Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng sư: TT Giác Đẳng
Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma NGÀY 28/6/2020
Bài 4
Thắng Pháp Tạng trong Tam Tạng
Tam tạng
(Tipitaka) là toàn bộ hệ thống kinh điển Phật giáo được kết tập và phân chia vào
Đại Hội Kết Tập Giáo Điển ba tháng sau khi Đức Thế Tôn viên tịch tại Ràjagaha
(Vương Xá Thành). Tam Tạng gồm có:
Luật Tạng
(Vinayapitaka) chứa đựng những giới luật của cá nhân những tu sĩ và cộng đồng Tăng
lữ thuộc cả hai tỳ kheo, tỳ kheo ni.
Kinh Tạng
(Suttapitaka) chứa đựng những lời dạy của Đức Phật và những bậc cao đồ trong
nhiều duyên sự khác nhau.
Thắng Pháp Tạng
(Abhidhamma) chứa đựng những giáo nghĩa được giảng theo giáo trình có hệ thống.
Nếu làm một
so sánh thì cách trình bày pháp theo Kinh Tạng giống nhưng nói về các nhãn hiệu
thuốc Tylenol, Paracetamol còn nói theo
Thắng Pháp Tạng giống như nói về hoạt chất acetaminophen trong các loại thuốc đó.
Kinh Tạng thường được thuyết theo ngôn ngữ đại chúng và tuỳ căn duyên. Thắng Pháp Tạng được thuyết theo ngôn
ngữ kinh viện theo cách trường lớp.
Thắng Pháp Tạng
gồm bảy bộ:
Bộ thứ nhất
là Dhammasaṅgaṇī là bộ Chư Pháp Yếu Nghĩa (Ngài Tịnh Sự dịch là bộ Pháp
Tụ) với nội dung bao gồm các từ vựng với định nghĩa theo Thắng Pháp Tạng. Tập sớ
của bộ nầy là quyển Atthasàlini có thể xem gần giống như một quyển từ vựng của
Thắng Pháp.
Bộ thứ hai
được gọi là Vibhaṅga là bộ Chư Pháp Phân Tích (Ngài Tịnh Sự dịch là bộ
Pháp Tụ) là bắt đầu từ tổng quan đi sâu vào chi pháp qua cách chia chẻ. Phương
pháp nầy được xem rất phổ thông trong Tam Tạng Pàli và pháp hành tứ niệm xứ.
Bộ thứ ba được
gọi là Dhātukathā là bộ Nguyên Tố Tổng Thuyết (Ngài Tịnh Sự dịch là bộ Nguyên
Chất Ngữ) với sự trình bày từ nguyên tố đến kết cấu tổng thể đối ngược với cách
trình bày của bộ Chư Pháp Phân Tích.
Bộ thứ tư được
gọi là Puggalapaññatti là bộ Định Chế Sanh Loại (Ngài Tịnh Sự dịch là bộ Nhân Chế Định)
mang nội dung trình bày về các hạng người, nói rõ hơn là những cá tánh
(personality). Mới đọc sơ qua thì nội dung bộ kinh nầy có vẻ như thuộc về Kinh
Tạng hơn Thắng Pháp Tạng nhưng kỳ thật là cách trình bày con người qua sở hành
với cá tánh khác biệt. Cả Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng không bao giờ có sự phân
cách hoàn toàn.
Bộ thứ năm
là Kathāvatthu là bộ Giáo Nghĩa Truyền Thống (Ngài Tịnh Sự dịch là bộ Ngữ
Tông) một tác phẩm biên soạn bởi Tôn giả Moggaliputtatissa được đưa vào kỳ Trùng
Tuyên Giáo Điển kỳ III tại Patàliputta. Bộ sách nầy đưa ra những phản biện đối
với những lập thuyết đi trái với kinh điển truyền thống. Đây là thời kỳ manh
nha của các bộ phái để rồi hơn hai trăm năm sau chính thức ra đời Phật Giáo Phát
Triển. Bộ kinh nầy mới đọc qua thì dường như không mang ngôn ngữ và trình bày của
Thắng Pháp (Abhidhamma) nhưng lại là những cơ sở lý luận dựa trên Thắng Pháp. Chính
vì vậy một số học giả Nhật Bản ngày nay cho rằng Phật giáo Nam Truyền chịu ảnh
hưởng của Abhidhamma.
Bộ thứ sáu
được gọi là Yamaka là bộ Biện Chứng Đối Trọng (Ngài Tịnh Sự dịch là bộ Song Đối) căn bản là
bộ sách về lý luận (logic) dựa trên phương pháp đối chứng. Tam Tạng Pàli không
có một chuyên ngành về lý luận (nyàya) (như Phật giáo Đại Thừa có nhân minh luận)
tuy vậy rãi rác trong Kinh Tạng vẫn có nhiều đoạn ghi lại những cơ sở lý luận
(logic). Đây là bộ sách duy nhất trong Tam Tạng đưa ra những biện chứng pháp mặc
dù tất cả dựa trên Thắng Pháp Abhidhamma.
Bộ thứ bảy
được gọi là Paṭṭhāna là bộ Duyên Hệ Đại Toàn (Ngài Tịnh Sự dịch là bộ Đại
Xứ) nói về sự tương quan của các pháp theo duyên hệ (paccaya) đây là bộ sách lớn
nhất của Thắng Pháp Tạng và mang những ý nghĩa cũng như phân tích tế nhị nhất.
Nên thận trọng với câu nói thường được dịch từ câu Abhidhamma Sabhāva Gambhiro
- Thắng Pháp ưu việt về trình bày pháp bản thể. Chữ sabhāva chỉ cho cách trình
bày vĩ mô (micro). Thí dụ cũng nói về thuốc chúng ta thường nghe tên thuốc nầy,
tên thuốc kia nhưng trong viện bào chế người ta nói về dược tính qua những hoạt
chất (active ingredients) mới nghe rất xa lạ nhưng là cách nói chính xác nhất.
Kinh Tạng cũng chứa đựng những điều rất vi diệu và cũng là bản thể của các pháp
như uẩn, xứ, giới, đế nhưng quan ngôn ngữ marco.
Một sinh viên đi vào các bộ môn thường
có những tư liệu như từ điển, văn phạm, mỹ từ pháp … cho nhiều nhu cầu khác
nhau. Một người học Thắng Pháp nếu biết sử dụng thì các bộ Thắng Pháp giúp ích
nhiều. Không may đa số người học thường thấy khó sử dụng chánh tạng nên chỉ làm
quen với những tác phẩm hậu tác.
Thắng Pháp Tạng giống như giáo trình dạy
trường lớp hơn là sưu tập những bài pháp thường tìm thấy ở Kinh Tạng.
Trong bảy bộ của Thắng Pháp Tạng thì bộ
thứ năm “Giáo Nghĩa Truyền Thống – Kathàvatthu” được đưa vào chánh tạng hơn hai
trăm năm sau Phật viên tịch.
Trong Thắng Pháp Tạng vẫn hàm chứa nhiều
khái niệm “rất Kinh Tạng” như một trong bộ Chư Pháp Yếu Nghĩa (Dhammasangini),
bộ Định Chế Sanh Loại (Puggalapaññatti), Bộ Giáo Nghĩa Truyền Thống (Kathàvatthu)
Miến Điện là vùng đất thịnh hành môn Thắng Pháp Abhidhamma.
Pháp Luân được thiết kết theo biểu đồ duyên hệ (paccaya) được trình bày trong bộ
thứ bảy của Thắng Pháp Tạng cho thấy sự tôn vinh cao độ đối với giáo nghĩa nầy:
Bài học trước là: Thắng Pháp Tạng
trong Tam Tạng
Bài học tiếp theo sẽ là: Bố cục của
giáo trình Thắng Pháp.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment