Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng sư: TT Giác Đẳng
Giáo trình Thắng Pháp
Abhidhamma NGÀY 21/6/2020
Những Khái Niệm Cần Làm Quen Trước Khi Học Thắng Pháp
Abhidhamma
Người ta thường
học Thắng Pháp Abhidhamma với sự vận dụng khả năng lý luận và ngôn ngữ vốn có.
Không may là môn học nầy thường có nhiều điều hoàn toàn mới lạ. Vài điểm sau đây
là một số trưng dẫn về những điều mà người nghiên cứu cần làm quen:
Cả hai thế
giới vật thể và tâm thể đều kết cấu bằng những đơn vị cực vi
Từ khi có kính
hiển vi và những phát kiến rộng lớn trong ngành vật lý, nhân loại bắt đầu biết
tới những tế bào sinh học, rồi phân tử, nguyên tử trong thế giới vật chất. Những
đơn vị cực vi nầy tạo thành tất cả những hiện hữu của vật thể mà chúng biết được.
Thắng pháp Abhidhamma cũng dạy như vậy. Nhưng không chỉ có vật chất mà tâm thức
cũng là dòng sinh diệt tiếp nối của những sát na (khana) chỉ khác là trong thế
giới danh pháp thì mỗi sát na tồn tại đo bằng thời gian. Chẳng những vậy mà mỗi tâm sanh diệt
bao gồm nhiều thuộc tánh.
Dòng tiếp
nối sanh diệt cực nhanh
Một tích tắc
có hằng triệu triệu sát na tâm sanh diệt. Như chỉ đọc một câu thơ ngắn mà trong
khoảnh khắc nhận ra từng mẫu tự ráp lại thành từng chữ rồi gom lại thành câu thơ
với bao nhiêu cảm hứng rào rạt. Tất cả chỉ trong một chớp mắt. Rất khó tưởng tưởng
cũng như ngày nay con người làm được những chip điện toán có thể xử lý bao nhiêu
dữ kiện (data) trong một giây.
Sự hỗn hợp
vượt ngoài tưởng tượng
Theo Thắng
Pháp Abhidhamma thì không có sự tồn tại nào của vật chất và tâm thức dù là đơn
vị cực vi như trong một sát na mà chỉ có một pháp đơn thuần tồn tại. Một sát na
tâm đơn giản nhất cũng có tối thiểu 7 thuộc tánh biến hành như xúc, thọ, tưởng,
tư… rất khó để hình dung điều nầy thí dụ như trên đầu đũa dính một chút nước
canh chua nếu đưa vào phòng thí nghiệm người ta sẽ nói trong đó có me, đường, ớt,
ngò om … mới nghe thật khó nghĩ ra nhưng đó là điều cần làm quen khi học môn nầy.
Khái niệm
vĩ mô và quy mô
Trong khái
niệm quy mô (marco) chúng ta thấy nước ở trong ly, trong ao hồ… nhưng với cái
nhìn vĩ mô (micro) thì chúng ta thấy nước trong những hạt vi trần, trong dưỡng
khí cho hơi thở. Kinh Tạng nói xúc duyên cho thọ, rồi tưởng, rồi tư.. Thắng Pháp
Tạng thì nói tất cả tâm đều có xúc, thọ, tưởng, tư… là những thuộc tánh đồng
sanh, đồng diệt. Không phải là có sự mâu thuẫn nhưng cách nói theo vĩ mô có khác
biệt.
Tốt và xấu
không hiểu theo quan niệm luân lý thông thường.
Tốt xấu, thiện
ác theo cách nói của Kinh Tạng thì có vẻ như “rạch ròi” với người học: sát
sanh, trộm cắp là bất thiện; bố thí, trì giới là thiện. Khi đi vào Thắng Pháp
Abhidhamma có thể nghe thí dụ nầy khi một người đang thiết kết một khẩu súng với
sự tinh xảo, khéo léo thì đang dùng “tâm tịnh hảo dục giới”. Nghe rất lạ nhưng
còn lạ hơn khi biết trong những tâm tịnh hảo dục giới đó luôn luôn có những thuộc
tánh tín, niệm, tàm, quý….
Từ vựng cần
được hiểu theo thuật ngữ
Vì những khái
niệm mới lạ khi học Thắng Pháp cần chuẩn bị để hiểu những từ vựng theo thuật ngữ
nghĩa là với cách dùng chuyên môn trong Thắng Pháp thí dụ tâm đổng lực, diễn trình
tâm, tâm hữu phần… Tương tự như khi ngành điện toán tin học phổ thông thì người
ta phải làm quen với những thuật ngữ như giao diện (interface), nhu liệu
(software), ổ cứng (hard drive)…. Một khi đã quen thuộc thì sẽ thấy vốn liếng từ
vựng Phật học phong phú.
Cảm giác
thích và không thích với môn học
Đây là vấn đề
LỚN với nhiều người nghiên cứu Thắng Pháp Abhidhamma. Học vì nghe người khác ca
ngợi nên thích. Khi bắt đầu một thời gian thì không còn thích. Ngay cả phần đông
các vị xuất gia cũng bị vấn đề nầy: thích đọc Kinh Tạng nhưng không thích đọc
Luật Tạng, thích cách nói của thiền tông chứ không ưa hệ thống của A Hàm. Học
Phật không thể dùng cảm tính giống như khi học chương trình phổ thông không nên
vì thích văn học mà phủ nhận giá trị của toán học.
Khana – sát na là đơn vị cực vi của vật chất và tâm thức với
sự tồn tại giữa sanh và diệt. Sát na tâm pháp được tính bằng thời gian. Một tích
tắc giòng tâm thức sanh diệt triệu triệu sát na. Sát na sắc pháp (vật chất) chậm
hơn tâm pháp 17 lần. Mỗi sát na dù tâm pháp hay sắc pháp đều là sự kết hợp của
nhiều thành tố. Có thể hiểu như một phim video hiện trên màn ảnh có những người
vật di dộng thật ra là một cách pháp ra nhiều hình trong mỗi giây (thí dụ 30
frame mỗi giây). Sự sống là giòng hiện hữu của những sát na danh diệt liên tục
tiếp nối với tốc độ nhanh.
Không nên dùng những khái niệm trong Tạng Kinh để hiểu Tạng Thắng Pháp.
Có những đề tài rất quen thuộc trong trong cả hai Tạng Kinh và Tạng Thắng Pháp
thí dụ như ngũ uẩn. Nhưng không nên hiểu giống nhau. Trong Kinh Tạng thì khi quán
sát năm uẩn thì thọ, tưởng, hành, thức được nói riêng biệt theo cách nói đại loại
(macro) trong lúc Tạng Thắng Pháp thì nói cả bốn thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn,
thức uẩn luôn có mặt trong mỗi sát na tâm.
Trong một hạt cải nhỏ bé chứa đựng công
thức bí mật quyết định màu, mùi, vị, hình dạng của cây cải sau nầy. Rất khó tưởng
tượng trong một hạt cải li ti như vậy mà chứa được nhiều thành tố nhưng đó là sự
thật không phủ nhận được. Đôi khi không thể lấy quan niệm thường thức suy diễn
những điểm vô cùng tế nhị.
Tạng Kinh và Tạng Thắng Pháp đề cập về
sự thật với hai phương thức khác nhau người học Phật nêu thấy đó là cách bổ
sung hơn sự trái chống.
Khi học Thắng Pháp Abhidhamma không nên
nghĩ rằng tất cả đều có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày cũng như một người
học ngôn ngữ đàm thoại không cần tất cả kiến thức về văn phạm.
Khoan đặt vấn đề thích hay không thích
theo thường tình khi học Thắng Pháp Abhidhamma. Có nhiều mất hằng chục năm theo
học mới cảm thấy giá trị thật sự của môn học.
Bài học trước là: Nên hiểu Thắng Pháp
- Abhidhamma là gì?
Bài học tiếp theo sẽ là: Những cách
học Thắng Pháp Abhidhamma
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment