Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 8/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 5.3
NĂM PHÁP CẦN PHẢI BIẾN TRI
Pañca dhammā bahukārā, pañca dhammā bhāvetabbā, pañca dhammā pariññeyyā, pañca dhammā pahātabbā, pañca dhammā hānabhāgiyā, pañca dhammā visesabhāgiyā, pañca dhammā duppaṭivijjhā, pañca dhammā uppādetabbā, pañca dhammā abhiññeyyā, pañca dhammā sacchikātabbā.
Có năm pháp có nhiều tác dụng, có năm pháp cần phải tu tập, có năm pháp cần phải biến tri, có năm pháp cần phải đoạn trừ, có năm pháp chịu phần tai hại, có năm pháp đưa đến thù thắng, có năm pháp rất khó thể nhập, có năm pháp cần được sanh khởi, có năm pháp cần được thắng tri, có năm pháp cần được tác chứng.
katame pañca dhammā pariññeyyā? pañcupādānakkhandhā {seyyathīdaṁ (sī. syā. kaṁ. pī.)} — rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho viññāṇupādānakkhandho. ime pañca dhammā pariññeyyā.
iii) Thế nào là năm pháp cần phải biến tri? Năm thủ uẩn: sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Ðó là năm pháp cần phải biến tri.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[262] Năm pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā):
Tức là năm thủ uẩn (Pañcupādānakkhandha):
1. Sắc thủ uẩn (Rūpūpādānakkhandha), tức là bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần, ngoại phần, thô tế, xa hoặc gần, mà bị chấp thủ, thành cảnh lậu.
2. Thọ thủ uẩn (Vedanūpādānakkhandha), tức là bất cứ thọ gì thuộc quá khứ... xa hoặc gần, mà bị chấp thủ, thành cảnh lậu.
3. Tưởng thủ uẩn (Saññūpādānakkhandha), tức là bất cứ tưởng gì thuộc quá khứ... xa hoặc gần, mà bị chấp thủ, thành cảnh lậu.
4. Hành thủ uẩn (Saṅkhārūpādānakkhandha), tức là bất cứ hành gì thuộc quá khứ... xa hoặc gần, mà bị chấp thủ, thành cảnh lậu.
5. Thức thủ uẩn (Viññāṇūpādānakkhandha), tức là bất cứ thức gì thuộc quá khứ... xa hoặc gần, mà bị chấp thủ, thành cảnh lậu.
Đây là sự phân biệt giữa uẩn (khandha) và thủ uẩn (upādāna): năm uẩn là nói tổng quát danh sắc hữu vi, năm thủ uẩn là nói giới hạn các uẩn còn bị chấp thủ, còn thuộc cảnh lậu.
D. III.278; S.III.47; PS.II.109; Vism.505
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Năm thủ uẩn và chấp thủ năm uẩn khác nhau thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Cùng chi pháp nhưng năm uẩn và danh sắc (Sắc uẩn thuộc sắc; thọ, tưởng, hành, thức thuộc danh) có khác biệt gì? Cùng là danh uẩn nhưng thức uẩn là tâm trong lúc thọ, tưởng, hành là thuộc tánh vậy phải chăng thức uẩn là quan trọng? Cùng là thức uẩn tại sao trong Tạng Kinh nói nhiều về nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức nhưng trong A Tỳ Đàm thì ngũ song thức “chỉ là phần rất nhỏ” của biểu đồ tâm thức? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Năm thủ uẩn là năm pháp cần biến tri phải chăng điều nầy cũng có nghĩa là nên biết rõ chính mình? Làm thế nào để biết rõ thân tâm? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment