Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: Chư Tăng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 4/6/2020
142. Kinh Phân Biệt Cúng Dường
(Dakkhiṇāvibhaṅga Sutta) (Th ảo Luận)
Dakkhiṇā thường được dịch là cúng dường có nghĩa là sự bố thí cao trọng tác thành phước sự. Bài kinh nầy ghi lại câu chuyện đặc biệt liên quan tới cuộc đời của Đức Phật. Di mẫu Mahāpajāpatī Gotamī vừa là dì ruột vừa là kế mẫu của Đức Thế Tôn. Bà là người đã tự thân chăm sóc dưỡng nuôi thái tử Siddattha từ lúc sơ sinh với tất cả sự thương yêu hơn cả con đẻ của mình. Sau nầy hiểu đạo và chứng sơ quả bà mang một bộ y cúng dường Đức Phật. Thay vị thọ nhận, Bậc Đạo Sư khuyên nên cúng dường đến tăng chúng. Pháp thoại của Đức Phật là những phân tích sâu xa về thế nào là những cúng dường với nhiều phúc quả khác nhau.
1170. Thương kính Phật với tấm lòng của bà mẹ
Khi Đức Thế Tôn về thăm cố hương trong số những người trông mong chờ đợi được gặp lại Ngài phải nói tới Di mẫu Mahāpajāpatī Gotamī. Bà dùng đôi bàn tay ngà ngọc của mình để trồng bông vải, tự dệt, tự cắt may thành y ca sa cúng dâng Đức Phật:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú giữa dòng họ Sakka (Thích-Ca), ở Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ), tại tinh xá Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên). Rồi Mahāpajāpatī Gotamī (Củ đàm Nữ Ma-ha-ba-xà-bà-đề), đem theo một cặp y mới, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt đặc biệt cho Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy nhận lấy cho con.
Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī:
-- Này Gotamī, hãy cúng dường Tăng chúng. Bà cúng dường Tăng chúng, thời Ta sẽ được cung kính, và cả Tăng chúng cũng vậy.
Lần thứ hai, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt.. hãy nhận lấy cho con. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī:
-- Này Gotamī, hãy cúng dường Tăng chúng.. và cả Tăng chúng cũng vậy.
Lần thứ ba, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt ... hãy nhận lấy cho con. Lần thứ ba, Thế Tôn nói với Mahāpajāpatī Gotamī :
-- Này Gotami, hãy cúng dường Tăng chúng... và cả tăng chúng cũng vậy. Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
-- Thế Tôn hãy nhận cặp y mới cho Mahāpajāpatī Gotamī! Bạch Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī đã giúp ích nhiều cho Thế Tôn, là thúc mẫu, là dưỡng mẫu, đã nuôi dưỡng Thế Tôn, đã cho Thế Tôn bú sữa, vì rằng sau khi sanh thân mẫu của Thế Tôn mệnh chung, chính bà đã cho Thế Tôn bú sữa. Bạch Thế Tôn, và Thế Tôn cũng giúp ích nhiều cho Mahāpajāpatī Gotamī. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī đã quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu đem lại. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī có đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, đầy đủ lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, đầy đủ các giới luật làm bậc Thánh hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, chính nhờ Thế Tôn, Mahāpajāpatī Gotamī không còn nghi ngờ đối với Khổ, không còn nghi ngờ đối với Khổ tập, không còn nghi ngờ đối với Khổ diệt, không còn nghi ngờ đối với con Ðường đưa đến khổ diệt. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn cũng đã giúp ích nhiều cho Mahāpajāpatī Gotamī.
1172. Thương mẹ với tấm lòng của Phật
Đức Phật thay vì làm di mẫu hoan hỷ bằng cách đơn giản là thọ nhận, Ngài đã hướng dẫn bà với những bài học quan trọng theo chánh pháp:
Người thi ân và báo ân trong ý nghĩa cao đẹp nhất
-- Thật là như vậy, này Ānanda! Thật là như vậy, này Ānanda! Này Ānanda, nếu do nhờ một người, mà một người khác được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
Nếu do nhờ một người mà một người khác từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu men, rượu nấu, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.
Này Ānanda, nếu do nhờ một người mà một người khác đầy đủ tịnh tín bất động đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, đầy đủ các giới luật, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.
Này Ānanda, nếu do nhờ một người mà một người khác không có nghi ngờ đối với Khổ, không có nghi ngờ đối với Khổ tập, không có nghi ngờ đối với Khổ diệt, không có khi ngờ đối với con Ðường đưa đến khổ diệt, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.
Những đối tượng cúng dường và phúc quả dị biệt
Này Ānanda, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người. Bố thí các đức Như Lai, bậc A- la-hán, Chánh Ðẳng Giác, là cúng dường thứ nhất, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị Ðộc Giác Phật, là cúng dường thứ hai, phân loại theo hạng người. Bố thí các bậc A-la-hán, đệ tử Như Lai, là cúng dường thứ ba, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả A-la-hán là cúng dường thứ tư, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Bất lai, là cúng dường thứ năm, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Bất lai là cúng dường thứ sáu, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ bảy, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ tám, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ chín, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ mười, phân loại theo hạng người. Bố thí những vị ngoại học (bāhiraka) đã ly tham trong các dục vọng là cúng dường thứ mười một, phân loại theo hạng người. Bố thí những phàm phu gìn giữ giới luật là cúng dường thứ mười hai, phân loại theo hạng người. Bố thí những phàm phu theo ác giới là cúng dường thứ mười ba, phân loại theo hạng người được bố thí. Bố thí các loại bàng sanh là cúng dường thứ mười bốn, phân loại theo hạng người.
Tại đây, này Ānanda, sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức. Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức. Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức. Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu, cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Dự lưu? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả A-la-hán đệ tử Như Lai? Còn nói gì đến những vị Ðộc Giác Phật? Còn nói gì đến các Như Lai bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác?
Bảy sự cúng dường đến Tăng chúng
Này Ānanda, có bảy loại cúng dường cho Tăng chúng. Bố thí cho cả hai Tăng chúng với đức Phật là vị cầm đầu là cúng dường Tăng chúng thứ nhất. Bố thí cho cả hai Tăng chúng, sau khi đức Phật đã nhập diệt là cúng dường Tăng chúng thứ hai. Bố thí cho chúng Tỷ-kheo Tăng là cúng dường Tăng chúng thứ ba. Bố thí cho chúng Tỷ-kheo ni là cúng dường Tăng chúng thứ tư. Bố thí và nói rằng: "Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ năm. Bố thí và nói rằng: "Mong rằng Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỷ-kheo như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ sáu. Bố thí và nói rằng: "Mong rằng Tăng chúng chỉ định cho một số Tỷ-kheo ni như vậy", là cúng dường Tăng chúng thứ bảy.
Nhưng này Ānanda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạng chuyển tánh (gotrabhuno), với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới. Nhưng này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng.
Bốn sự cúng dường trên phương diện thanh tịnh
Này Ānanda, có bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường. Thế nào là bốn? Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận. Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho. Này Ānanda, có loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận. Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.
Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho giữ giới, theo thiện pháp, còn những người nhận theo ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này Ānanda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận.
Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho? Ở đây, này Ānanda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, còn những người nhận giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ānanda, là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho.
Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho theo ác giới, theo ác pháp, và người nhận cũng theo ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này Ānanda, là sự cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.
Và này Ānanda, thế nào là loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận? Ở đây, này Ānanda, người cho giữ giới, theo thiện pháp; và người nhận cũng giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, này Ānanda, là sự cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.
Này Ānanda, như vậy là bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Ðạo sư lại nói thêm:
Ai đầy đủ giới luật,
Bố thí cho ác giới;
Vật thí được đúng pháp,
Với tâm khéo hoan hỷ,
Với lòng tin vững vàng
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy,
Thanh tịnh bởi người cho.
Ai không giữ giới luật,
Bố thí cho thiện giới;
Vật thí không đúng pháp,
Với tâm không hoan hỷ,
Không lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy,
Thanh tịnh bởi người nhận.
Ai không giữ giới luật,
Bố thí cho ác giới;
Vật thí không đúng pháp,
Với tâm không hoan hỷ,
Không lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Sự cúng dường như vậy
Cả hai không thanh tịnh.
Ai đầy đủ giới luật,
Bố thí cho thiện giới;
Vật thí được đúng pháp,
Với tâm khéo hoan hỷ,
Với lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Ta nói bố thí ấy
Chắc chắn có quả lớn.
Ai xuất ly tham ái
Bố thí không tham ái,
Vật thí được đúng pháp.
Với tâm khéo hoan hỷ,
Với lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Ta nói bố thí ấy
Là quảng đại tài thí.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Phần thảo luận tiếp theo ngày 3 tháng 6, 2020
Thảo luận 1. Phải chăng sự kiện ghi nhận trong bài kinh nầy xẩy ra trước khi tôn giả Ananda trở thành thị giả chính thức của Đức Thế Tôn? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 7. Câu Phật ngôn: Này Ānanda, có bảy loại cúng dường cho Tăng chúng. Bố thí cho cả hai Tăng chúng (buddhappamukhe ubhatosaṅghe dānaṃ deti) với đức Phật là vị cầm đầu là cúng dường Tăng chúng thứ nhất. Phải chăng câu nầy xác định cả hai hội chúng tỳ kheo, tỳ kheo ni đều là “Tăng”? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 8. Trong câu Phật ngôn: “Này Ānanda, có bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường. Thế nào là bốn? Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng không bởi người nhận. Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho. Này Ānanda, có loại cúng dường không được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận. Này Ānanda, có loại cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận.
(catasso kho imā, ānanda, dakkhiṇā visuddhiyo. katamā catasso? atthānanda, dakkhiṇā dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato. atthānanda, dakkhiṇā paṭiggāhakato visujjhati no dāyakato. atthānanda, dakkhiṇā neva dāyakato visujjhati no paṭiggāhakato. atthānanda, dakkhiṇā dāyakato ceva visujjhati paṭiggāhakato ca). Phải chăng chữ visujjhati nên được hiểu là động từ “thanh tịnh hoá, làm cho trong sạch, khiến cho cao khiết” hơn là theo ý nghĩa tĩnh từ như trong cụm từ “sự cúng dường thanh tịnh”?
Thảo luận 3. Câu Phật ngôn: Thật là như vậy, này Ānanda! Thật là như vậy, này Ānanda! Này Ānanda, nếu do nhờ một người, mà một người khác được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
(evametaṃ, ānanda. yaṃ hānanda, puggalo puggalaṃ āgamma buddhaṃ saraṇaṃ gato hoti, dhammaṃ saraṇaṃ gato hoti, saṅghaṃ saraṇaṃ gato hoti, imassānanda, puggalassa iminā puggalena na suppatikāraṃ vadāmi, yadidaṃ abhivādana-paccuṭṭhānāñjalikamma sāmīcikammacīvarapiṇḍapātasenāsanagilā- nappaccayabhesajjaparikkhārānuppadānena). Phải chăng cho thấy một người giúp người khác thành tựu chánh kiến là sự báo ân và thi ân cao trọng nhất?
Nói cách khác phải chăng theo Phật ngôn nầy thì nếu làm con an trú cha mẹ vào chánh pháp, nhà sư tạo niềm tin cho người thế tục thì có thể gọi là ĐỦ ĐỀN ĐỀN ÂN ĐÁP NGHIÃ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Câu Phật ngôn:Nhưng này Ānanda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạng chuyển tánh (gotrabhuno), với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới. Nhưng này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng. - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Câu Phật ngôn: Thật là như vậy, này Ānanda! Thật là như vậy, này Ānanda! Này Ānanda, nếu do nhờ một người, mà một người khác được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
(evametaṃ, ānanda. yaṃ hānanda, puggalo puggalaṃ āgamma buddhaṃ saraṇaṃ gato hoti, dhammaṃ saraṇaṃ gato hoti, saṅghaṃ saraṇaṃ gato hoti, imassānanda, puggalassa iminā puggalena na suppatikāraṃ vadāmi, yadidaṃ abhivādana-paccuṭṭhānāñjalikamma sāmīcikammacīvarapiṇḍapātasenāsanagilā- nappaccayabhesajjaparikkhārānuppadānena). Phải chăng cho thấy một người giúp người khác thành tựu chánh kiến là sự báo ân và thi ân cao trọng nhất?
Nói cách khác phải chăng theo Phật ngôn nầy thì nếu làm con an trú cha mẹ vào chánh pháp, nhà sư tạo niềm tin cho người thế tục thì có thể gọi là ĐỦ ĐỀN ĐỀN ÂN ĐÁP NGHIÃ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Câu Phật ngôn:Nhưng này Ānanda, trong thời gian tương lai sẽ có những hạng chuyển tánh (gotrabhuno), với những áo cà-sa vàng xung quanh cổ, theo ác giới, ác pháp, và cuộc bố thí đối với chúng Tăng theo ác giới. Nhưng này Ānanda, khi Ta nói rằng cúng dường cho Tăng chúng là vô số và vô lượng, thời này Ānanda, Ta không có muốn nói rằng bất cứ phương tiện gì, một sự bố thí phân loại theo cá nhân lại có kết quả to lớn hơn đối với cúng dường cho Tăng chúng. - TT Pháp Đăng
Thảo luận 9. Có nên tạo phước với tâm chân thành giản dị? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 10. Phải chăng rất khó để đánh giá hay lượng định kiến văn hay trình độ tu chứng của các vị thiền sư, pháp sư? - ĐĐ Tuệ Tri
Thảo luận 11. Sự suy xét bằng trí tuệ có làm giảm thiểu tâm hoan hỷ khi làm thiện sự? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 12. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment