Wednesday, June 10, 2020

Bài học. Thứ Tư, ngày 10 tháng 6, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Đăng

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  10/6/2020 

148. Kinh Sáu Sáu (Chachakka Sutta) 


Chachakka có nghĩa là sáu chủ đề mỗi chủ đề gồm sáu chi pháp. Đây là pháp thoại được giảng trong huấn thị hằng ngày cho chư tỳ kheo tại Kỳ Viên, Savatthi. Nội dung kinh nầy chứa đựng sự tương quan mật thiết giữa giáo lý tứ đế và giáo lý duyên khởi; giữa pháp học và pháp hành; giữa thế giới nội tại và ngoại tại. Chính vì đó được Đức Thế Tôn xem là tổng quan của giáo pháp. Sáu giác quan là biểu thị của toàn bộ sự sống. Căn, cảnh, thức là sự tập hợp tiên khởi tạo nên tác động dây chuyền từ xúc tới thọ, rồi ái. Hiểu được duyên khời thì hiểu được giáo lý vô ngã và hiểu được khả năng can thiệp của nỗ lực tu tập.

1190. Tổng quan giáo pháp

Giáo pháp bao gồm cả hai phương diện lý thuyết và thực hành; đầy đủ cho hành trình giác ngộ từ bước đầu cho tới đích điểm sau cùng; tất cả được Bậc Đạo Sư truyền dạy với sự tinh xác cả hai phương diện ngôn từ và ý nghĩa:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm) tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".-- "Thưa vâng, Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta sẽ nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh, tức là sáu sáu. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.


Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Sáu nội xứ cần phải được biết. Sáu ngoại xứ cần phải được biết. Sáu thức thân cần phải được biết. Sáu xúc thân cần phải được biết. Sáu thọ thân cần phải được biết. Sáu ái thân cần phải được biết.

1191. Sự hiện hữu trong cái nhìn toàn diện và sinh động

Sáu giác quan khi được nói tới là sự thể hiện toàn bộ cái gọi là sự sống. Nhưng không dừng ở đó mà còn tạo nên tác động dây chuyền, do điểm nầy, thế giới trở nên “thiên hình vạn trạng”:

Khi được nói đến "Sáu nội xứ cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến "Sáu nội xứ cần phải được biết ", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ nhất.

Khi được nói đến "Sáu ngoại xứ cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến "Sáu ngoại xứ cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ hai.

Khi được nói đến "Sáu thức thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức. Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức. Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức. Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Khi được nói đến "Sáu thức thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ ba.

Khi được nói đến "Sáu xúc thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên mũi và do duyên các hương khởi lên tỷ thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên lưỡi và do duyên các vị khởi lên thiệt thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên thân và do duyên các xúc khởi lên thân thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên ý và do duyên các pháp khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Khi được nói đến "Sáu xúc thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ tư.

Khi được nói đến "Sáu thọ thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên tai và do duyên các tiếng khởi lên nhĩ thức... Do duyên mũi và do duyên các hương khởi lên tỷ thức... Do duyên lưỡi và do duyên các vị khởi lên thiệt thức... Do duyên thân và do duyên các xúc khởi lên thân thức... Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên xúc là thọ. Khi được nói đến "Sáu thọ thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ năm.

Khi được nói đến "Sáu ái thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và duyên các sắc khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên thọ là ái. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Do duyên mũi và do duyên các hương khởi lên tỷ thức... Do duyên lưỡi và do duyên các vị khởi lên thiệt thức... Do duyên thân và do duyên các xúc khởi lên thân thức... Do duyên ý và do duyên các pháp khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên thọ là ái. Khi được nói đến "Sáu ái thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ sáu.

1192. Nếu quán sát từng thành tố sẽ không tìm ra cái cốt lõi hay “ngã”

Nếu có thể nhận rõ tất cả chỉ là kết cấu của nhiều hiện tượng và không có hiện tượng nào thật sự nằm trong ý muốn thì như vậy không nên nói là ta, là của ta, là tự ngã của ta:


Nếu ai nói rằng: "Mắt là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của mắt đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Mắt là tự ngã", như vậy không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã.

Nếu ai nói rằng: "Các sắc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các sắc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của các sắc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Các sắc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã.

Nếu ai nói rằng: "Nhãn thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Nhãn thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Nhãn xúc là tự ngã, như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn xúc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Nhãn xúc là tự ngã", như vậy, là không hợp lý. Như vậy con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã, thọ là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy nếu ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã, thọ là vô ngã, ái là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Tai là tự ngã"...; nếu có ai nói rằng: ""Mũi là tự ngã"...; nếu có ai nói rằng: "Lưỡi là tự ngã"...; nếu có ai nói rằng: "Thân là tự ngã"...; nếu có ai nói rằng: "Ý là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy nếu ai nói rằng: "Ý là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy ý là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Các pháp là tự ngã", như vậy, là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các pháp đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Các pháp là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã. Nếu có ai nói rằng: "Ý thức là tự ngã", như vậy, là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý thức đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Ý thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã.

Nếu có nói rằng: "Ý xúc là tự ngã ", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý xúc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu có ai nói rằng: "Ý xúc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã.

Nếu có ai nói: "Thọ là tự ngã", như vậy không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của thọ đã dược thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu có ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã, thọ là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Vì rằng sự sanh và sự diệt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã, thọ là vô ngã, ái là vô ngã.

1193. Thấy được thực tính vô ngã sẽ không còn chấp ngã

Khi thấy được thân kiến ảo tưởng thì sẽ đoạn được chấp thủ về cái ta:


Này các Tỷ-kheo, nhưng đây là con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến. Ai quán mắt là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Ai quán các sắc... Ai quán nhãn thức... Ai quán nhãn xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái... Ai quán tai... Ai quán mũi... Ai quán lưỡi... Ai quán thân... Ai quán ý... Ai quán các pháp... Ai quán ý thức... Ai quán ý xúc... Ai quán ái: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".

Nhưng này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến sự đoạn diệt của thân kiến. Ai quán mắt: ""Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi". Ai quán sắc... Ai quán nhãn thức... Ai quán nhãn xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái... Ai quán tai... Ai quán mũi... Ai quán lưỡi... Ai quán thân... Ai quán ý... Ai quán các pháp... Ai quán ý thức... Ai quán ý xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

1194. Phải thấy được môi trường khiến phiền não sanh khởi

Phiền não tham, sân, si sanh khởi từ môi trường hết sức phức tạp mà chỉ có người tu tập mới nhận rõ:


Này các Tỷ-kheo, do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm xúc lạc thọ, mà hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước. Tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc khổ thọ, mà sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà không như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy, vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên mũi và do duyên các hương khởi lên tỷ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên lưỡi và do duyên các vị khởi lên thiệt thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên thân và do duyên các xúc khởi lên thân thức... Này các Tỷ- kheo, do duyên ý và do duyên các pháp khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên xúc khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm xúc lạc thọ, mà hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước, tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc khổ thọ mà sầu muốn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà không như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra.


1195. Khả năng can thiệp của nỗ lực tu tập

Một người có tu tập thật sự sẽ không thấy luôn luôn bị động mà nhận ra những trọng điểm có thể thay đổi tình thế:

Này các Tỷ-kheo do duyên mắt và do duyên các sắc khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ, mà không hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc khổ thọ, mà không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên mũi và do duyên các hương khởi lên tỷ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên lưỡi và do duyên các vị khởi lên thiệt thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên thân và do duyên các xúc khởi lên thân thức... Này các Tỷ- kheo, do duyên ý và do duyên các pháp khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba (pháp này) là xúc. Do duyên cảm xúc khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ mà không hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc khổ thọ mà không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc bất khổ bất lạc thọ mà như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra.


Này các Tỷ-kheo, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức; yếm ly nhãn xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái. Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng...; yếm ly mũi, yếm ly các hương...; yếm ly lưỡi, yếm ly các vị...; yếm ly thân, yếm ly các xúc...; yếm ly ý, yếm ly các pháp; yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái.

Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải thoát". Và vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của sáu mươi Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 148 [tóm tắt]
Kinh Sáu Sáu
(Chachakka Sutta)
(M.iii, 280)

I. Có sáu nhóm sáu cần phải biết:

1/ Sáu nội xứ: Nhãn xứ, nhĩ xứ,.. ý xứ.

2/ Sáu ngoại xứ: Sắc, thanh, hương,... pháp.

3/ Sáu thức xứ: Do duyên mắt và sắc, khởi lên nhãn thức. Do duyên tai và tiếng khởi lên nhĩ thức,.. cho đến ý thức.

4/ Sáu xúc thân: Do mắt, sắc và nhãn thức gặp gỡ là xúc, tai, tiếng, nhĩ thức gặp gỡ là xúc cho đến ý, và ý thức.

5/ Sáu thọ thân: Do duyên sáu xúc có sáu thọ.

6/ Sáu ái thân: Do duyên sáu thọ có sáu ái.

II. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc đều vô ngã vì có sanh, diệt. Tai, tiếng, nhĩ xúc, nhĩ thức,... cho đến ý, pháp, ý thức và ý xúc đều vô ngã, vì có sanh, diệt.

III. Ai quán những pháp trên (mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc... cho đến ý xúc) là tự ngã, thì đưa đến tập khởi của thân kiến. Ai quán đó là không phải tự ngã thì đoạn diệt thân kiến.

IV. Khi một vị cảm xúc lạc thọ mà hoan hỷ, trú trước, thì tham tùy miên của vị ấy tăng. Do cảm xúc khổ thọ mà sầu muộn, than khóc, thì sân tùy miên tăng. Do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, không như thật biết rõ tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly cảm thọ ấy, thì vô minh tùy miên tăng. Người như vậy không chấm dứt đau khổ.

Nhưng nếu khi cảm xúc lạc thọ, không hoan hỷ; khi cảm xúc khổ thọ không sầu muộn than khóc; cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly cảm thọ ấy, thì tham tùy miên, sân tùy miên, vô minh tùy miên không tăng. Nhờ đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, sân tùy miên đối với khổ thọ, vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ mà vị ấy đoạn tận vô minh, làm cho minh sanh khởi, có thể ngay hiện tại là người chấm dứt đau khổ.

Do thấy vậy, vị đa văn Thánh đệ tử yểm ly mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc, yểm ly ái. Vị ấy yểm ly tai, tiếng, nhĩ thức, nhĩ xúc... cho đến yểm ly ý xúc. Do yểm ly, vị ấy ly dục. Do ly dục, vị ấy đã giải thoát, biết rằng: “Ta đã giải thoát, sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc làm đã làm xong, sau đời hiện tại không còn đời nào khác nữa”.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 148 [dàn ý]
Kinh Sáu Sáu
(Chachakka Sutta)
(M.iii, 280)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói Thế Tôn sẽ giảng về pháp sáu sáu. Rồi Thế Tôn tổng thuyết về pháp sáu sáu.



B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn nói về phân biệt pháp sáu sáu.

II. Sáu nội xứ và các pháp liên hệ đến sáu nội xứ là vô ngã.

III. Con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến.

IV. Con đường đưa đến sự đoạn diệt thân kiến.

V. Do 6 căn tiếp xúc với 6 trần, đưa đến các cảm thọ, lạc thọ làm tăng trưởng tham tùy miên, khổ thọ khiến tăng trưởng sân tùy miên, bất khổ bất lạc thọ khiến tăng trưởng vô minh tùy miên. Do vậy, không đoạn được đau khổ.

VI. Do không ái trước lạc thọ, không sầu muộn với khổ thọ, như thật biết bất khổ bất lạc thọ nên các tùy miên không tùy tăng, và có sự kiện chấm dứt khổ đau.

VII. Thái độ của vị Thánh đệ tử đưa đến giải thoát.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi thuyết giảng kinh này có 60 Tỷ-kheo được chứng quả A-la-hán.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-











Kinh số 148 [toát yếu]
Kinh Sáu Sáu
(Chachakka Sutta)
(M.iii, 280)

I. Toát yếu

The Six Sets of Six.

An especially profound and penetrating discourse on the contemplation of all the factors of sense experience as not-self.

Sáu bộ sáu.

Một bản kinh hết sức thâm thúy sâu xa dạy cách quán mọi yếu tố thuộc kinh nghiệm giác quan đều là phi ngã.

II. TÓM TẮT

Phật gọi các tỷ kheo giảng về 6 nội xứ, 6 ngoại xứ, 6 thức, 6 xúc, 6 thọ, 6 ái. Thức do duyên căn và trần. Sự gặp gỡ của căn trần thức gọi là xúc. Do 6 xúc có 6 thọ. Do 6 thọ có 6 ái. Nói mắt, sắc hay nhãn thức là tự ngã là không hợp lý vì sự sinh diệt của chúng đã được thấy rõ. Phải đi đến kết luận rằng tự ngã sinh và diệt ở nơi tôi. Mắt, sắc và nhãn thức đều vô ngã, nên nhãn xúc cũng vậy. Cũng vậy là thọ và ái từ đấy sinh ra. Với tai mũi lưỡi thân ý (6 căn) cho đến 6 trần, 6 thức, 6 xúc, 6 thọ, 6 ái cũng thế, đều vô ngã. Ai thấy những pháp ấy là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi, thì đấy là sự tập khởi của thân kiến. Ai quán các pháp ấy không phải của tôi, không là tôi hay tự ngã của tôi, thì đấy là sự đoạn diệt của thân kiến.

Do duyên xúc giữa ba pháp căn trần thức, khởi lên các cảm thọ. Do cảm xúc lạc thọ, một người hoan hỷ, tán thán, ái trước, và tham tùy miên tăng. Do xúc khổ thọ, vị ấy sầu muộn, than khóc, và sân tùy miên tăng. Do cảm xúc bất khổ bất lạc, không như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và giải thoát khỏi cảm thọ ấy, vô minh tùy miên tăng. Chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, không xả trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, không đoạn tận vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không làm cho minh sanh khởi, nên vị ấy không thể chấm dứt khổ đau. Nếu khi lạc thọ khởi lên vị ấy không ái trước tham đắm, khổ thọ khởi lên vị ấy không sầu muộn than van, và khi bất khổ bất lạc khởi lên vị ấy như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và giải thoát khỏi cảm thọ ấy, thì tham sân si tùy miên nơi vị ấy không tăng thêm. Do đoạn tận tham sân si tùy miên đối với cả ba thọ, vị ấy có thể ngay trong hiện tại, chấm dứt khổ đau. Do vậy, thánh đệ tử yểm ly căn trần thức xúc thọ ái. Do yểm ly, ly tham. Do ly tham, được giải thoát, và biết được tâm đã giải thoát. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này.

Sau khi Thế Tôn giảng như vậy, có sáu mươi tỷ kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ.

III. Chú giải

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là sáu nội xứ, tiếp xúc với sáu ngoại xứ là sắc thanh hương vị xúc pháp, khởi lên sáu loại nhận thức. Do xúc giữa căn trần thức khởi lên 6 loại cảm thọ, do 6 loại thọ khởi sáu loại ái, gọi là sáu bộ sáu. Phật phân tích như thế để cho thấy trong đó không có một bản ngã cố định bất biến, nhờ thấy vậy nên không có những khuynh hướng thầm kín (tùy miên) tham, sân, si đối với loại thọ. Nhờ ly tham nên giải thoát. Kinh này cũng gần giống kinh 149 Ðại lục xứ, chỉ trình bày hơi khác.

IV. Pháp số

(không có)

V. Kệ tụng

Phật gọi các tỷ kheo
Giảng 6 nội ngoại xứ
Thức, xúc, thọ, và ái
Mỗi thứ đều gồm sáu.

Thức do duyên căn trần,
Căn trần thức gặp gỡ
Thành ra có sáu xúc.
Từ xúc sinh thọ, ái.

Mắt, sắc và nhãn thức
Ðều không phải tự ngã
Vì sinh diệt của chúng
Ðã được thấy rõ ràng.
Phải đi đến kết luận:
Tự ngã sinh và diệt
Ngay chính ở nơi tôi.

Mắt, sắc và nhãn thức
Quả thực đều vô ngã,
Nên nhãn xúc cũng vậy.
Cũng vậy thọ và ái
Từ xúc mà sinh ra.
Tai mũi lưỡi thân ý
Năm căn kia cũng vậy
Cũng vậy là sáu trần,
Sáu thức và sáu xúc,
Sáu thọ cùng sáu ái
Tất cả đều vô ngã.

Ai thấy những pháp ấy
Là của tôi, là tôi
Là tự ngã của tôi:
Thì thân kiến tập khởi.
Ai quán các pháp ấy
Không của tôi, không tôi
Hay tự ngã của tôi:
Thân kiến ấy đoạn diệt.

Căn trần thức xúc tiếp,
Khởi lên các cảm thọ.
Do đắm trước lạc thọ,
Tham tùy miên tăng lên.
Do sầu than khổ thọ,
Sân tùy miên tăng lên.
Cảm súc không khổ lạc:
Vô minh tùy miên tăng,
Vì không như thật biết
Sự tập khởi, đoạn diệt,
Vị ngọt và nguy hiểm
Cùng với sự giải thoát
Khỏi các cảm thọ ấy.

Chính do không đoạn tận
Tham tùy miên lạc thọ,
Không trừ sân tùy miên
Ðối với các khổ thọ,
Không đoạn si tùy miên

Bất khổ bất lạc thọ,
Không làm minh sanh khởi,
Nên vị ấy không thể
Dứt khổ đến tận cùng.
Nếu không tham lạc thọ
Không buồn sầu khổ thọ
Và khi không khổ lạc
Như thật biết sinh diệt,
Vị ngọt cùng nguy hiểm
Và giải thoát cảm thọ,
Tham sân si tùy miên
Nơi vị ấy không tăng.
Do đoạn tận tùy miên
Ðối với cả ba thọ,
Vị ấy ngay hiện tại,
Chấm dứt được khổ sầu.

Do vậy, thánh đệ tử
Yểm ly căn trần thức
Cho đến xúc thọ ái.
Do yểm ly, ly tham.
Do ly tham, giải thoát,
Và tự mình biết được
Tâm đã được giải thoát.
Sanh tận, phạm hạnh thành,
Việc nên làm đã làm,
Một đi không trở lại.
Sau khi Thế Tôn giảng
Có sáu mươi tỷ kheo
Giải thoát không chấp thủ
Thành lậu tận La-hán.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-


420. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''dhammaṃ vo, bhikkhave, desessāmi ādikalyāṇaṃ majjhekalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ sātthaṃ sabyañjanaṃ, kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāsessāmi, yadidaṃ : cha chakkāni. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbāni, cha bāhirāni āyatanāni veditabbāni, cha viññāṇakāyā veditabbā, cha phassakāyā veditabbā, cha vedanākāyā veditabbā, cha taṇhākāyā veditabbā.

421. '''Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbānīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? cakkhāyatanaṃ, sotāyatanaṃ, ghānāyatanaṃ, jivhāyatanaṃ , kāyāyatanaṃ, manāyatanaṃ. 'Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbānīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Idaṃ paṭhamaṃ chakkaṃ. '''Cha  bāhirāni āyatanāni veditabbānīti : iti kho panetaṃ vuttaṃ . Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? rūpāyatanaṃ, saddāyatanaṃ, gandhāyatanaṃ, rasāyatanaṃ, phoṭṭhabbāyatanaṃ, dhammāyatanaṃ. 'Cha bāhirāni āyatanāni veditabbānīti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Idaṃ dutiyaṃ chakkaṃ. '''Cha viññāṇakāyā veditabbāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, sotañca paṭicca sadde ca uppajjati  sotaviññāṇaṃ, ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ, jivhañca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ, kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ, manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ. 'Cha viññāṇakāyā veditabbāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Idaṃ tatiyaṃ chakkaṃ. '''Cha phassakāyā veditabbāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso jivhañca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso manañca paṭicca dhamme ca  uppajjati manoviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso. 'Cha phassakāyā veditabbāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Idaṃ catutthaṃ chakkaṃ. '''Cha vedanākāyā veditabbāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā jivhañca paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā  vedanā manañca paṭicca dhamme  ca uppajjati manoviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā. 'Cha vedanākāyā veditabbāti : iti yaṃ taṃ  vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Idaṃ pañcamaṃ chakkaṃ. '''Cha taṇhākāyā veditabbāti : iti kho panetaṃ vuttaṃ. Kiñcetaṃ paṭicca vuttaṃ? cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā sotañca paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ - pe - ghānañca paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ... jivhañca paṭicca rase ca uppajjati  jivhāviññāṇaṃ... kāyañca paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ... manañca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā. 'Cha taṇhākāyā veditabbāti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ. Idaṃ chaṭṭhaṃ chakkaṃ.

422. '''Cakkhu attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Cakkhussa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'cakkhu attāti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā. '''Rūpā attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Rūpānaṃ uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'rūpā attāti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā. '''Cakkhuviññāṇaṃ attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Cakkhuviññāṇassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'cakkhuviññāṇaṃ attāti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā, cakkhuviññāṇaṃ anattā. '''Cakkhusamphasso attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Cakkhusamphassassa uppādopi vayopi paññāyati . Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'cakkhusamphasso attāti yo  vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā, cakkhuviññāṇaṃ anattā, cakkhusamphasso anattā. '''Vedanā  attāti yo vadeyya taṃ  na upapajjati. Vedanāya uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'vedanā attāti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā, cakkhuviññāṇaṃ anattā, cakkhusamphasso anattā, vedanā anattā. '''Taṇhā attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Taṇhāya uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'taṇhā attāti yo vadeyya. Iti cakkhu anattā, rūpā anattā, cakkhuviññāṇaṃ anattā, cakkhusamphasso anattā, vedanā anattā, taṇhā anattā.

423. '''Sotaṃ attāti yo vadeyya - pe - 'ghānaṃ attāti yo vadeyya... 'jivhā attāti yo vadeyya... 'kāyo attāti yo vadeyya... 'mano attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Manassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi  paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'mano attāti yo vadeyya. Iti mano anattā. '''Dhammā attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Dhammānaṃ uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'dhammā attāti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā. '''Manoviññāṇaṃ attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Manoviññāṇassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'manoviññāṇaṃ attāti  yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā, manoviññāṇaṃ anattā.

'''Manosamphasso  attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Manosamphassassa uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'manosamphasso attāti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā, manoviññāṇaṃ anattā, manosamphasso anattā.

'''Vedanā attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Vedanāya uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho  pana uppādopi  vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'vedanā attāti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā, manoviññāṇaṃ anattā, manosamphasso anattā, vedanā anattā.

'''Taṇhā attāti yo vadeyya taṃ na upapajjati. Taṇhāya uppādopi vayopi paññāyati. Yassa kho pana uppādopi vayopi paññāyati, 'attā me uppajjati ca veti cāti iccassa evamāgataṃ hoti. Tasmā taṃ na upapajjati : 'taṇhā attāti yo vadeyya. Iti mano anattā, dhammā anattā, manoviññāṇaṃ anattā, manosamphasso anattā, vedanā anattā, taṇhā anattā.

424. ''Ayaṃ kho pana, bhikkhave, sakkāyasamudayagāminī paṭipadā : cakkhuṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati rūpe 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati cakkhuviññāṇaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati cakkhusamphassaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati vedanaṃ 'etaṃ mama , esohamasmi, eso me attāti samanupassati taṇhaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati sotaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati - pe - ghānaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati - pe - jivhaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti  samanupassati - pe - kāyaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati - pe - manaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati, dhamme 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati, manoviññāṇaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati, manosamphassaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati, vedanaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati, taṇhaṃ 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassati.

''Ayaṃ  kho pana, bhikkhave, sakkāyanirodhagāminī paṭipadā : cakkhuṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Rūpe 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Cakkhuviññāṇaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Cakkhusamphassaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Vedanaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Taṇhaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Sotaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati - pe - ghānaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati... jivhaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati... kāyaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati... manaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Dhamme 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Manoviññāṇaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Manosamphassaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Vedanaṃ 'netaṃ  mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati. Taṇhaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassati.

425. ''Cakkhuñca, bhikkhave, paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati  phasso, phassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ  vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. So sukhāya vedanāya phuṭṭho samāno abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa rāgānusayo anuseti. Dukkhāya vedanāya phuṭṭho samāno socati kilamati paridevati urattāḷiṃ  kandati sammohaṃ āpajjati. Tassa paṭighānusayo anuseti. Adukkhamasukhāya vedanāya phuṭṭho samāno tassā vedanāya samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānāti. Tassa avijjānusayo anuseti. So vata, bhikkhave, sukhāya vedanāya rāgānusayaṃ appahāya dukkhāya vedanāya paṭighānusayaṃ appaṭivinodetvā adukkhamasukhāya vedanāya avijjānusayaṃ asamūhanitvā avijjaṃ appahāya vijjaṃ anuppādetvā diṭṭheva dhamme dukkhassantakaro bhavissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. ''Sotañca, bhikkhave, paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ - pe - ghānañca, bhikkhave, paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ - pe - jivhañca, bhikkhave, paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ - pe - kāyañca, bhikkhave, paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ - pe - manañca, bhikkhave, paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. So sukhāya vedanāya phuṭṭho samāno abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa rāgānusayo anuseti. Dukkhāya vedanāya phuṭṭho samāno socati kilamati paridevati urattāḷiṃ  kandati sammohaṃ āpajjati. Tassa paṭighānusayo anuseti. Adukkhamasukhāya vedanāya phuṭṭho samāno tassā vedanāya samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānāti. Tassa avijjānusayo anuseti. So vata, bhikkhave, sukhāya vedanāya rāgānusayaṃ appahāya dukkhāya vedanāya paṭighānusayaṃ appaṭivinodetvā adukkhamasukhāya vedanāya avijjānusayaṃ asamūhanitvā avijjaṃ appahāya vijjaṃ anuppādetvā diṭṭheva dhamme dukkhassantakaro bhavissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

426. ''Cakkhuñca , bhikkhave, paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. So sukhāya vedanāya phuṭṭho samāno nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa rāgānusayo nānuseti. Dukkhāya vedanāya phuṭṭho samāno na socati na kilamati paridevati na urattāḷiṃ kandati  na sammohaṃ āpajjati. Tassa paṭighānusayo nānuseti. Adukkhamasukhāya vedanāya phuṭṭho samāno tassā  vedanāya samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānāti. Tassa avijjānusayo nānuseti. So vata, bhikkhave, sukhāya vedanāya rāgānusayaṃ pahāya dukkhāya vedanāya paṭighānusayaṃ paṭivinodetvā adukkhamasukhāya vedanāya avijjānusayaṃ samūhanitvā avijjaṃ pahāya vijjaṃ uppādetvā diṭṭheva dhamme  dukkhassantakaro bhavissatīti : ṭhānametaṃ vijjati. ''Sotañca, bhikkhave, paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ - pe - . ''ghĀnañca, bhikkhave, paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ - pe - . ''Jivhañca, bhikkhave, paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ - pe - . ''Kāyañca, bhikkhave, paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ - pe - . ''Manañca, bhikkhave, paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. So sukhāya vedanāya phuṭṭho samāno nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa rāgānusayo nānuseti. Dukkhāya vedanāya phuṭṭho samāno na socati na kilamati na paridevati na urattāḷiṃ kandati na sammohaṃ āpajjati. Tassa paṭighānusayo nānuseti. Adukkhamasukhāya vedanāya phuṭṭho samāno tassā vedanāya samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānāti. Tassa avijjānusayo nānuseti. So vata, bhikkhave, sukhāya vedanāya rāgānusayaṃ pahāya dukkhāya vedanāya paṭighānusayaṃ paṭivinodetvā adukkhamasukhāya vedanāya avijjānusayaṃ samūhanitvā avijjaṃ pahāya vijjaṃ uppādetvā diṭṭheva dhamme dukkhassantakaro bhavissatīti : ṭhānametaṃ vijjati.

427. ''Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmiṃ [cakkhusmimpi (syā. kaṃ.) evamitaresupi] nibbindati, rūpesu nibbindati, cakkhuviññāṇe nibbindati, cakkhusamphasse  nibbindati, vedanāya nibbindati, taṇhāya nibbindati. Sotasmiṃ nibbindati, saddesu nibbindati - pe -  ghānasmiṃ nibbindati, gandhesu nibbindati... jivhāya nibbindati, rasesu nibbindati... kāyasmiṃ nibbindati, phoṭṭhabbesu nibbindati... manasmiṃ nibbindati, dhammesu nibbindati, manoviññāṇe nibbindati, manosamphasse nibbindati, vedanāya nibbindati, taṇhāya nibbindati. Nibbindaṃ virajjati , virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ  hoti. 'Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānātīti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti. Imasmiṃ kho pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne saṭṭhimattānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti.

Chachakkasuttaṃ niṭṭhitaṃ chaṭṭhaṃ.

-ooOoo-

148. Chachakkasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

420. Evaṃ me sutanti chachakkasuttaṃ. Tattha ādikalyāṇantiādimhi kalyāṇaṃ bhaddakaṃ niddosaṃ katvā desessāmi. Majjhapariyosānesupi eseva nayo. Iti bhagavā ariyavaṃsaṃ navahi, mahāsatipaṭṭhānaṃ sattahi, mahāassapuraṃ sattahiyeva padehi thomesi. Idaṃ pana suttaṃ navahi padehi thomesi.

Veditabbānīti sahavipassanena maggena jānitabbāni. Manāyatanena tebhūmakacittameva kathitaṃ, dhammāyatanena bahiddhā tebhūmakadhammā ca, manoviññāṇena ṭhapetvā dve pañcaviññāṇāni sesaṃ bāvīsatividhaṃ lokiyavipākacittaṃ. Phassavedanā yathāvuttavipākaviññāṇasampayuttāva. Taṇhāti vipākavedanāpaccayā javanakkhaṇe uppannataṇhā.

422. Cakkhu attāti pāṭiyekko anusandhi. Heṭṭhā kathitānañhi dvinnaṃ saccānaṃ anattabhāvadassanatthaṃ ayaṃ desanā āraddhā. Tattha na upapajjatīti na yujjati. Vetīti vigacchati nirujjhati.

424. Ayaṃ kho pana, bhikkhaveti ayampi pāṭiyekko anusandhi. Ayañhi desanā tiṇṇaṃ gāhānaṃ vasena vaṭṭaṃ dassetuṃ āraddhā. Dukkhaṃ samudayoti dvinnaṃ saccānaṃ vasena vaṭṭaṃ dassetuntipi vadantiyeva. Etaṃ mamātiādīsu taṇhāmānadiṭṭhigāhāva veditabbā. Samanupassatīti gāhattayavasena passati.

Evaṃ vaṭṭaṃ dassetvā idāni tiṇṇaṃ gāhānaṃ paṭipakkhavasena, nirodho maggoti imesaṃ vā dvinnaṃ saccānaṃ vasena vivaṭṭaṃ dassetuṃ ayaṃ kho panātiādimāha. Netaṃ mamātiādīni taṇhādīnaṃ paṭisedhavacanāni. Samanupassatīti aniccaṃ dukkhamanattāti passati.

425. Evaṃ vivaṭṭaṃ dassetvā idāni tiṇṇaṃ anusayānaṃ vasena puna vaṭṭaṃ dassetuṃ cakkhuñca, bhikkhavetiādimāha. Tattha abhinandatītiādīni taṇhādiṭṭhivaseneva vuttāni. Anusetīti appahīno hoti. Dukkhassāti vaṭṭadukkhakilesadukkhassa.

426. Evaṃ tiṇṇaṃ anusayānaṃ vasena vaṭṭaṃ kathetvā idāni tesaṃ paṭikkhepavasena vivaṭṭaṃ dassento puna cakkhuñcātiādimāha. Avijjaṃ pahāyāti vaṭṭamūlikaṃ avijjaṃ pajahitvā. Vijjanti arahattamaggavijjaṃ uppādetvā.

427. Ṭhānametaṃ vijjatīti ettakeneva kathāmaggena vaṭṭavivaṭṭavasena desanaṃ matthakaṃ pāpetvā puna tadeva sampiṇḍetvā dassento evaṃ passaṃ, bhikkhavetiādimāha. Saṭṭhimattānaṃ bhikkhūnanti ettha anacchariyametaṃ, yaṃ sayameva tathāgate desente saṭṭhi bhikkhū arahattaṃ pattā. Imañhi suttaṃ dhammasenāpatimhi kathentepi saṭṭhi bhikkhū arahattaṃ pattā, mahāmoggallāne kathentepi, asītimahātheresu kathentesupi pattā eva. Etampi anacchariyaṃ. Mahābhiññappattā hi te sāvakā.
Aparabhāge pana tambapaṇṇidīpe māleyyadevatthero nāma heṭṭhā lohapāsāde idaṃ suttaṃ kathesi. Tadāpi saṭṭhi bhikkhū arahattaṃ pattā. Yathā ca lohapāsāde, evaṃ thero mahāmaṇḍapepi idaṃ suttaṃ kathesi. Mahāvihārā nikkhamitvā cetiyapabbataṃ gato, tatthāpi kathesi. Tato sākiyavaṃsavihāre, kūṭālivihāre, antarasobbhe, muttaṅgaṇe, vātakapabbate, pācinagharake, dīghavāpiyaṃ, lokandare, nomaṇḍalatale kathesi. Tesupi ṭhānesu saṭṭhi saṭṭhi bhikkhū arahattaṃ pattā. Tato nikkhamitvā pana thero cittalapabbataṃ gato. Tadā ca cittalapabbatavihāre atirekasaṭṭhivasso mahāthero, pokkharaṇiyaṃ kuruvakatitthaṃ nāma paṭicchannaṭṭhānaṃ atthi, tattha thero nhāyissāmīti otiṇṇo. Devatthero tassa santikaṃ gantvā nhāpemi, bhanteti āha. Thero paṭisanthāreneva – ‘‘māleyyadevo nāma atthīti vadanti, so ayaṃ bhavissatī’’ti ñatvā tvaṃ devoti āha. Āma, bhanteti. Saṭṭhivassaddhānaṃ me, āvuso, koci sarīraṃ hatthena phusituṃ nāma na labhi, tvaṃ pana nhāpehīti uttaritvā tīre nisīdi.

Thero sabbampi hatthapādādiparikammaṃ katvā mahātheraṃ nhāpesi. Taṃ divasañca dhammassavanadivaso hoti. Atha mahāthero – ‘‘deva amhākaṃ dhammadānaṃ dātuṃ vaṭṭatī’’ti āha. Thero sādhu, bhanteti sampaṭicchi. Atthaṅgate sūriye dhammassavanaṃ ghosesuṃ. Atikkantasaṭṭhivassāva saṭṭhi mahātherā dhammassavanatthaṃ agamaṃsu. Devatthero sarabhāṇāvasāne imaṃ suttaṃ ārabhi, suttantapariyosāne ca saṭṭhi mahātherā arahattaṃ pāpuṇiṃsu. Tato tissamahāvihāraṃ gantvā kathesi, tasmimpi saṭṭhi therā. Tato nāgamahāvihāre kāḷakacchagāme kathesi, tasmimpi saṭṭhi therā. Tato kalyāṇiṃ gantvā tattha cātuddase heṭṭhāpāsāde kathesi, tasmimpi saṭṭhi therā. Uposathadivase uparipāsāde kathesi, tasmimpi saṭṭhi therāti evaṃ devatthereyeva idaṃ suttaṃ kathente saṭṭhiṭṭhānesu saṭṭhi saṭṭhi janā arahattaṃ pattā.

Ambilakāḷakavihāre pana tipiṭakacūḷanāgatthere imaṃ suttaṃ kathente manussaparisā gāvutaṃ ahosi, devaparisā yojanikā. Suttapariyosāne sahassabhikkhū arahattaṃ pattā, devesu pana tato tato ekekova puthujjano ahosīti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Chachakkasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

     

                  
        


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây được đề cập trong bài kinh Sáu Sáu? 
A. Sự khổ và nguyên nhân sanh khổ /
 B. Do duyên xúc sanh thọ, do duyên thọ duyên ái /
 C. Do không nhận rõ sự vô ngã của căn, cảnh, thức nên chúng sanh chấp thủ thân kiến /
 D. Cả ba câu a, b, c đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Chúng ta thường nói về các giác quan như thị giác, thính giác … nhưng nói chi tiết hơn thì mỗi giác quan đều bao gồm ba phần là căn, cảnh và thức. Phải chăng mặc dù xúc là sự gặp gỡ của cả ba căn, cảnh, thức nhưng đối với ba thành tố nầy mỗi chúng sanh có khuynh hướng nghiêng nặng khác biệt?
 A. Đúng vậy. Thí dụ có những người đặc biệt thích một món ăn nào đó (cảnh vị); cũng có người luôn muốn ăn vặt (có ăn là được) là nghiêng về thoả mãn thiệt căn; cũng có người sung sướng với ý nghĩ mình đã được ăn ngon (thiệt thức) /
 B. Không có sự khác biệt đối với căn cảnh và thức vì cả ba luôn đi chung /
 C. Cả hai câu trên đều đúng /
 D. Câu a và b đều sai

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: C
TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 2: A

 Trắc nghiệm 3. Khi nói tất cả hiện hữu của chúng sanh đều là sự kết hợp của nhiều yếu tố thì câu nào sau đây là đúng?
 A. Có nhiều yếu tố kết hợp thì sẽ sự tồn tại sẽ bền vững như sợi dây thừng có nhiều sợi nhỏ bện lại hay như cái ghế có bốn chân /
 B. Có nhiều yếu tố kết hợp cho thấy không có một chủ quyền tuyệt đối vì có lệ thuộc /
 C. Do tập hợp nhiều yếu tố nên bản ngã luôn rắc rối /
 D. Nhận diện con người chhỉ nên nhìn chung chung đừng đi vào chi tiết

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3: B

Trắc nghiệm 4. Một người cao ngạo khi thành công do thấy mình rất tài ba. Điều nào sau đây cho thấy cái nhìn đó là nông cạn? 
A. Một người tài giỏi có thể do cha mẹ, xã hội khéo sanh dưỡng và đào tạo/ 
B. Một người thành công có thể may mắn hay phước báo từ đời trước /
 C. Một người thành công vì có thể lúc đó không có người cạnh tranh (như trong xứ mù thằng chột làm vua) /
 D. Cả ba a, b, c đều là những điểm có thể.


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D

No comments:

Post a Comment