Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 7.2
BẢY PHÁP CẦN PHẢI TU TẬP
Satta dhammā bahukārā, satta dhammā bhāvetabbā, satta dhammā pariññeyyā, satta dhammā pahātabbā, satta dhammā hānabhāgiyā, satta dhammā visesabhāgiyā, satta dhammā duppaṭivijjhā, satta dhammā uppādetabbā, satta dhammā abhiññeyyā, satta dhammā sacchikātabbā.
Có bảy pháp có nhiều tác dụng, có bảy pháp cần phải tu tập, có bảy pháp cần phải biến tri, có bảy pháp cần phải đoạn trừ, có bảy pháp chịu phần tai hại, có bảy pháp đưa đến thù thắng, có bảy pháp rất khó thể nhập, có bảy pháp cần được sanh khởi, có bảy pháp cần được thắng tri, có bảy pháp cần được tác chứng.
katame satta dhammā bhāvetabbā? satta sambojjhaṅgā — satisambojjhaṅgo, dhammavicayasambojjhaṅgo, vīriyasambojjhaṅgo, pītisambojjhaṅgo, passaddhisambojjhaṅgo, samādhisambojjhaṅgo, upekkhāsambojjhaṅgo ime satta dhammā bhāvetabbā.
ii) Thế nào là bảy pháp cần tu tập? Bảy giác chi: Niệm Giác chi, Trạch pháp Giác chi, Tinh tấn Giác chi, Hỷ Giác chi, Khinh an Giác chi, Ðịnh Giác chi, Xả Giác chi. Ðó là bảy pháp cần phải tu tập
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[371] Bảy pháp cần tu tập (Bhāvetabba-dhammā):
Đây là bảy giác chi, chi phần của sự giác ngộ (Bojjhaṅga, sambojjhaṅga):
1. Niệm giác chi (Satisambojjhaṅga), ghi nhận bén nhạy trong đề mục đang tu tập.
2. Trạch pháp giác chi (Dhammavicayasamboj-jhaṅga), trí thẩm sát danh sắc, nhận thức sâu sắc, liễu tri chân thực tính chất pháp là vô thường, khổ v.v...
3. Cần giác chi (Vicayasambojjhaṅga), sự nỗ lực, sự nhiệt tâm, tinh tấn dõng mãnh không lui sụt việc phát huy chánh niệm tỉnh giác trong đề mục.
4. Hỷ giác chi (Pītisambojjhaṅga), sự hưng phấn, phỉ lạc, tâm hân hoan khi an trú trong đề mục.
5. Tịnh giác chi (Passaddhisambojjhaṅga), sự yên tịnh thân tâm, vắng lặng thân tâm, tức là nội tâm không bị xáo trộn bức xúc.
6. Định giác chi (Samādhisambojjhaṅga), sự tập chú trên đề mục, tâm vững trú trên đề mục, không tán loạn, không giao động.
7. Xả giác chi (Upekkhāsambojjhaṅga), sự dung hòa của tâm, trạng thái an nhiên bình thản đối với hiện trạng sanh diệt của pháp hữu vi, không bồn chồn lo âu.
D.III. 251, 282; Vbh. 277.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
A. Bảy bước đưa đến giác ngộ /
B. Bảy thành tố của tuệ giác /
C. Bảy điều kiện để tu chứng /
D. Bảy thành quả của giác ngộ giải thoát
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1: B
Trắc nghiệm 2. Câu nào dưới đây nói chính xác về niệm giác chi?
A. Bén nhạy tỉnh giác với thực tại nhất là những gì đang xẩy ra ở thân và tâm/
B. Chuyên niệm nhập tâm danh hiệu Phật hay thần chú /
C. Thường tự nhắc trong lòng nguyên tắc nào đó /
D. Lập đi lập lại bằng lời một điều gì
Trắc nghiệm 3. Trạch pháp giác chi mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Khả năng thẩm sát /
B. Khả năng phân biệt /
C. Khả năng tinh tế /
D. Cả ba câu a, b và c
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3 :D.
Trắc nghiệm 4. Thí dụ nào sau đây có thể dùng để nói lên ý nghĩa của cần giác chi?
A. Chân ga /
B. bốn bánh xe /
C. Phân khối hay mã lực của máy/
D. Trọng tải chuyên chở
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 4 :A.
Trắc nghiệm 5. Hỷ hay hân hoan trong bảy giác chi có công năng nào sau đây?
A. Hưởng thụ quá trình tu tập /
B. Thoải mái, dễ chịu trong sự tu tập /
C. Hào hứng trong sự tu tập /
D. Tin tưởng mạnh mẽ những gì mình làm
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 5 :B.
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment