Thursday, June 11, 2020

Bài học. Thứ Năm, ngày 11 tháng 6, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  11/6/2020 

149. Ðại Kinh Sáu Xứ (Mahāsaḷāyatanika Sutta) 


Mahāsaḷāyatanika Sutta là Kinh dạy về sáu cơ sở trọng yếu nên dịch là Kinh Đại Lục Xứ. Bản tiếng Việt dịch là Đại Kinh Sáu Xứ không đúng với nguyên nghĩa. Chữ “đại” ở đây là tĩnh từ của “Sáu Xứ” chứ không phải là tĩnh từ của chữ “Kinh”. Sáu Xứ ở đây chỉ cho sáu giác quan chẳng những là nền tảng duyên khởi phiền não, chấp thủ mả còn là đối tượng quán sát của chỉ, quán. Đây là bài kinh đề cập đến quá trình tu tập một cách cô đọng, đặc biệt là định nghĩa về sự chứng ngộ của tâm đạo siêu thế bao gồm liễu tri sự khổ, đoạn tận nhân sanh khổ, chứng tri sự diệt khổ và tu tập đạo đế.

1196. Đau khổ và hạnh phúc trong ý nghĩa tận cùng.

Khi sáu căn gặp sáu cảnh là duyên sanh cảm thọ, thọ lại duyên cho ái, ái sanh đau khổ. Tiến trình nầy sanh khởi do vọng chấp. Ngược lại với sự thấy biết đúng với sự thật tâm được an nhiên và được khinh an:


Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng Ðại Kinh Sáu Xứ. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, không biết, không thấy như chơn nhãn; không biết, không thấy như chơn các sắc; không biết, không thấy như chơn nhãn thức; không biết, không thấy như chơn nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; không biết, không thấy như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với mắt, ái trước đối với các sắc, ái trước đối với nhãn thức, ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tích trữ trong tương lai. Và ái của vị ấy đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này, chỗ kia; ái ấy được tăng trưởng; những thân ưu não tăng trưởng; những tâm ưu não tăng trưởng; những thân nhiệt não tăng trưởng; những tâm khổ não tăng trưởng. Vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

Này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn nhĩ...; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn tỷ...; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn thiệt...; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn thân...; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn các pháp; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý thức; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; không thấy và không biết như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với ý, ái trước đối với pháp, ái trước đối với ý thức, ái trước đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, ... vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

Này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn nhãn, thấy và biết như chơn các sắc, thấy và biết như chơn nhãn thức, thấy và biết như chơn nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, thấy và biết như chơn cảm thọ ấy; vị ấy không ái trước đối với con mắt, không ái trước đối với các sắc, không ái trước đối với nhãn thức, không ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, không bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai. Và ái của vị ấy, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này chỗ kia; ái ấy được đoạn tận; những thân ưu não của vị ấy được đoạn tận; những tâm ưu não được đoạn tận; những thân nhiệt não được đoạn tận; những tâm nhiệt não được đoạn tận; những thân khổ não được đoạn tận; những tâm khổ não được đoạn tận; vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc.

1197. Con đường thoát khổ

Con đường giải thoát, như được nêu rõ trong kinh Chuyển Pháp Luân, bao gồm ba luân 12  chuyển. Đoạn kinh sau đây là Phật ngôn dạy về sự tu tập để liễ tri khổ, đoạn tận tập khổ, chứng tri diệt khổ và tu tập con đường đưa tới diệt khổ:



Kiến gì như chơn của vị ấy, kiến ấy là chánh kiến. Tư duy gì như chơn của vị ấy, tư duy ấy là chánh tư duy. Tinh tấn gì như chơn của vị ấy, tinh tấn ấy là chánh tinh tấn. Niệm gì như chơn của vị ấy, niệm ấy là chánh niệm. Ðịnh gì như chơn của vị ấy, định ấy là chánh định. Thân nghiệp, ngữ nghiệp, sinh mạng của vị ấy được thanh tịnh tốt đẹp. Và Thánh đạo Tám ngành này đi đến tu tập và phát triển sung mãn cho vị ấy. Do sự tu tập Thánh đạo Tám ngành này như vậy, bốn niệm xứ đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bốn chánh tinh tấn cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bốn như ý túc cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; năm căn cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; năm lực cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bảy giác chi cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn. Và nơi vị ấy, hai pháp này được chuyển vận song hành: Chỉ và Quán. Với thượng trí, vị ấy liễu tri những pháp cần phải liễu tri với thượng trí. Với thượng trí, vị ấy đoạn tận những pháp cần phải đoạn tận với thượng trí. Với thượng trí vị ấy, tu tập những pháp cần phải tu tập với thượng trí. Với thượng trí, vị ấy chứng ngộ những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải liễu tri với thượng trí ? Cần phải trả lời là năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Những pháp này là những pháp cần phải liễu tri với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải đoạn tận với thượng trí ? Vô minh và hữu ái, những pháp này cần phải đoạn tận với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tu tập với thượng trí ? Chỉ và Quán, những pháp này cần phải tu tập với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí ? Minh và giải thoát, những pháp này cầu phải chứng ngộ với thượng trí.

Này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn tai...; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn mũi...; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn lưỡi...; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn thân...; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn các pháp; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý thức; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ; thấy và biết như chơn cảm thọ ấy, nên vị ấy không ái trước đối với ý, không ái trước đối với các pháp, không ái trước đối với ý thức, không ái trước đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không ái trước đối với cảm thọ ấy... tâm khổ não được đoạn tận. Vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc. Kiến gì như chơn của vị ấy, kiến ấy là chánh kiến. Tư duy gì như chơn của vị ấy... hoạt mạng của vị ấy đi đến thanh tịnh tốt đẹp. Và Thánh đạo Tám ngành này đi đến tu tập và phát triển sung mãn cho vị ấy. Do sự tu tập Thánh đạo Tám ngành này như vậy...Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí ? Minh và giải thoát, những pháp này cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-







Kinh số 149 [tóm tắt]
Đại Kinh Sáu Xứ
(Mahāsaḷāyatanika Sutta)
(M.iii, 287)

Đức Phật giảng về các pháp sau đây:

Nội xứ
Ngoại Xứ
Thức
Xúc
Thọ
Mắt
Sắc
Nhãn thức
Nhãn xúc
Lạc
Tai
Tiếng
Nhĩ thức
Nhĩ xúc

Mũi
Mùi
Tỷ thức
Tỷ xúc
Khổ
Lưỡi
Vị
Thiệt thức
Thiệt xúc

Thân
Xúc
Thân thức
Thân xúc

Ý
Pháp
Ý thức
Ý xúc
Bất khổ
bất lạc

Nếu không thấy và biết như thật, như chân các pháp trên, thì khi do sự tiếp xúc giữa nội xứ, ngoại xứ và nhãn thức, khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy ái trước đối với ngoại xứ; vị ấy ái trước đối với nội, ngoại xứ, đối với xúc, đối với cảm thọ ấy. Khi vị ấy an trú, quán sát vị ngọt bị ái trước, do ái trước mà năm thủ uẩn tích trữ nghiệp tương lai, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, ái được tăng trưởng, thân ưu não, tâm ưu não tăng trưởng. Vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

Nếu thấy và biết như thật các pháp trên, thì không có ái trước các pháp ấy khi quán sát vị ngọt, không bị hệ lụy, tham đắm, năm thủ uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai. Khi ái được đoạn tận, thân ưu não, tâm ưu não đoạn tận; thân khổ và tâm khổ đoạn tận. Vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc.

Kiến như chân của vị ấy là chánh kiến, tư duy như chân là chánh tư duy, tinh tấn như chân là chánh tinh tấn, niệm như chân là chánh niệm, định như chân là chánh định, thân nghiệp, ngữ nghiệp, hoạt mạng của vị ấy được thanh tịnh, tốt đẹp. Vị ấy tu tập sung mãn ba mươi bảy pháp trợ đạo. Nơi vị ấy, hai pháp này song hành: chỉ và quán. Với thượng trí, vị ấy hiểu biết các pháp cần hiểu, đoạn tận các pháp cần đoạn, tu tập các pháp cần tu, chứng ngộ các pháp cần chứng.

- Pháp cần hiểu là năm thủ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

- Pháp cần đoạn tận là vô minh và hữu ái.

- Pháp cần tu tập là chỉ và quán.

- Pháp cần chứng ngộ là minh và giải thoát.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 149 [dàn ý]
Đại Kinh Sáu Xứ
(Mahāsaḷāyatanika Sutta)
(M.iii, 287)

A.   Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng Đại Kinh Sáu Xứ.

B. Chánh kinh:

I. Do không thấy, không biết như chân 6 xứ, nên đi đến tham đắm, ái trước, 5 uẩn đi đến tích trữ trong tương lai, thân tâm ưu não, nhiệt não, khổ não tăng trưởng.

II. Do thấy, do biết như chân 6 xứ, nên không đi đến tham đắm ái trước, 5 uẩn không đi đến tích trữ trong tương lai, không có thân tâm ưu não, nhiệt não, khổ não.

III. Vị ấy thành tựu chánh tri kiến... chánh định, thân, khẩu nghiệp, sanh mạng thanh tịnh, 37 phẩm trợ đạo được tu tập viên mãn, chỉ quán song tu, minh giải thoát được chứng ngộ.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-
Kinh số 149 [toát yếu]
Đại Kinh Sáu Xứ
(Mahāsaḷāyatanika Sutta)
(M.iii, 287)

I.Toát yếu

The Great Sixfold Base.

How wrong view abou the six kinds of sense experience leads to future bondage, while right view about them leads to liberation.

Sáu xứ lớn lao.

Thế nào là tà kiến về sáu loại kinh nghiệm giác quan sẽ đưa đến trói buộc và chánh kiến về chúng sẽ đưa đến giải thoát.

I.   Tóm tắt

Phật dạy các tỷ kheo: Vì không như thật tuệ tri về 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 xúc và 3 cảm thọ khởi lên do căn trần thức tiếp xúc, nên người ta ái trước lạc thọ, đưa đến sự tích chứa năm thủ uẩn tương lai, tăng trưởng ái đi kèm hỷ và tham, tìm cầu hoan lạc khắp chốn, khiến vị ấy cảm thọ thêm thân khổ và tâm ưu.

Nếu như thật tuệ tri về mắt, sắc và nhãn thức (cũng vậy với 5 căn, trần thức kia, thành 18 giới) thì không ái trước lạc thọ do xúc khởi lên. Do không ái trước nên 5 thủ uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai, ái đưa đến tái sanh bị đoạn tận nơi vị ấy, nên không còn cảm thọ các khổ về thân tâm, vị ấy cảm được lạc thọ.

Một người như vậy thấy như thật các pháp, gọi là chánh kiến, suy nghĩ nơi vị ấy là chánh tư duy, tinh tấn nơi vị ấy là chánh tinh tấn, niệm nơi vị ấy là chánh niệm, định nơi vị ấy là chánh định, còn thân nghiệp ngữ nghiệp và cách sống của vị ấy đều đã thanh tịnh từ trước. Nhờ tu tập vị ấy viên mãn 8 thánh đạo, 4 niệm xứ, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi. Nơi vị ấy hai pháp được song hành là chỉ và quán. Vị ấy với thượng trí hiểu biết 5 uẩn, đoạn tận vô minh, hữu ái, tu tập chỉ quán, chứng ngộ vô minh và giải thoát.

Ðức Thế Tôn giảng xong, các tỷ kheo hoan hỷ tín thọ lời Ngài.

III. Chú giải

Sau khi đã làm sạch thân nghiệp (trừ sát đạo dâm), ngữ nghiệp (không nói dối, hai lưỡi, nói thô tục, nói vô ích) và cách sinh nhai (không hành nghề ; khất thực đúng pháp), tỳ kheo nên biết như thật nguyên nhân của đau khổ để diệt khổ. Nguyên nhân ấy là dục lạc (vui với thanh sắc), vì có vui mới tham đắm, mất cảnh giác. Vì tham đắm nên bôn ba đi tìm, vì đi tìm nên tái sinh chỗ nọ chỗ kia, mãi mãi nhập thai không giải thoát đau khổ. Thấy rõ sắc là vô thường thì thoát ly dục lạc, không còn các khổ thân tâm; đây gọi là ly dục lạc của thiền định. Nhờ biết lạc này cũng vô thường nên không đắm say thiền định. Nơi vị ấy luôn song hành hai pháp là chỉ (đình chỉ các ham muốn) và quán (tuệ thấy rõ sinh diệt của các pháp) nên không đam mê các lạc thọ do xúc khởi lên. Tất cả các thiện pháp trong 37 pháp trợ đạo (4 niệm xứ, 4 chánh cần, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi và 8 thánh đạo) đều bắt nguồn từ chánh niệm tỉnh giác đối với dục lạc.

IV. Pháp số

(không có)

V. Kệ tụng

Phật dạy các tỷ kheo:
Vì không thấy như thật
Về căn, trần, thức, xúc
(mỗi thứ đều gồm sáu)
Và ba cảm thọ sinh
Do căn trần thức xúc,
Người ta tham lạc thọ,
Ðưa đến sự chứa nhóm
Năm thủ uẩn tương lai,
Tăng trưởng ái hỷ tham,
Tìm hoan lạc khắp chốn,
Cho thân khổ tâm sầu.

Nếu như thật tuệ tri
Về căn trần và thức
(tất cả mười tám giới)
Thì không ái trước lạc
Do xúc mà khởi lên.
Do vì không ái trước
Năm thủ uẩn tương lai
Sẽ đi đến tàn diệt,
Ái đưa đến tái sanh
Cũng dứt nơi vị ấy,
Thân tâm không còn khổ
Vị ấy sống an vui.

Người ấy thấy như chân
Nên gọi là chánh kiến,
Nghĩ đúng: chánh tư duy
Siêng đúng: chánh tinh tấn,
Nhớ đúng là chánh niệm,

Tập trung đúng: chánh định.
Còn thân nghiệp ngữ nghiệp
Và cách sống vị ấy
(ba chánh: ngữ, nghiệp, mạng)
Phải thanh tịnh từ trước.

Nhờ tu mà thành tựu
Ðược thánh đạo tám ngành
Cùng với 4 niệm xứ,
4 chánh cần, thần túc,
Căn lực và giác chi.
Chỉ quán nơi vị ấy
Luôn luôn được song hành
Với thượng trí hiểu biết
5 uẩn là vô ngã,
Ðoạn vô minh, hữu ái,
Tu tập chỉ và quán,
Chứng ngộ minh giải thoát.

Ðức Thế Tôn giảng xong,
Ðại chúng đều hoan hỷ.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-
149. Mahāsaḷāyatanikasuttaṃ [Mūla]

428. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''mahāsaḷāyatanikaṃ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :

429. ''Cakkhuṃ, bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, rūpe ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, cakkhuviññāṇaṃ ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, cakkhusamphassaṃ ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, yamidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, cakkhusmiṃ sārajjati, rūpesu sārajjati, cakkhuviññāṇe sārajjati, cakkhusamphasse sārajjati, yamidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi sārajjati. ''Tassa sārattassa saṃyuttassa sammūḷhassa assādānupassino viharato āyatiṃ pañcupādānakkhandhā upacayaṃ gacchanti. Taṇhā cassa ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, sā cassa pavaḍḍhati. Tassa kāyikāpi darathā pavaḍḍhanti, cetasikāpi  darathā pavaḍḍhanti kāyikāpi santāpā pavaḍḍhanti , cetasikāpi santāpā pavaḍḍhanti kāyikāpi pariḷāhā pavaḍḍhanti, cetasikāpi pariḷāhā pavaḍḍhanti. So kāyadukkhampi [kāyikadukkhampi (syā. kaṃ.), kāyikaṃ dukkhampi (ka.)] cetodukkhampi paṭisaṃvedeti. ''Sotaṃ , bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ - pe - ghānaṃ, bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ - pe - jivhaṃ, bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ - pe - kāyaṃ, bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ - pe - manaṃ, bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, dhamme, bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, manoviññāṇaṃ, bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ , manosamphassaṃ, bhikkhave, ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, yamidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ajānaṃ apassaṃ yathābhūtaṃ, manasmiṃ sārajjati, dhammesu sārajjati, manoviññāṇe sārajjati, manosamphasse sārajjati, yamidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi sārajjati. ''Tassa sārattassa saṃyuttassa sammūḷhassa assādānupassino viharato āyatiṃ pañcupādānakkhandhā upacayaṃ gacchanti. Taṇhā cassa ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, sā cassa pavaḍḍhati. Tassa kāyikāpi darathā pavaḍḍhanti, cetasikāpi darathā pavaḍḍhanti kāyikāpi santāpā pavaḍḍhanti, cetasikāpi santāpā pavaḍḍhanti kāyikāpi pariḷāhā pavaḍḍhanti, cetasikāpi pariḷāhā pavaḍḍhanti. So kāyadukkhampi cetodukkhampi paṭisaṃvedeti.

430. ''Cakkhuñca  kho, bhikkhave, jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, rūpe jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, cakkhuviññāṇaṃ jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, cakkhusamphassaṃ jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, yamidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, cakkhusmiṃ na sārajjati, rūpesu na sārajjati, cakkhuviññāṇe na sārajjati, cakkhusamphasse na sārajjati, yamidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi na sārajjati.

''Tassa asārattassa asaṃyuttassa asammūḷhassa ādīnavānupassino viharato āyatiṃ pañcupādānakkhandhā apacayaṃ gacchanti. Taṇhā cassa ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, sā cassa pahīyati. Tassa kāyikāpi darathā pahīyanti, cetasikāpi darathā pahīyanti kāyikāpi santāpā pahīyanti, cetasikāpi santāpā pahīyanti kāyikāpi pariḷāhā pahīyantntti , cetasikāpi pariḷāhā pahīyanti. So kāyasukhampi cetosukhampi paṭisaṃvedeti.

431. ''Yā  tathābhūtassa [yathābhūtassa (sī. pī.)] diṭṭhi sāssa hoti sammādiṭṭhi yo tathābhūtassa [yathābhūtassa (sī. pī.)] saṅkappo svāssa hoti  sammāsaṅkappo yo tathābhūtassa [yathābhūtassa (sī. pī.)] vāyāmo svāssa hoti sammāvāyāmo yā tathābhūtassa [yathābhūtassa (sī. pī.)] sati sāssa hoti sammāsati yo tathābhūtassa [yathābhūtassa (sī. pī.)] samādhi svāssa hoti sammāsamādhi. Pubbeva kho panassa kāyakammaṃ vacīkammaṃ ājīvo suparisuddho hoti. Evamassāyaṃ ariyo aṭṭhaṅgiko maggo bhāvanāpāripūriṃ gacchati. ''Tassa  evaṃ imaṃ ariyaṃ aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ bhāvayato cattāropi satipaṭṭhānā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, cattāropi sammappadhānā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, cattāropi iddhipādā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, pañcapi indriyāni bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, pañcapi balāni bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, sattapi bojjhaṅgā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti.

''Tassime dve dhammā yuganandhā [yuganaddhā (sī. syā. kaṃ.)] vattanti : samatho ca vipassanā ca. So ye dhammā abhiññā pariññeyyā te dhamme abhiññā parijānāti. Ye dhammā abhiññā pahātabbā te dhamme abhiññā pajahati. Ye dhammā abhiññā bhāvetabbā te dhamme abhiññā bhāveti. Ye dhammā abhiññā sacchikātabbā te dhamme abhiññā sacchikaroti. ''Katame ca, bhikkhave, dhammā abhiññā pariññeyyā? 'pañcupādānakkhandhā tissa vacanīyaṃ, seyyathidaṃ : rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. Ime dhammā abhiññā pariññeyyā. ''Katame ca, bhikkhave, dhammā abhiññā pahātabbā? avijjā ca bhavataṇhā ca : ime dhammā abhiññā pahātabbā. ''Katame ca, bhikkhave, dhammā abhiññā bhāvetabbā? samatho ca vipassanā ca : ime dhammā abhiññā bhāvetabbā.          ''Katame , bhikkhave, dhammā abhiññā sacchikātabbā? vijjā ca vimutti ca : ime dhammā abhiññā sacchikātabbā.

432. ''Sotaṃ  , bhikkhave, jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ - pe - ghānaṃ bhikkhave, jānaṃ  passaṃ yathābhūtaṃ - pe - jivhaṃ, bhikkhave, jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ... kāyaṃ, bhikkhave, jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ... manaṃ, bhikkhave, jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, dhamme jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, manoviññāṇaṃ jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, manosamphassaṃ jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, yamidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi jānaṃ passaṃ yathābhūtaṃ, manasmiṃ na sārajjati, dhammesu na sārajjati, manoviññāṇe na sārajjati, manosamphasse na sārajjati, yamidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi na sārajjati.

''Tassa asārattassa asaṃyuttassa asammūḷhassa ādīnavānupassino viharato āyatiṃ pañcupādānakkhandhā apacayaṃ gacchanti. Taṇhā cassa ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī , sā cassa pahīyati. Tassa kāyikāpi darathā pahīyanti, cetasikāpi darathā pahīyanti kāyikāpi santāpā pahīyanti, cetasikāpi santāpā pahīyanti kāyikāpi pariḷāhā pahīyanti, cetasikāpi pariḷāhā pahīyanti. So kāyasukhampi cetosukhampi paṭisaṃvedeti.

433. ''Yā tathābhūtassa diṭṭhi sāssa hoti sammādiṭṭhi yo tathābhūtassa saṅkappo svāssa hoti sammāsaṅkappo yo tathābhūtassa vāyāmo svāssa hoti sammāvāyāmo yā tathābhūtassa sati sāssa hoti sammāsati yo tathābhūtassa samādhi svāssa hoti sammāsamādhi. Pubbeva kho panassa kāyakammaṃ vacīkammaṃ ājīvo suparisuddho hoti. Evamassāyaṃ  ariyo aṭṭhaṅgiko maggo bhāvanāpāripūriṃ gacchati. ''Tassa evaṃ imaṃ ariyaṃ aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ bhāvayato cattāropi satipaṭṭhānā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, cattāropi sammappadhānā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, cattāropi iddhipādā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, pañcapi indriyāni bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, pañcapi balāni bhāvanāpāripūriṃ gacchanti, sattapi bojjhaṅgā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti.

''Tassime dve dhammā yuganandhā vattanti : samatho ca vipassanā ca. So ye dhammā abhiññā pariññeyyā te dhamme abhiññā parijānāti. Ye  dhammā abhiññā pahātabbā te dhamme abhiññā pajahati. Ye dhammā abhiññā bhāvetabbā te dhamme abhiññā bhāveti. Ye dhammā abhiññā sacchikātabbā te dhamme abhiññā sacchikaroti. ''Katame ca, bhikkhave, dhammā abhiññā pariññeyyā? 'pañcupādānakkhandhā tissa vacanīyaṃ, seyyathidaṃ : rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. Ime dhammā abhiññā pariññeyyā. ''Katame ca, bhikkhave, dhammā abhiññā pahātabbā? avijjā ca bhavataṇhā ca : ime dhammā abhiññā pahātabbā. ''Katame ca, bhikkhave, dhammā abhiññā bhāvetabbā? samatho ca vipassanā ca : ime dhammā abhiññā bhāvetabbā. ''Katame  ca, bhikkhave, dhammā abhiññā sacchikātabbā? vijjā ca vimutti ca : ime dhammā abhiññā sacchikātabbāti. Idamavoca  Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Mahāsaḷāyatanikasuttaṃ niṭṭhitaṃ sattamaṃ.

-ooOoo-

149. Mahāsaḷāyatanikasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

428. Evaṃ me sutanti mahāsaḷāyatanikasuttaṃ. Tattha mahāsaḷāyatanikanti mahantānaṃ channaṃ āyatanānaṃ jotakaṃ dhammapariyāyaṃ.

429. Ajānanti sahavipassanena maggena ajānanto. Upacayaṃ gacchantīti vuḍḍhiṃ gacchanti, vasibhāvaṃ gacchantīti attho. Kāyikāti pañcadvārikadarathā. Cetasikāti manodvārikadarathā. Santāpādīsupi eseva nayo.

430. Kāyasukhanti pañcadvārikasukhaṃ. Cetosukhanti manodvārikasukhaṃ. Ettha ca pañcadvārikajavanena samāpajjanaṃ vā vuṭṭhānaṃ vā natthi, uppannamattakameva hoti. Manodvārikena sabbaṃ hoti. Ayañca maggavuṭṭhānassa paccayabhūtā balavavipassanā, sāpi manodvārikeneva hoti.

431. Tathābhūtassāti kusalacittasampayuttacetosukhasamaṅgībhūtassa. Pubbeva kho panassāti assa bhikkhuno vācākammantājīvā pubbasuddhikā nāma ādito paṭṭhāya parisuddhāva honti. Diṭṭhisaṅkappavāyāmasatisamādhisaṅkhātāni pana pañcaṅgāni sabbatthakakārāpakaṅgāni nāma. Evaṃ lokuttaramaggo aṭṭhaṅgiko vā sattaṅgiko vā hoti.

Vitaṇḍavādī pana ‘‘yā yathābhūtassa diṭṭhī’’ti imameva suttapadesaṃ gahetvā ‘‘lokuttaramaggo pañcaṅgiko’’ti vadati. So – ‘‘evamassāyaṃ ariyo aṭṭhaṅgiko maggo bhāvanāpāripūriṃ gacchatī’’ti iminā anantaravacaneneva paṭisedhitabbo. Uttari ca evaṃ saññāpetabbo – lokuttaramaggo pañcaṅgiko nāma natthi, imāni pana pañca sabbatthakakārāpakaṅgāni maggakkhaṇe virativasena pūrenti. ‘‘Yā catūhi vacīduccaritehi ārati viratī’’ti evaṃ vuttaviratīsu hi micchāvācaṃ pajahati, sammāvācaṃ bhāveti, evaṃ sammāvācaṃ bhāventassa imāni pañcaṅgikāni na vinā, saheva viratiyā pūrenti. Sammākammantājīvesupi eseva nayo. Iti vacīkammādīni ādito paṭṭhāya parisuddhāneva vaṭṭanti. Imāni pana pañca sabbatthakakārāpakaṅgāni virativasena paripūrentīti pañcaṅgiko maggo nāma natthi. Subhaddasuttepi (dī. ni. 2.214) cetaṃ vuttaṃ – ‘‘yasmiṃ kho, subhadda, dhammavinaye ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’ti. Aññesu ca anekesu suttasatesu aṭṭhaṅgikova maggo āgatoti.

433. Cattāropi satipaṭṭhānāti maggasampayuttāva cattāro satipaṭṭhānā. Sammappadhānādīsupi eseva nayo. Yuganandhāti ekakkhaṇikayuganandhā. Etehi aññasmiṃ khaṇe samāpatti, aññasmiṃ vipassanāti. Evaṃ nānākhaṇikāpi honti, ariyamagge pana ekakkhaṇikā.

Vijjā ca vimutti cāti arahattamaggavijjā ca phalavimutti ca. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Mahāsaḷāyatanikasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

-ooOoo-

II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

     Thảo luận 1. Phải chăng chữ "chánh" trong bát chánh đạo chỉ cho sự đi chung với cái nhìn như chân như thật? - TT Tuệ Siêu


     Thảo luận 2. Xin cho thí dụ cụ thể về tại sao khi thấy biết như chân như thật thì cảm thọ không dẫn đến sanh khởi ái "? - TT Tuệ Siêu


     Thảo luận 3. Xin cho thí dụ cụ thể về cái nhìn như thật như chân ? - TT Pháp Đăng 


     Thảo luận 4. Khi nói về sáu giác quan là nói về thức uẩn hay toàn bộ năm uẩn ? - TT Pháp Tân

     Thảo luận  5. Xin giải thích tại sao trong nhiều trường hợp sự an lạc và khổ đau dều do cái nhìn của mọi người ? - TT Tuệ  Quyền 

     Thảo luận 6. Xin giải rõ tại sao không đau khổ là hạnh phúc đích thực ? - ĐĐ Pháp Tín 

                  
        


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment