Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/2/2020
62. Đại Kinh Giáo Huấn Ràhula (Mahā Rāhulāhulovāda Sutta)(tiếp theo)
753. Ngoài sự quán sát về đặc tánh của vật chất, Đức
Phật còn dạy thêm những gì?
Ngài dạy một hành giả cần huân tu tứ vô lượng tâm:
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về lòng từ. Này Rahula, do
tu tập sự tu tập về lòng từ, cái gì thuộc sân tâm sẽ được trừ diệt . Này
Rahula, hãy tu tập sự tu tập về lòng bi. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về
lòng bi, cái gì thuộc hại tâm sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập
về hỷ. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về hỷ, cái gì thuộc bất lạc sẽ được trừ
diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về xả. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về
xả, cái gì thuộc hận tâm sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về
bất tịnh. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về bất tịnh, cái gì thuộc tham ái được
trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về vô thường. Này Rahula, do tu tập
sự tu tập về vô thường, cái gì thuộc ngã mạn được trừ diệt.
Và cuối cùng là câu trả lời chi tiết đối với câu hỏi của
Ràhula về cách niệm hơi thở:
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về niệm hơi thở vô hơi thở
ra. Này Rahula, do tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra, làm cho sung mãn, nên được
quả lớn, được lợi ích lớn. Và này Rahula, thế nào là tu tập niệm hơi thở vô hơi
thở ra, làm cho sung mãn nên được quả lớn, được lợi ích lớn?
Ở đây, này Rahula, vị Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc
cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm
trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị
ấy biết: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở
ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở
ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi
sẽ thở vô," vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy
tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh
thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ,
tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành (Cittasankhara), tôi sẽ
thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành,
tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan,
tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.
"Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định
tĩnh, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô",
vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ
thở vô", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi
sẽ thở ra", vị ấy tập "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.
"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Tu tập niệm hơi thở vô hơi thở ra như vậy, này Rahula, làm
cho sung mãn như vậy, có quả lớn, có lợi ích lớn. Này Rahula, tu tập niệm hơi
thở vô hơi thở ra như vậy, làm cho sung mãn như vậy, thời khi những hơi thở vô,
hơi thở ra tối hậu chấm dứt, chứng được giác tri, không phải không được giác
tri.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment