Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/2/2020
64. Dai kinh Mālunkya (Mahāmālukyasutta)(tiếp theo)
764. Nên nhận thức thế nào về phương thức đoạn diệt
năm hạ phần kiết sử?
Đó là một hành trình cần sự hiểu biết và quyết tâm:
Này Ananda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ
năm hạ phần kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, nhưng năm hạ
phần kiết sử được biết rõ, hay được thấy rõ, hay được đoạn trừ, sự tình như vậy
không xảy ra. Ví như, này Ananda, đối với một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, nếu
người ấy không đẽo vỏ trong, không đẽo giác cây, nhưng vẫn có thể đẽo được lõi
cây, sự tình này không xảy ra.
Cũng vậy, này Ananda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự
đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy,
nhưng năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn
trừ, sự tình như vậy không xảy ra. Và này Ananda, con đường nào, lộ trình nào
đưa đến đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, lộ trình ấy,
thời năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn
trừ, sự tình như vậy xảy ra.
Ví như, này Ananda, đối với một cây lớn, đứng thẳng, có lõi
cây, nếu người ấy sau khi đẽo vỏ trong, sau khi đẽo giác cây, thời sẽ đẽo được
lõi cây, sự tình này xảy ra. Cũng vậy, này Ananda, con đường nào, lộ trình nào
đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, đạo lộ ấy,
thời năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy rõ, hay sẽ được đoạn
diệt, sự tình như vậy xảy ra.
Này Ananda, ví như sông Hằng, nước đầy tràn, con quạ có thể
uống được. Rồi một người ốm yếu đi đến và nghĩ như sau: "Sau khi lội cắt
ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn". Nhưng
người ấy không thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của người ấy,
đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, này Ananda, bất cứ ai, khi được giảng
pháp để đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của vị ấy không thích thú, không hoan hỷ,
không có định tĩnh, không có giải thoát, thời vị ấy cần phải được xem là giống
người ốm yếu kia.
Này Ananda, ví như sông Hằng, nước lớn, đầy tràn, con quạ có
thể uống được. Rồi một người lực sĩ đi đến và nghĩ như sau: "Sau khi lội cắt
ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn". Người
ấy có thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng với tay của người ấy, đến được bờ
bên kia an toàn. Cũng vậy, này Ananda, bất cứ ai, khi được giảng pháp để được
đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của vị ấy thích thú, hoan hỷ, có định tĩnh, có giải
thoát, thời vị ấy được xem là giống như người lực sĩ kia
765. Hành trình để đoạn tận năm hạ phần kiết sử được dạy
thế nào?
Trong bài kinh nầy sự tu tập dẫn đến giải thoát bao gồm cả
hai chỉ (samatha) và quán (vipassana), mà qua đó, mỗi giai đoạn thiền chứng đều
có thể làm cơ sở khai triển tuệ quán:
Và này Ananda, thế nào là con đường, thế nào là lộ trình đưa
đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo do viễn ly các
sanh y (Upadhiviveka), do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh thân
thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền
thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành
pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều
bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị
này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị
ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh,
đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt,
vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến
sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời
do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy
được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda,
đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú
Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội
tĩnh nhứt tâm... ly hỷ trú xả, chánh niệm
tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng
và an trú Thiền thứ ba... xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng
và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành
pháp, thức pháp là vô thường , khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều
bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị
này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị
ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh,
đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt,
vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến
sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời
do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy
được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda,
đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ
mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng:
"Hư không là vô biên", chứng và trú Hư không vô biên xứ. Vị này chánh
quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường...
(như trên)... không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda, đây là con đường, đây
là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo vượt lên mọi Hư không vô biên xứ,
nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ... (như
trên)... vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì",
chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng
pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi
tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không,
là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi
các pháp ấy, vị ấy tập trung vào bất tử giới và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh,
đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt,
vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến
sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời
do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được
hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda, đây
là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
767. Phải chăng sự giác ngộ đòi hỏi cả hai tâm giải
thoát và tuệ giải thoát?
Đức Phật dạy không nhất thiết như vậy. Theo sớ giải thì
ngay cả hai bậc thượng thủ thinh văn thì tôn giả Sàriputta thành tựu đạo quả
nghiêng về tuệ giải thoát và tôn giả Moggallàna nghiêng về tâm giải thoát mặc
dù cả hai đều là bậc “câu phần giải thoát”. Tôn giả Ananda đặc biệt hỏi rõ điểm
nầy trực tiếp từ Đức Phật:
-- Bạch Thế Tôn, nếu đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến
sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử thời do hành trì như thế nào mà một số vị Tỷ-kheo
chứng tâm giải thoát, một số chứng tuệ giải thoát?
-- Ở đây, này Ananda, Ta nói rằng do sự sai khác về căn
tánh.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây đúng khi nói về năm hạ phần kiết sử?
A. Đó là những kiết sử thô so với năm thượng phần kiết sử /
B. Đó là những kiết sử cực thịnh trong dục giới /
C. Chỉ có bậc thánh tam quả A na hàm mới đoạn tận năm hạ phần kiết sử /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1 : D
Trắc nghiệm 2. Tại sao Đức Thế Tôn đặc biệt đề cập đến thiền chứng sắc và vô sắc khi nói về hành trình đoạn tận năm hạ phần kiết sử?
A. Vì các thiền chứng sắc và vô sắc vượt khỏi cảnh giới quen thuộc của năm hạ phần kiết sử (dục giới) /
B. Vì các cõi phạm thiên không có ngã chấp /
C. Vì không có thiền chứng sắc và vô sắc thì không thể nào chứng tứ quả vô sanh /
D. Vì thiền quán luôn luôn phải đi với thiền chỉ
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2 : A
Trắc nghiệm 3. Có phải chứng đắc đầy đủ các tầng thiền sắc giới và vô sắc giới để thành tựu tuệ giác?
A. Đúng vậy, nên Đức Phật đã lược kê từ sơ thiền tới thiền vô sở hữu xứ /
B. Không hẳn. Như trong bài kinh nầy đề cập ngay cả một vị chỉ chứng sơ thiền nhưng dùng sở đắc để quán chiếu thì cũng chứng đắc tuệ giác /
C. Đúng vậy. Ngày nay ít người tu thiền chỉ nên không ai chứng đạo quả /
D. Không đúng. Thiền chỉ không có giá trị gì cho sự giác ngộ giải thoát.
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3 : B
Trắc nghiệm 4. Sự chứng đắc tuệ giác mang đặc tính nào sau đây?
A. Sự an tịnh nội tại đặc biệt là định lực /
B. Đặt nỗ lực đúng chỗ /
C. Có khả năng buông xả những sở đắc /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4:D
Trắc nghiệm 5. Từ những lời giảng của Đức Phật thì điều nào sau đây có thể được rút ra như những bài học cho cuộc sống hằng ngày?
A. Hạnh phúc của sự an tịnh nội tâm rất lợi ích để giảm bớt những chi phối của thế sự, ngoại cảnh… /
B. Nếu sự thành tựu nào mà dậm chân một chỗ tức là ngăn ngại cho sự tiến bộ /
C. Khả năng quan chiếu vô thường, khổ não, vô ngã trong mọi giai đoạn giúp chúng ta tỉnh táo đối với các sở đắc /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5 :D
Trắc nghiệm 6. Thí dụ nào sau đây đúng khi nói về chỉ (samatha) và quán (vipassana)?
A. Chỉ giống như sức khoẻ tốt của thân giúp cho trí não (như quán) được hoạt dụng tốt /
B. Chỉ giống như vốn liếng để làm ăn, quán giống như phương cách đầu tư tốt. Có đầu óc làm ăn mà thiếu vốn cũng khó khăn /
C. Chỉ như trình độ ngữ pháp, quán như khả năng sáng tác thơ văn /
D. Cả ba câu trên đều hợp lý
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 6 :D
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2 : A
Trắc nghiệm 3. Có phải chứng đắc đầy đủ các tầng thiền sắc giới và vô sắc giới để thành tựu tuệ giác?
A. Đúng vậy, nên Đức Phật đã lược kê từ sơ thiền tới thiền vô sở hữu xứ /
B. Không hẳn. Như trong bài kinh nầy đề cập ngay cả một vị chỉ chứng sơ thiền nhưng dùng sở đắc để quán chiếu thì cũng chứng đắc tuệ giác /
C. Đúng vậy. Ngày nay ít người tu thiền chỉ nên không ai chứng đạo quả /
D. Không đúng. Thiền chỉ không có giá trị gì cho sự giác ngộ giải thoát.
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3 : B
Trắc nghiệm 4. Sự chứng đắc tuệ giác mang đặc tính nào sau đây?
A. Sự an tịnh nội tại đặc biệt là định lực /
B. Đặt nỗ lực đúng chỗ /
C. Có khả năng buông xả những sở đắc /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4:D
Trắc nghiệm 5. Từ những lời giảng của Đức Phật thì điều nào sau đây có thể được rút ra như những bài học cho cuộc sống hằng ngày?
A. Hạnh phúc của sự an tịnh nội tâm rất lợi ích để giảm bớt những chi phối của thế sự, ngoại cảnh… /
B. Nếu sự thành tựu nào mà dậm chân một chỗ tức là ngăn ngại cho sự tiến bộ /
C. Khả năng quan chiếu vô thường, khổ não, vô ngã trong mọi giai đoạn giúp chúng ta tỉnh táo đối với các sở đắc /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5 :D
Trắc nghiệm 6. Thí dụ nào sau đây đúng khi nói về chỉ (samatha) và quán (vipassana)?
A. Chỉ giống như sức khoẻ tốt của thân giúp cho trí não (như quán) được hoạt dụng tốt /
B. Chỉ giống như vốn liếng để làm ăn, quán giống như phương cách đầu tư tốt. Có đầu óc làm ăn mà thiếu vốn cũng khó khăn /
C. Chỉ như trình độ ngữ pháp, quán như khả năng sáng tác thơ văn /
D. Cả ba câu trên đều hợp lý
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 6 :D