hi bhagavā evaṃ vadeyya. aṭṭhānametaṃ, āvuso, anavakāso yaṃ asmīti vigate ayamahamasmīti asamanupassato. atha ca panassa vicikicchākathaṃkathāsallaṃ cittaṃ pariyādāya ṭhassati, netaṃ ṭhānaṃ vijjati. nissaraṇaṃ hetaṃ, āvuso, vicikicchākathaṃkathāsallassa, yadidaṃ asmimānasamugghāṭo’ti. ime cha dhammā duppaṭivijjhā.
vii) Thế nào là sáu pháp rất khó thể nhập? Sáu xuất ly giới. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy sân tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà sân tâm vẫn ngự trị, an trú, sự kiện không thể xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, từ tâm giải thoát có khả năng giải thoát sân tâm.

Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy hại tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà hại tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, bi tâm giải thoát có khả năng giải thoát hại tâm.
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, bất lạc tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, hỷ tâm giải thoát có khả năng giải thoát bất lạc tâm.
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy tham tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần mà tham tâm vẫn ngự trị an trú, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, xả tâm giải thoát, có khả năng giải thoát tham tâm.
Này các Hiền giả, lại nữa ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy thức của tôi vẫn chạy theo các tướng". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, mà thức vẫn chạy theo các tướng, sự kiện không xảy ra như vậy. Này các Hiền giả, vô tướng tâm giải thoát có khả năng giải thoát tất cả tướng.
Này các Hiền giả, lại nữa, ở đây vị Tỷ kheo nói như sau: "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp nhận. Tuy vậy mũi tên nghi ngờ do dự vẫn ám ảnh an trú nơi tôi". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Ðại Ðức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy". Này các Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. "Quan điểm "tôi có mặt" bị tôi từ khước. Quan điểm "tôi là cái này" không được tôi chấp thuận. Tuy vậy nghi ngờ, do dự vẫn ám ảnh, an trú nơi tôi". Sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, chính nhờ khước từ sự ngạo mạn "tôi có mặt", mà mũi tên do dự nghi ngờ được giải thoát.
Ðó là sáu pháp rất khó thể nhập.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[344] Sáu pháp khó thể nhập (Duppaṭivij-jhā dhammā):

Đây là sáu xuất ly giới (Nissāraṇīyā dhātuyo):
1. Xuất ly sân hận là từ tâm giải thoát (Nissa-raṇaṃ vyāpādassa yadidaṃ mettā cetovimutti).
2. Xuất ly não hại là bi tâm giải thoát (Nis-saraṇaṃ vihesāya yadidaṃ karuṇā cetovimutti).
3. Xuất ly tỵ hiềm là hỷ tâm giải thoát (Nis-saraṇaṃ aratiyā yadidaṃ muditā cetovimutti),
4. Xuất ly tham nhiễm là xả tâm giải thoát (Nissaraṇaṃ rāgassa yadidaṃ upekkhā cetovimutti).
5. Xuất ly nhất thiết tướng là vô tướng giải thoát (Nissaraṇaṃ sabbanimittānaṃ yadidaṃ animittā cetovimutti).
6. Xuất ly mũi tên nghi hoặc là trừ mạn ngã sở (Nissaraṇaṃ vicikicchākathaṅkathāsallassa yadidaṃ asmītimāna-samugghāto).
Sáu xuất ly giới này là sáu sự kiện khó quán triệt và khó tu chứng nên gọi là sáu pháp khó thể nhập.
D.III. 247, 280.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận  1. Tại sao tham nhiễm là trạng thái đối lập với xả vô lượng tâm ? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Làm thế nào để tu tập vô tướng tâm giải thoát? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. Có thể chăng để cùng lúc khởi tâm bi mẫn chúng sanh này mặc dù có hận thù với chúng sang khác ? - TT Tuệ Quyền 

Thảo luận 4. Tại sao con người có thể dễ phát tâm từ bi với người đau khổ , thất bại nhưng khó tùy hỷ với người thành công hạnh phúc? - ĐĐ Nguyên Thông 


Thảo luận 5. Phải chăng cái nhìn của chúng ta đối với người khác có ành hưởng lớn đến đời sống tu tập bản thân? - TT Tuệ Quyền 

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment