Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 19/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 6.4
SÁU PHÁP CẦN PHẢI ĐOẠN TRỪ
Cha dhammā bahukārā, cha dhammā bhāvetabbā, cha dhammā pariññeyyā, cha dhammā pahātabbā, cha dhammā hānabhāgiyā, cha dhammā visesabhāgiyā, cha dhammā duppaṭivijjhā, cha dhammā uppādetabbā, cha dhammā abhiññeyyā, cha dhammā sacchikātabbā.
Có sáu pháp có nhiều tác dụng, có sáu pháp cần phải tu tập, có sáu pháp cần phải biến tri, có sáu pháp cần phải đoạn trừ, có sáu pháp chịu phần tai hại, có sáu pháp đưa đến thù thắng, có sáu pháp rất khó thể nhập, có sáu pháp cần được sanh khởi, có sáu pháp cần được thắng tri, có sáu pháp cần được tác chứng.
katame cha dhammā pahātabbā? cha taṇhākāyā — rūpataṇhā, saddataṇhā, gandhataṇhā, rasataṇhā, phoṭṭhabbataṇhā, dhammataṇhā. ime cha dhammā pahātabbā.
iv) Thế nào là sáu pháp cần phải đoạn trừ? Sáu ái thân: Sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Ðó là sáu pháp cần phải đoạn trừ.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[341] Sáu pháp cần được đoạn trừ (Pahātabbā dhammā):
Đây là sáu ái thân (Taṇhākāya), sự tham muốn đối với nội thân hay ngoại thân qua sáu cảnh:
1. Ái sắc (Rūpataṇhā), tham luyến đối với sắc tự thân hay sắc ngoại thân.
2. Ái thinh (Saddataṇhā), tham luyến đối với tiếng tự thân hay ngoại thân.
3. Ái hương (Gandhataṇhā), tham luyến đối với mùi tự thân hay ngoại thân.
4. Ái vị (Rasataṇhā), tham luyến đối với vị tự thân hay ngoại thân.
5. Ái xúc (Phoṭṭhabbataṇhā), tham luyến đối với xúc tự thân hay ngoại thân.
6. Ái pháp (Dhammataṇhā), tham luyến đối với tính chất hoặc tính tình tự thân hay ngoại thân.
D. III. 244, 280; S.II.3; Vbh.102.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Sự nguy hiểm của dục lạc phải chăng không hẳn là hiểm hoạ từ bên ngoài? -TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Có người lập luận: đối với các dục càng né tránh thì càng dễ bị chi phối. Cái nhìn đó có đúng theo thực tế ? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Người ta thường phân ra thú vui nặng vật chất và thú vui nghiêng về tinh thần. Uống rượu nghiêng về vật chất, uống trà nghiêng về tinh thần, đi casino bài bạc nghiêng về vật chất, chơi cây cảnh nghiêng ve tinh than. quan niệm đó có phù hợp với Phật pháp chăng? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. Có đúng chăng khi nói là sự đam mê năm ngoại cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc tuy thô nhưng ít nguy hiểm hơn là đam mê thi phú, triết lý, nghệ thuật? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment