Thursday, August 22, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 22 tháng 8, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 22/8/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 6.8

SÁU PHÁP CẦN ĐƯỢC SANH KHỞI

Cha dhammā bahukārā, cha dhammā bhāvetabbā, cha dhammā pariññeyyā, cha dhammā pahātabbā, cha dhammā hānabhāgiyā, cha dhammā visesabhāgiyā, cha dhammā duppaṭivijjhā, cha dhammā uppādetabbā, cha dhammā abhiññeyyā, cha dhammā sacchikātabbā.
Có sáu pháp có nhiều tác dụng, có sáu pháp cần phải tu tập, có sáu pháp cần phải biến tri, có sáu pháp cần phải đoạn trừ, có sáu pháp chịu phần tai hại, có sáu pháp đưa đến thù thắng, có sáu pháp rất khó thể nhập, có sáu pháp cần được sanh khởi, có sáu pháp cần được thắng tri, có sáu pháp cần được tác chứng.
katame cha dhammā uppādetabbā? cha satatavihārā. idhāvuso, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā neva sumano hoti na dummano, upekkhako viharati sato sampajāno. sotena saddaṃ sutvā ... pe ... ghānena gandhaṃ ghāyitvā... jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya neva sumano hoti na dummano, upekkhako viharati sato sampajāno. ime cha dhammā uppādetabbā.
viii) Thế nào là sáu pháp cần phải sanh khởi? Sáu hằng trú pháp. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo mắt thấy sắc không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm tỉnh giác; tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi niếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là sáu pháp cần được sanh khởi.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[345] Sáu pháp cần sanh khởi (Uppādetabbā dhammā):

Đây là sáu pháp hằng trú (Satatavihārā):
1. Khi thấy sắc, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Rūpaṃ disvā upekkhako viharati sato sampajāno).
2. Khi nghe tiếng, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Saddaṃ sutvā upekkhako viharati sato sampajāno).
3. Khi ngửi mùi, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Gandhaṃ ghāyitvā upekkhako viharati sato sampajāno).
4. Khi nếm vị, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Rasaṃ sāyitvā upekkhako viharati sato sampajāno).
5. Khi xúc chạm, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Phoṭṭhabbaṃ phusitvā upekkhako viharati sato sampajāno).
6. Khi thức tri cảnh pháp, an trú xả chánh niệm tỉnh giác (Dhammaṃ viññāya upekkhako viharati sato sampajāno).
D. III.250,281.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Sự bình tâm đối với cảnh do tu tập khác thế nào với sự thản nhiên vô tư lự? - ĐĐ Pháp Tín 


Thảo luận 2. Có chăng trạng thái “cố gắng bình thản”? - TT  Tuệ Quyền

Thảo luận 3. Sống với thái độ quân bình có phải là tránh không để tâm “quá hoan hỷ dù với thiện pháp”? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Nếu nhìn các cảnh đơn thuần là sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp thì có gì khác với cách nhìn thường thức? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận  5. Nên tu tập hay chuẩn bị thế nào để có được bản lãnh bình tâm khi đối mặt với cảnh? - ĐĐ Huy Niệm 

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment