Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 18/2/2020
57. Kinh Cẩu
Hành Giả (Kukkuravatika sutta)
711. Tại sao gọi Kinh Cẩu
Hành Giả ?
Cẩu hành giả - kukkuravatika – là người tu theo hạnh con
chó. Thật ra bài kinh nầy trực tiếp liên quan tới hai đạo sĩ: một người chuyên
thực hành giống đặc tính của con bò (Ngưu hành giả) và một người tu theo hạnh
con chó. Tên bài kinh được đặt theo một trong hai đạo sĩ đó.
712. Đại ý Kinh Cẩu Hành Giả gì?
a.
Có nghiệp đen đưa đến quả báo đen,
b.
Có nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng
c.
Có nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen
trắng
d.
Có nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo
không đen trắng đưa đến sự đoạn tận các nghiệp.
713. Punna Koliyaputta và lõa thể Seniya là những nhân vật
thế nào?
Cả hai đều là những đạo sĩ tinh cần thực tập đặc hạnh.
Seniya theo hạnh con chó. Punna Koliyaputta theo hạnh con bò. Hai người đến gặp
Đức Phật người nầy hỏi về cảnh giới tái sanh tương lai của người kia.
714. Hai đạo sĩ đã hỏi gì và tại sao Đức Phật ban đầu
giữ im lặng?
Trong tín ngưỡng dân gian người ta thường ngưỡng mộ những
người có đặc hạnh như Ông Đạo Nằm (chuyên nằm), Ông Đạo Dừa…. Khi hai đạo sĩ Cẩu
Hành Giả và Ngưu Hành Giả hỏi về quả lai sanh của sự hành trì Đức Thế Tôn đã từ
chối không trả lời. Họ hỏi ba lần. Đến lần thứ tư thì Đức Thế Tôn đã dạy:
- Này Punna, thật sự Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông
và đã nói: "Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa".
Tuy vậy, Ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Punna, người nào hành trì hạnh con
chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con chó một cách hoàn toàn viên
mãn, hành trì tâm con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con chó
một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh thân hữu cùng
với các loài chó.
Và Ngài cũng nói rõ:
Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: "Do giới này, hạnh này,
khổ hạnh này, hay phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này, hay chư Thiên
khác", thời này Punna, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh
thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Punna, nếu hạnh con chó được
thành tựu, thời được sanh trong loài chó, nếu không được thành tựu, thời được
sanh trong địa ngục.
Câu trả lời cũng tương tự đối với vị tu theo hạnh con bò.
715. Thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen?
Đó là người sống với nếp sống tổn hại gây khổ cho bản thân
hay cho tha nhân nên kiếp sau có quả dị thục tương đương:
Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo
ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có
tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới
có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc
có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ
có tổn hại, thuần nhất khổ thọ, như các chúng sanh trong địa ngục. Như vậy, này
Punna, là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy
sanh khởi tùy thuộc hành động của mình, và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các
cảm xúc kích thích mình. Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh là thừa
tự hạnh nghiệp (của mình)". Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp đen đưa
đến quả báo đen.
716. Thế nào là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng?
Đó là người sống với nếp sống vô hại, an tịnh cho bản
thân hay cho tha nhân nên kiếp sau có quả dị thục tương đương:
Ở đây, này Punna, có người làm thân hành không không có tổn
hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không không có tổn hại. Sau khi
làm thân hành không không có tổn hại, khẩu hành không không có tổn hại, ý hành
không không có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới không không có tổn hại.
Vì phải sanh vào thế giới không không có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc
không không có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại, vị này
cảm thọ những cảm thọ không không có tổn hại, thuần nhất lạc thọ, như chư Thiên
Subhakinha (Biến Tịnh thiên). Như vậy này Punna là sự sanh khởi của một chúng
sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của
mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy.
Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của
mình)". Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng.
717. Thế nào là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng?
Đó là người sống có nếp sống pha lẫn đen và trắng thì quả
dị thục cũng pha lẫn trắng và đen:
Ở đây, này Punna, có người làm các thân hành có tổn hại và
không tổn hại, các khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, các ý hành có tổn hại
và không tổn hại. Sau khi làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, khẩu
hành có tổn hại và không tổn hại, ý hành có tổn hại và không tổn hại, vị này được
sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn
hại và không tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại.
Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm thọ những cảm
thọ có tổn hại và không tổn hại, có lạc thọ khổ thọ xen lẫn, như một số loài
Người, một số chư Thiên và một số chúng sanh trong đọa xứ. Như vậy, này Punna
là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh
khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm
xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh
là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)". Như vậy này Punna, được gọi là nghiệp
đen trắng đưa đến quả báo đen trắng.
718. Thế nào là nghiệp nghiệp không đen trắng đưa đến
quả báo không đen trắng đưa đến sự đoạn tận các nghiệp?
Đó là thuộc tánh tư (cetana cetasika) trong tâm tứ đạo:
Ở đây, này Punna chỗ nào có ý chí (Cetana: Tư tâm sở) đoạn
trừ nghiệp đen đưa đến quả báo đen, và đọan trừ nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng,
đưa đến không trắng không đen. Ở đây, này Punna, chỗ nào có ý chí như vậy, này
Punna, được gọi là nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp
đưa đến sự đoạn tận các nghiệp.
(bản dịch tiếng Việt trong đoạn nầy nguyên văn có nhiều chỗ
sai cần sửa lại)
719. Sau khi nghe Đức Thế Tôn dạy về sự tương đồng nghiệp
quả hai đạo sĩ ra sao?
Punna Koliyaputta phát tâm quy y Tam Bảo trợ thành một Phật
tử cư sĩ. Seniya đi xa hơn phát tâm xuất gia theo Đức Phật được đặc cách thọ đại
giới không quan thời gian biệt trú và vị nầy sau đó chứng quả vô sanh ứng cúng.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Nhiều người quan niệm rằng tà kiến thuộc si mê lầm lạc là tâm si. Tại sao theo A Tỳ Đàm thì tà kiến chỉ có trong tâm tham? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao hành động thì có thể pha lẫn trắng đen nhưng một sát na tâm thì không thể? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Nếu một người sống không liên hệ tới ai nhưng có nếp sống đặc biệt riêng mình thì có là nhân sanh quả đời sau tương đồng với hiện kiếp (như câu: Ai hành trì như chó sẽ sanh làm chó)? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Tu sai nhưng có tấm lòng thì có thể chăng để nói “lòng thành thì Phật chứng”?
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment