Friday, August 23, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 23 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưĐĐ Pháp Tín & TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 23/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 6.9

SÁU PHÁP CẦN ĐƯỢC THẤNG TRI

Cha dhammā bahukārā, cha dhammā bhāvetabbā, cha dhammā pariññeyyā, cha dhammā pahātabbā, cha dhammā hānabhāgiyā, cha dhammā visesabhāgiyā, cha dhammā duppaṭivijjhā, cha dhammā uppādetabbā, cha dhammā abhiññeyyā, cha dhammā sacchikātabbā.
Có sáu pháp có nhiều tác dụng, có sáu pháp cần phải tu tập, có sáu pháp cần phải biến tri, có sáu pháp cần phải đoạn trừ, có sáu pháp chịu phần tai hại, có sáu pháp đưa đến thù thắng, có sáu pháp rất khó thể nhập, có sáu pháp cần được sanh khởi, có sáu pháp cần được thắng tri, có sáu pháp cần được tác chứng.
katame cha dhammā abhiññeyyā? cha anuttariyāni — dassanānuttariyaṃ, savanānuttariyaṃ, lābhānuttariyaṃ, sikkhānuttariyaṃ, pāricariyānuttariyaṃ, anussatānuttariyaṃ. ime cha dhammā abhiññeyyā.
ix) Thế nào là sáu pháp cần được thắng tri? Sáu vô thượng chi: Kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi đắc vô thượng, giới vô thượng, hành vô thượng, ức niệm vô thượng. Ðó là sáu pháp cần được thắng tri.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[346] Sáu pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā-dhammā):
Đây là sáu điều cao thượng (Anuttariya):
1. Thấy cao thượng (Dassanānuttariya), tức là sự thấy sự gặp như thế nào làm cho thiện pháp chưa sanh được sanh khởi, làm cho thiện pháp đã sanh được tăng trưởng, như gặp Đức Phật hay gặp các vị đệ tử chân chính của Phật.
2. Nghe cao thượng (Savanānuttariya), tức là sự nghe những gì làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng, như là nghe được pháp của Đức Phật và đệ tử Ngài thuyết.
3. Đắc cao thượng (Lābhānuttariya), tức là có được cái gì mà làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng, như có được bảy tài sản thánh nhân (tín, giới, tàm, quý, văn, thí và tuệ).
4. Học cao thượng (Sikkhānuttariya), là học tập điều gì mà làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng; như là học tập về tăng thượng giới, tăng thượng tâm và tăng thượng tuệ.
5. Phụng sự cao thượng (Pāricariyānuttariya), là phụng sự thế nào làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng, như phụng sự tam bảo, phụng sự lý tưởng, đem lợi ích chính mình và tha nhân.
6. Niệm cao thượng (Anussatānuttariya), là thường suy niệm điều gì mà làm cho thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng, như niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên.
Sáu điều này gọi là cao thượng vì khi thực hiện đúng sẽ dẫn đến an tịnh, lạc trú, và thành tựu lợi ích lớn như thành tựu phước báu, thành tựu giải thoát...

D.III.250,281, A.III.284.326,452. 


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Tại sao sáu pháp cao thượng được gọi là những pháp cần thắng tri? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Pháp phụng sự cao thượng (Pāricariyānuttariya) trong đoạn kinh có đi ngược lại với tinh thần phụng sự bình đẳng thường được đề xướng? cũng có người quan niệm ra chính sự phụng sự cho những người tầm thường bất hạnh, bị lãng quên mới “đáng quý hơn”. Quan niệm đó có đúng chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Học có hai bình diện: bề rộng và bề sâu. Nói về sự cần thiết của bề rộng thì kiến thức phổ thông rất cần. Những vị Tăng sĩ có nên được trang bị kiến thức ngoại điển? - TT Pháp Tân

 Thảo luận 4. Một người ưa phiếm luận chuyện thế gian có phải là biểu hiện của thiếu niệm cao thượng? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 5. Một con người cao thượng hay một chánh nhân quân tử trong Phật Pháp được quan niệm là người thế nào? - ĐĐ Pháp Tín & TT Pháp Tân


Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm


No comments:

Post a Comment