Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 13/6/2020
151. Kinh
Khất Thực Thanh Tịnh
(Piṇḍapātapārisuddhi
Sutta)
Khất thực hay trì
bình sự nuôi mạng chân chánh của đời sống sa môn. Tìm thực phẩm nuôi mạng thanh
tịnh vô khuyết phạm cũng là một thử thách cho người tu tập. Bài kinh nầy ghi lại
pháp thoại của Bậc Đại Giác về cái nhìn dung nhiếp giữa ba điểm: đời sống thực
tại, huân tu đạo giải thoát và tánh không. Tánh không là đề tài thường gây nhiều
ngộ nhận thậm chí trong nhiều trường hợp còn dùng như một triết lý phủ bác tất
cả hành trình tu tập mang tánh tiệm tiến. Bài kinh nầy làm sáng tỏ đề tài quan
trọng đó.
1199. Ngay cả một bậc
đại thánh đệ tử khi an trú với không tánh vẫn có sự thể hiện khác thường
Tôn giả Sāriputta sau
giờ thiền định độc cư đến diện kiến Đức Thế Tôn. Mặc dù bình thường vốn là một
bậc viên mãn giải thoát, trí tuệ siêu việt nhưng sau giờ nhập định với không tánh
vẫn toát ra một sự thanh tịnh trong sáng phi phàm ở ngoại hình:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn
ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc
(Kalandakanivāpa). Rồi Tôn giả Sāriputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc
cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi dến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi
xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sāriputta đang ngồi một bên:
-- Này Sāriputta, các
căn của Ông rất sáng suốt, sắc da của Ông thanh tịnh trong sáng. Này Sāriputta,
Ông nay đang phần lớn an trú với loại an trú nào?
-- Bạch Thế Tôn,
con nay đang phần lớn an trú với Không trú.
1200. Tánh không
không phải là hư vô và càng không phải là sự phủ nhận tất cả thiện pháp
Với Tôn giả
Sāriputta, một đại đệ tử đệ nhất trí tuệ và chứng trú không tánh, Đức Phật không
cần phải hướng dẫn phương cách tu tập. Tuy vậy Đức Phật vẫn thuyết pháp như sự
trao truyền lý thuyết nền tảng của giáo pháp, một sự thiết lập chỉ có chư Phật
toàn giác mới làm được. Theo Sớ giải thì sự an trú với không tánh chỉ có những
bậc đại sỹ (mahāpurisa) mới thể nhập được
và những bậc đại sỹ chỉ cho Phật Toàn giác, Phật độc giác và các bậc đại thinh
văn giác. Những vị nầy không chỉ giác ngộ đơn thuần mà là trãi nghiệm đầy đủ các
giai đoạn tu tập và quán triệt từ phần một của hành trình:
-- Lành thay, lành
thay! Này Sāriputta, Ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc
Ðại nhân. Này Sāriputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh. Do
vậy, này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo ước mong rằng: "Mong rằng tôi nay
phần lớn an trú với sự an trú không tánh", thời này các Tỷ-kheo,
Tỷ- kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào
làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường
từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các sắc do mắt
nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm
không?"
Này Sāriputta, nếu
Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng
để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng
ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi
lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta,
Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy. Nhưng này
Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên
con đường ta đã đi... ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt
nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm",
thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan, ngày đêm
tu học trong các thiện pháp.
Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi... ta đi
khất thực trở về, đối với các tiếng do tai nhận thức,.. đối với các
hương do mũi nhận thức,... đối với cácvị do lưỡi nhận thức,... đối
với các xúc do thân nhận thức,... đối với các pháp do ý nhận thức, có
khởi lên dục, tham, sân, si hay hận tâm không?"
Này Sāriputta, nếu
Tỷ-kheo trong khi suy tư biết được như sau: "Trên con đường ta đã
đi... , ta đi khất thực trở về, đối với các tiếng do tai nhận thức,...
đối với các hương do mũi nhận thức,... đối với cácvị do lưỡi nhận
thức,... đối với các xúc do thân nhận thức,... đối với các pháp do ý nhận
thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si, hay hận tâm", thời này
Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.
Nhưng này Sāriputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau:
"Trên con đường ta đã đi..., ta đi khất thực trở về, đối với các
tiếng do tai nhận thức,... đối với các hương do mũi nhận thức,...
đối với cácvị do lưỡi nhận thức,... đối với các xúc do thân nhận
thức,... đối với các pháp do ý nhận thức, không có khởi lên nơi ta dục,
tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an
trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã đoạn tận năm dục trưởng
dưỡng chưa? Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi suy tư được biết
như sau: "Ta chưa đoạn tận năm dục trưởng dưỡng", thời này
Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận năm dục trưởng dưỡng.
Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau:
"Ta đã đoạn tận năm dục trưởng dưỡng", thời này Sāriputta,
Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện
pháp.
Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã đoạn tận năm triền cái
chưa?" Nếu, này Sāriputta, trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như
sau: "Ta chưa đoạn tận năm triền cái", thời này Sariputta,
Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận năm triền cái. Nhưng nếu, này Sāriputta,
Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã đoạn tận năm
triền cái ", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và
hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta có liễu tri năm thủ uẩn chưa?"
Này Sāriputta, nếu trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta
chưa có liễu tri năm thủ uẩn", thời này Sāriputta, Tỷ- kheo ấy
cần phải tinh tán liễu tri năm thủ uẩn. Nhưng nếu, này Sāriputta, trong
khi suy tư, Tỷ-kheo ấy được biết như sau: "Ta đã liễu tri năm
thủ uẩn", thời này Sariputta, vị Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và
hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã tu tập bốn niệm xứ
chưa?" Này Sāriputta, nếu trong khi suy tư, Tỷ-kheo được biết:
"Ta chưa tu tập bốn niệm xứ", thời này Sāriputta, vị Tỷ-kheo
cần phải tinh tấn tu tập bốn niệm xứ. Nhưng nếu, này Sāriputta, trong
khi suy tư Tỷ-kheo được biết như sau: "Ta đã tu tập bốn niệm xứ
", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân
hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập bốn chánh cần chưa?
"... "Ta đã tu tập bốn như ý túc chưa?"... "Ta đã tu tập
năm căn chưa?"... "Ta đã tu tập năm lực chưa?"...
"Ta đã tu tập bảy giác chi chưa?"... Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành
chưa?" Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như
sau: "Ta chưa tu tập Thánh đạo Tám ngành, " thời này Sāriputta
Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập Thánh đạo Tám ngành. Nhưng nếu,
này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu
tập Thánh đạo Tám ngành, " thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải
an trú trong hỷ và hân hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư: "Ta đã tu tập Chỉ và Quán chưa? "
Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được biết như sau: "Ta
chưa tu tập Chỉ và Quán ", thời này Sāriputta, Tỷ- kheo ấy cần
phải tinh tấn tu tập Chỉ và Quán. Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
trong khi suy tư được biết như sau: "Ta đã tu tập Chỉ và Quán
", thời này Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân
hoan, ngày đêm tu học trong các thiện pháp.
Lại nữa, này Sāriputta,
Tỷ-kheo cần phải suy tư như sau: "Ta đã chứng ngộ minh và giải
thoát chưa? " Nếu Tỷ-kheo, này Sāriputta, trong khi suy tư được
biết như sau: "Ta chưa chứng ngộ minh và giải thoát", thời này
Sāriputta, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập minh và giải thoát.
Nhưng nếu, này Sāriputta, Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau:
"Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát ", thời này Sāriputta,
Tỷ-kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các
thiện pháp.
Này Sāriputta, những
Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ đã làm cho khất thực được
thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh
bằng cách suy tư, suy tư như vậy. Này Sāriputta, những Sa-môn hay
Bà-la-môn nào trong thời gian tương lai sẽ làm cho khất thực được thanh
tịnh, tất cả những vị ấy sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh,
bằng cách suy tư, suy tư như vậy. Và này Sāriputta, những Sa-môn,
Bà-la-môn nào trong thơi hiện tại, làm cho khất thực được thanh tịnh,
tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách
suy tư, suy tư như vậy. Vậy này Sāriputta, các Ông cần phải học tập
như sau: "Sau khi suy tư, suy tư, chúng ta sẽ làm cho khất thực
được thanh tịnh". Này Sāriputta, các Ông phải tu tập như vậy.
Thế Tôn thuyết
giảng như vậy. Tôn giả Sāriputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 151
[tóm tắt]
Kinh
Khất Thực Thanh Tịnh
(Piṇḍapātapārisuddhi
Sutta)
(M.iii,
293)
Khi Thế Tôn hỏi Tôn
giả Sāriputta an trú như thế nào, Tôn giả trả lời là an trú ở không.
Thế Tôn tán thán và dạy rằng sự an trú của bậc đại nhân chính là không
tánh, sự an trú ấy sẽ làm cho thanh tịnh đồ khất thực. Và Thế Tôn giảng
thế nào là an trú không tánh.
1/ Vị Tỷ-kheo cần
suy tư như sau: “Trên con đường đi tới chỗ khất thực, tại chỗ ấy và
trên đường về, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, ta có khởi lên dục,
tham, sân, si hay hận tâm hay không?” Nếu thấy có, thì phải tinh tấn đoạn
trừ các pháp bất thiện ấy. Nếu không vị ấy hãy an trú với hỷ và hân
hoan, ngày và đêm tu học trong các thiện pháp.
2/ Vị ấy cần suy
xét, đối với năm dục trưởng dưỡng, đã đoạn tận chưa? Nếu chưa,
cần phải tinh tấn đoạn trừ (như trên).
3/ Đối với năm
triền cái (tham, sân, hôn trầm, trạo cử, nghi) suy tư như trên.
4/ Đối với năm
thủ uẩn, cần suy nghĩ: “Ta đã thấu rõ bản chất năm thủ uẩn chưa?”
Nếu chưa, vị ấy
phải tinh tấn để thấu rõ (... như trên).
5/ Đối với bốn niệm
xứ, đã tu tập chưa?
6/ Đối với chánh
cần (như trên)?
7/ Đối với bốn
như ý túc (như trên)?
8/ Đối với năm
căn?
9/ Đối với sáu
lực?
10/ Đối với bảy
giác chi?
11/ Đối với Thánh
đạo tám ngành?
12/ Đối với chỉ và
quán?
13/ Đối với minh và
giải thoát, ta đã chứng ngộ chưa?
Bằng cách suy tư
như trên, những Sa-môn, Bà-la-môn trong quá khứ, hiện tại, tương lai làm
cho khất thực được thanh tịnh.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 151
[dàn ý]
Kinh
Khất Thực Thanh Tịnh
(Piṇḍapātapārisuddhi
Sutta)
(M.iii,
293)
A. Duyên khởi:
Khi được nghe Tôn giả
Sāriputta thường an trú không tánh, Thế Tôn tán thán Tôn giả Sāriputta và thuyết
kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Trên con đường đi
khất thực, tại chỗ khất thực và khi trở về có khởi lên dục, tham, sân hận, si
không. Nếu có thời tinh tấn đoạn trừ, nếu không thời hoan hỷ ngày đêm tu học
trong thiện pháp.
II. Ta đã đoạn tận 5
dục trưởng dưỡng chưa. Nếu chưa thời tinh tấn đoạn trừ. Nếu đoạn rồi thời hoan
hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
III. Ta đã đoạn tận 5
triền cái chưa. Nếu chưa thời tinh tấn đoạn trừ. Nếu đoạn trừ rồi thời hoan hỷ
ngày đêm tu học trong thiện pháp.
IV. Ta đã liễu tri 5
thủ uẩn chưa. Nếu chưa thời tinh tấn liễu tri 5 thủ uẩn. Nếu liễu tri rồi thời
hoan hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
V. Ta đã tu tập 37
pháp trợ đạo chưa. Nếu chưa thời tinh tấn tu tập. Nếu rồi thì an trú hoan hỷ
ngày đêm tu học trong thiện pháp.
VI. Ta đã chứng ngộ
minh và giải thoát chưa. Nếu chưa thời tinh tấn tu tập minh và giải thoát. Nếu
chứng ngộ rồi thì an trú trong hoan hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
C. Kết luận:
Tôn giả Sāriputta
hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 151
[toát yếu]
Kinh
Khất Thực Thanh Tịnh
(Piṇḍapātapārisuddhi
Sutta)
(M.iii,
293)
I. Toát yếu
The Purification of Almsfood.
The Buddha teaches
Sariputta how a bikkhu should review himself to make himself worthy of
almsfood.
Sự làm sạch đồ ăn khất thực.
Phật dạy Xá-lợi-phất
một tỷ kheo nên quán xét như thế nào để làm cho mình xứng đáng với thực phẩm
xin được.
II. Tóm tắt
Khi đức Thế Tôn ở
Trúc lâm thuộc thành Vương xá, một hôm tôn giả Xá-lợi-phất xuất khỏi thiền định
độc cư, đến hầu Phật. Phật khen các căn của tôn giả thanh tịnh, làn da trong
sáng; và hỏi nay tôn giả phần lớn an trú tâm như thế nào. Tôn giả bạch Phật,
con an trú vào KHÔNG. Phật dạy rất tốt, đấy là sự an trú của bậc đại nhân, tức
là an trú Tánh không.
Rồi Ngài giảng dạy
cách an trú Không:
1. Trên đường đi khất
thực và trở về, nên tự hỏi mình có khởi lên dục tham, sân, si, hận đối với sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp do sáu căn nhận thức hay không. Nếu có, phải tinh tấn
đoạn trừ. Nếu không, nên hoan hỷ ngày đêm tu học các thiện pháp.
2. Lại nên thường tự
xét đã đoạn hay chưa năm dục trưởng dưỡng, năm triền cái?
3. Hiểu thấu đáo năm
uẩn chưa?
4. Ðã tu tập hay
chưa: bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi,
tám thánh đạo, chỉ và quán?
5. Ta đã chứng minh
và giải thoát hay chưa? Tự xét như vậy nếu thấy mình chưa thực hành các pháp ấy
thì nên tinh tấn tu tập. Nếu thấy mình có tu tập các pháp ấy thì hãy hoan hỷ tiến
tu. Như vậy là cách làm cho sự khất thực của mình được thanh tịnh. Ðấy cũng là
cách nghĩ của các sa môn bà-la-môn trong quá khứ, hiện tại, vị lai để làm thanh
tịnh sự khất thực.
III. Chú giải
Muốn xứng đáng với sự
cung ứng về các nhu cầu ăn mặc ở bệnh do xã hội mang lại, một người tu cần ý thức
tỉnh giác về các ô nhiễm khởi lên để đoạn trừ, hoặc không khởi lên thì hân hoan
tu học các thiện pháp.
IV. Pháp số
(không có)
V. Kệ tụng
Khi đức Thế Tôn
Ở vườn Trúc lâm
Thuộc thành Vương xá,
Vào một buổi chiều
Ngài Xá-lợi-phất
Ra khỏi thiền tịnh
Ði đến hầu Phật.
Phật khen tôn giả
Các căn thanh tịnh,
Làn da trong sáng;
Và hỏi tôn giả
Trú tâm thế nào?
Tôn giả bạch Phật,
Con trú vào KHÔNG.
Phật dạy rất tốt,
Ðấy là chỗ trú
Của bậc đại nhân,
Tức trú tánh Không.
Rồi Ngài giảng dạy
Cách an trú Không:
Trên đường khất thực
Và đi trở về,
Nên thường tự hỏi
Mình có khởi lên
Dục tham, sân, hận
Ðối với các sắc,
Thanh hương vị xúc
Do năm căn nhận
Và đối các pháp
Do ý nhận thức?
Nếu có, đoạn liền.
Lại thường tự xét
Ðã đoạn hay chưa
Năm dục trưởng dưỡng,
Và năm triền cái?
Ðã hiểu thấu đáo
Về năm uẩn chưa?
Ðã tu tập chưa,
Bốn pháp niệm xứ,
Chánh cần, thần túc,
Năm căn, năm lực,
Bảy pháp giác chi,
Và tám thánh đạo?
Chỉ quán tu chưa?
Ðã chứng hay chưa
Minh và giải thoát?
Tự xét nếu chưa
Thì nên tinh tấn
Tu các pháp này
Nếu mình đã tu
Thì nên hoan hỷ
Tiến đến thành tựu.
Tự xét như vậy
Chính là cách làm
Cho sự khất thực
Trở thành sạch sẽ
Và đấy cũng là
Ðường lối tư duy
Của các sa môn Và
bà-la-môn
Trong cả ba thời
Quá, hiện, vị lai
Ðể làm thanh tịnh
Phẩm vật xin ăn.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
151. Piṇḍapātapārisuddhisuttaṃ
[Mūla]
438. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho āyasmā sāriputto
sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena
Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ
nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ sāriputtaṃ Bhagavā etadavoca :
''vippasannāni kho te, sāriputta,
indriyāni, parisuddho chavivaṇṇo pariyodāto. Katamena kho tvaṃ, sāriputta,
vihārena etarahi bahulaṃ viharasīti? ''suññatāvihārena kho ahaṃ, bhante,
etarahi bahulaṃ viharāmīti. ''Sādhu, sādhu, sāriputta! mahāpurisavihārena kira
tvaṃ, sāriputta, etarahi bahulaṃ viharasi. Mahāpurisavihāro eso [hesa (sī. syā.
kaṃ. pī.)], sāriputta, yadidaṃ : suññatā. Tasmātiha, sāriputta, bhikkhu sace
ākaṅkheyya : 'suññatāvihārena bahulaṃ [etarahi bahulaṃ (sī. pī.)] vihareyyanti,
tena, sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'yena cāhaṃ maggena gāmaṃ
piṇḍāya pāvisiṃ, yasmiñca padese piṇḍāya acariṃ, yena ca maggena gāmato piṇḍāya
paṭikkamiṃ, atthi nu kho me tattha cakkhuviññeyyesu rūpesu chando vā rāgo vā
doso vā moho vā paṭighaṃ vāpi cetasoti? sace, sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'yena cāhaṃ maggena gāmaṃ piṇḍāya pāvisiṃ,
yasmiñca padese piṇḍāya acariṃ, yena ca maggena gāmato piṇḍāya paṭikkamiṃ,
atthi me tattha cakkhuviññeyyesu rūpesu chando vā rāgo vā doso vā moho vā paṭighaṃ
vāpi cetasoti, tena, sāriputta, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ
dhammānaṃ pahānāya vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno
evaṃ jānāti : 'yena cāhaṃ maggena gāmaṃ piṇḍāya pāvisiṃ, yasmiñca padese piṇḍāya
acariṃ, yena ca maggena gāmato piṇḍāya
paṭikkamiṃ, natthi me tattha cakkhuviññeyyesu rūpesu chando vā rāgo vā doso vā
moho vā paṭighaṃ vāpi cetasoti, tena, sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena
vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
439. ''Puna caparaṃ, sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ
: 'yena cāhaṃ maggena gāmaṃ piṇḍāya pāvisiṃ, yasmiñca padese piṇḍāya acariṃ,
yena ca maggena gāmato piṇḍāya paṭikkamiṃ, atthi nu kho me tattha
sotaviññeyyesu saddesu - pe - ghānaviññeyyesu gandhesu... jivhāviññeyyesu
rasesu ... kāyaviññeyyesu phoṭṭhabbesu... manoviññeyyesu dhammesu chando vā
rāgo vā doso vā moho vā paṭighaṃ vāpi cetasoti? sace , sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'yena cāhaṃ maggena gāmaṃ piṇḍāya pāvisiṃ,
yasmiñca padese piṇḍāya acariṃ, yena ca maggena gāmato piṇḍāya paṭikkamiṃ,
atthi me tattha manoviññeyyesu dhammesu chando vā rāgo vā doso vā moho vā paṭighaṃ vāpi cetasoti, tena,
sāriputta, bhikkhunā tesaṃyeva pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya
vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'yena
cāhaṃ maggena gāmaṃ piṇḍāya pāvisiṃ, yasmiñca padese piṇḍāya acariṃ, yena ca
maggena gāmato piṇḍāya paṭikkamiṃ, natthi me tattha manoviññeyyesu dhammesu
chando vā rāgo vā doso vā moho vā paṭighaṃ vāpi cetasoti, tena, sāriputta,
bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
440. ''Puna caparaṃ,
sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'pahīnā nu kho me pañca kāmaguṇāti?
sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'appahīnā kho me pañca
kāmaguṇāti, tena, sāriputta, bhikkhunā pañcannaṃ kāmaguṇānaṃ pahānāya
vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti :
'pahīnā kho me pañca kāmaguṇāti, tena, sāriputta, bhikkhunā teneva
pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
441. ''Puna caparaṃ,
sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'pahīnā nu kho me pañca nīvaraṇāti?
sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'appahīnā kho me pañca
nīvaraṇāti, tena, sāriputta, bhikkhunā pañcannaṃ nīvaraṇānaṃ pahānāya
vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti :
'pahīnā kho me pañca nīvaraṇāti, tena,
sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā
kusalesu dhammesu.
442. ''Puna caparaṃ, sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ
: 'pariññātā nu kho me pañcupādānakkhandhāti? sace, sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'apariññātā kho me pañcupādānakkhandhāti, tena,
sāriputta, bhikkhunā pañcannaṃ
upādānakkhandhānaṃ pariññāya vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'pariññātā
kho me pañcupādānakkhandhāti, tena, sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena
vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
443. ''Puna caparaṃ, sāriputta,
bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'bhāvitā nu kho me cattāro satipaṭṭhānāti?
sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'abhāvitā kho me cattāro
satipaṭṭhānāti, tena, sāriputta, bhikkhunā catunnaṃ satipaṭṭhānānaṃ bhāvanāya
vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti :
'bhāvitā kho me cattāro satipaṭṭhānāti, tena, sāriputta, bhikkhunā teneva
pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
444. ''Puna caparaṃ,
sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'bhāvitā nu kho me cattāro
sammappadhānāti? sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti :
'abhāvitā kho me cattāro sammappadhānāti, tena, sāriputta, bhikkhunā catunnaṃ
sammappadhānānaṃ bhāvanāya vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'bhāvitā kho me cattāro sammappadhānāti , tena,
sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā
kusalesu dhammesu.
445. ''Puna caparaṃ,
sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'bhāvitā nu kho me cattāro
iddhipādāti? sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'abhāvitā
kho me cattāro iddhipādāti, tena, sāriputta, bhikkhunā catunnaṃ iddhipādānaṃ
bhāvanāya vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ
jānāti : 'bhāvitā kho me cattāro iddhipādāti, tena, sāriputta, bhikkhunā teneva
pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
446. ''Puna caparaṃ, sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ
: 'bhāvitāni nu kho me pañcindriyānīti? sace, sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'abhāvitāni kho me pañcindriyānīti, tena,
sāriputta, bhikkhunā pañcannaṃ indriyānaṃ bhāvanāya vāyamitabbaṃ. Sace pana,
sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ
jānāti : 'bhāvitāni kho me pañcindriyānīti, tena, sāriputta, bhikkhunā teneva
pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
447. ''Puna caparaṃ, sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ
: 'bhāvitāni nu kho me pañca balānīti? sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno
evaṃ jānāti : 'abhāvitāni kho me pañca balānīti, tena, sāriputta, bhikkhunā
pañcannaṃ balānaṃ bhāvanāya vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'bhāvitāni kho me pañca balānīti, tena,
sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā
kusalesu dhammesu.
448. ''Puna caparaṃ,
sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'bhāvitā nu kho me satta bojjhaṅgāti?
sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'abhāvitā kho me satta
bojjhaṅgāti, tena, sāriputta, bhikkhunā sattannaṃ bojjhaṅgānaṃ bhāvanāya vāyamitabbaṃ.
Sace pana, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'bhāvitā kho me
satta bojjhaṅgāti, tena, sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ
ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
449. ''Puna caparaṃ,
sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'bhāvito nu kho me ariyo aṭṭhaṅgiko
maggoti? sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'abhāvito kho
me ariyo aṭṭhaṅgiko maggoti, tena, sāriputta, bhikkhunā ariyassa aṭṭhaṅgikassa
maggassa bhāvanāya vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno
evaṃ jānāti : 'bhāvito kho me ariyo aṭṭhaṅgiko
maggoti , tena, sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ
ahorattānusikkhinā kusalesu dhammesu.
450. ''Puna caparaṃ, sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ
: 'bhāvitā nu kho me samatho ca vipassanā cāti? sace, sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'abhāvitā kho me samatho ca vipassanā cāti, tena,
sāriputta, bhikkhunā samathavipassanānaṃ bhāvanāya vāyamitabbaṃ. Sace pana,
sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'bhāvitā kho me samatho ca vipassanā cāti, tena,
sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā
kusalesu dhammesu.
451. ''Puna caparaṃ,
sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'sacchikatā nu kho me vijjā ca
vimutti cāti? sace, sāriputta, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ jānāti :
'asacchikatā kho me vijjā ca vimutti cāti, tena, sāriputta, bhikkhunā vijjāya
vimuttiyā sacchikiriyāya vāyamitabbaṃ. Sace pana, sāriputta, bhikkhu
paccavekkhamāno evaṃ jānāti : 'sacchikatā kho me vijjā ca vimutti cāti, tena,
sāriputta, bhikkhunā teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ ahorattānusikkhinā
kusalesu dhammesu.
452. ''Ye hi keci,
sāriputta, atītamaddhānaṃ samaṇā vā brāhmaṇā vā piṇḍapātaṃ parisodhesuṃ, sabbe
te evameva paccavekkhitvā paccavekkhitvā
piṇḍapātaṃ parisodhesuṃ. Yepi hi keci, sāriputta, anāgatamaddhānaṃ samaṇā vā
brāhmaṇā vā piṇḍapātaṃ parisodhessanti, sabbe te evameva paccavekkhitvā
paccavekkhitvā piṇḍapātaṃ parisodhessanti. Yepi hi keci, sāriputta, etarahi
samaṇā vā brāhmaṇā vā piṇḍapātaṃ parisodhenti, sabbe te evameva paccavekkhitvā
paccavekkhitvā piṇḍapātaṃ parisodhenti. Tasmātiha, sāriputta [vo sāriputta evaṃ
sikkhitabbaṃ (sī. pī.)], 'paccavekkhitvā paccavekkhitvā piṇḍapātaṃ
parisodhessāmāti : evañhi vo, sāriputta, sikkhitabbanti. Idamavoca Bhagavā.
Attamano āyasmā sāriputto bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.
Piṇḍapātapārisuddhisuttaṃ niṭṭhitaṃ
navamaṃ.
-ooOoo-
151. Piṇḍapātapārisuddhisuttavaṇṇanā
[Atthakathā]
438. Evaṃ me sutanti
piṇḍapātapārisuddhisuttaṃ. Tattha paṭisallānāti phalasamāpattito.
Vippasannānīti okāsavasenetaṃ vuttaṃ.
Phalasamāpattito hi vuṭṭhitassa pañcahi pasādehi patiṭṭhitokāso vippasanno
hoti, chavivaṇṇo parisuddho. Tasmā evamāha. Suññatavihārenāti suññataphalasamāpattivihārena.
Mahāpurisavihāroti buddhapaccekabuddhatathāgatamahāsāvakānaṃ
mahāpurisānaṃ vihāro. Yena cāhaṃ maggenātiādīsu vihārato paṭṭhāya yāva
gāmassa indakhīlā esa paviṭṭhamaggo nāma, antogāmaṃ pavisitvā gehapaṭipāṭiyā
caritvā yāva nagaradvārena nikkhamanā esa caritabbapadeso nāma, bahi
indakhīlato paṭṭhāya yāva vihārā esa paṭikkantamaggo nāma. Paṭighaṃ vāpi
cetasoti citte paṭihaññanakilesajātaṃ kiñci atthi natthīti. Ahorattānusikkhināti
divasañca rattiñca anusikkhantena.
440. Pahīnā nu kho me pañca
kāmaguṇātiādīsu ekabhikkhussa paccavekkhaṇā nānā, nānābhikkhūnaṃ
paccavekkhaṇā nānāti. Kathaṃ? Eko hi bhikkhu pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto
pattacīvaraṃ paṭisāmetvā vivittokāse nisinno paccavekkhati ‘‘pahīnā nu kho me
pañcakāmaguṇā’’ti. So ‘‘appahīnā’’ti ñatvā vīriyaṃ paggayha anāgāmimaggena
pañcakāmaguṇikarāgaṃ samugghāṭetvā maggānantaraṃ phalaṃ phalānantaraṃ maggaṃ
tato vuṭṭhāya paccavekkhanto ‘‘pahīnā’’ti pajānāti. Nīvaraṇādīsupi eseva nayo.
Etesaṃ pana arahattamaggena pahānādīni honti, evaṃ ekabhikkhussa
nānāpaccavekkhaṇā hoti. Etāsu pana paccavekkhaṇāsu añño bhikkhu ekaṃ
paccavekkhaṇaṃ paccavekkhati, añño ekanti evaṃ nānābhikkhūnaṃ nānāpaccavekkhaṇā
hoti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā
majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Piṇḍapātapārisuddhisuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây là những khái niệm đi chung thoạt nghe như mâu thuẫn nhưng lại được đề cập trong bài kinh hôm nay?
A. Một tỳ kheo đi khất thực (đời sống với nhu yếu) và tánh không (sự vượt thoát vô cầu, vô sở chấp) /
B. Những pháp tu tập (chiếc bè vượt sông) và tánh không (sự buông xả với tất cả hiện tượng giới/
C. Chứng đắc A la hán (không còn kiết sử) là một chuyện và nhưng an trú với tánh không là chuyện khác /
D. Cả ba câu trên đều có
TT Pháp Đăng cho đáp án 1: D
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây mang ý nghĩa của tánh không theo tam tạng Pali?
A. Thấy năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới đều là hiện tượng không có chân ngã /
B. Thiện pháp cần được tu tập và cần được bỏ lại để tiếp tục đi tới chứ không phải để chấp giữ /
C. Diệt thọ tưởng định /
D. Cả ba câu trên
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây nói lên sự khác biệt giữa tánh không theo Tam Tạng Pàli và Kinh Bát Nhã của Phật Giáo Đại Thừa?
A. Năm uẩn không nhưng tánh không không phải là năm uẩn. Điều nầy khác với khái niệm tương đồng (như câu: sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không,
B. Giáo lý duyên khởi hiển thị tánh không chứ không phải tánh không phủ nhận giáo lý duyên khởi (như câu: Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận)./
C. Giáo lý tứ đế cần được tu tập, liễu tri, chứng ngộ để an trú tánh không chứ tánh không không phủ nhận tứ đế (như câu: Vô khổ, tập, diệt, đạo). /
D. Cả ba câu trên không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị).
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: D
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: D
No comments:
Post a Comment