Sunday, February 9, 2020

Chương Trình Đặc Biệt Bảy Ngày Cầu Nguyện Cho Sư Trưởng Giác Chánh

Chương Trình Đặc Biệt

Bảy Ngày Cầu Nguyện

Cho Sư Trưởng Giác Chánh Bodhisàma Mahathero


NGÀY 9 THÁNG 2 NĂM 2020

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma tiếp tục chương trình Bảy Ngày Cầu Nguyện Cho Sư Trưởng Giác Chánh Bodhisamma Mahathero cùng lúc với tang lễ đang diễn ra tại chùa Bửu Đức, Biên Hoà, Việt Nam. Bình sinh Sư Trưởng là người luôn hoan hỷ với những đàm luận và quảng diễn Phật Pháp đặc biệt là môn A tỳ đàm. Chính vì vậy trong thời gian nầy chư tăng và Phật tử tập trung nói về yếu lược bảy bộ Diệu Pháp như một thể hiện sự tưởng nhớ một bậc tôn túc đã đóng góp thật nhiều cho sự hoằng truyền chánh pháp.

CHƯƠNG TRÌNH NGÀY 9.2.2020

Nội dung của ngày cầu nguyện hôm nay gồm có:

Tụng kinh Abhidhamma Matika để hướng nguyện phước lành – KÍNH ĐIẾU TRƯỞNG LÃO GIÁC CHÁNH -  Thảo luận bộ  của Tạng Diệu Pháp - Lời nguyện cầu cho một bậc sống vì đại nguyện.



Kính bạch giác linh hòa thượng
Một ánh sao thiêng vừa băng giữa trời Nam Quốc
Mot cội cổ tùng vừa đổ  trên đất Nam Truyền
Kính tiếc lắm thay
Nhớ linh xưa
Bản quán Vĩnh Long, chào đời năm Đinh Hợi
Tính đến nay vừa vặn bảy tư năm
Tuổi đôi mươi giác chủng nảy mầm
Biệt xứ xa quê tầm sư học đạo
Duy thức tinh thâm
Tỳ Đàm uyên áo
Tám mốt, một trăm dung nhiếp nghĩa huyền
Tâm vật vô thường
Vạn hữu do duyên
Chân với Tục tùy thời phương tiện
Tứ cú bách phi trù lâm biên kiến
Hí luận biện thông đặt hết ở hiên ngoài
Năm mươi năm
Thao thức bản hoài
Viết sách, giảng kinh
Truyền đăng tục diệm
Vẫn bất biến giữa dòng đời vạn biến
Năm mươi năm chưa phai nhạt tấc lòng
Pháp tử môn đồ lưu lạc khắp Tây Đông
Từ vạn dặm vẫn xem thầy là đuốc sáng
Bồ Tát hạnh một đời không nản
Chí hoằng dương như thiết thạch chẳng sờn
Đứng thẳng giữa đời
Như ngọn cao son
Thời cuộc, lợi danh
Chỉ là cơn gió thoảng
Chiều nay
Kính tiếc lắm thay
Ngọn cao sơn đã đổ, 
non xưa chỉ còn là hoài niệm
Tòng lâm cháy rồi,
rừng cũ bây giờ là cõi vắng hoang liêu
Tổ đình mênh mông xao xác tiếng chim chiều
Chùa thầy hắt hiu gió lùa sông vắng
Đạo tràng sơn môn giờ là cõi lặng
Thầy đi rồi
Vùng mây khói sau lưng
Vạn hữu do duyên
Có rồi phải mất
Duyên tụ tương phùng
Duyên tán chia xa
Người gặp người trong mỗi sát na
Người xa nhau trong từng khoảnh khắc
Thôi cũng đành thôi
Quay về giả niệm
Mong kiếp kiếp
Được là bồ đề thân quyến
Đời đời tao phùng
Làm cốt nhục Linh sơn
Cõi trầm luân nhất khứ bất hườn
Cúi xin thầy thùy từ chứng giám
Ô hô
Kính tiếc lắm thay !

Sư Điệt Toại Khanh khấp điếu

Bộ Puggalapaññatti của Tạng Diệu Pháp

Chế định hay thi thiết có nghĩa là những quy định mang tính tương đối của ước lệ. Thí dụ phương hướng đông, nam, tây, bắc chỉ dựa trên bắc cực, nam cực của trái đất. Ngoài thái không những phương hướng như vậy không áp dụng được. Tuy không mang giá trị tuyệt đối nhưng không phải là sai vì được chấp nhận theo quy ước. Đối lập với thi thiết là pháp bản thể, một trình bày nổi bật của A tỳ đàm. Pháp bản thể như vàng ròng và pháp thi thiết như những nữ trang làm từ vàng.
Nhân chế định hay nhân thi thiết là bộ kinh nói về cách loại chúng sanh trong ý nghĩa phổ quát. Trong lúc bộ Nhân Chế Định (Puggalapaññatti) là một trong bảy bộ A Tỳ Đàm thì nội dung chứa nhiều đề tài phân loại chúng sanh như Kinh Tạng. Ngài Tịnh Sự dịch là Bộ Nhân Chế Định trong lúc bản chữ Nhật Đại Tạng Nam Truyền thì dịch là Bộ Nhân Thi Thiết. Có thể nói bộ kinh nầy bắc một nhịp cầu đáng lưu tâm giữa Tạng Kinh và Tạng Diệu Pháp.
Văn Tụng:
Tadanantaraṁ puggalapaññatti nāma. Sā ‘‘khandhapaññatti āyatanapaññatti dhātupaññatti saccapaññatti indriyapaññatti puggalapaññattī’ti chabbidhena vibhattā. Sā vācanāmaggato atirekapañcabhāṇavārā; vitthāriyamānā pana anantā aparimāṇāva hoti.

Tiêu đề của bộ Puggalapaññatti:
Mục lục của Bộ Nhân Chế Định được nêu ra ở đây để “nhìn sơ qua” để có khái niệm về nội dung”mang nặng tư duy của kinh tạng”:
ÐẦU ÐỀ MỘT CHI (EKAMĀTIKĀ).

[Mātikā, Ðầu đề. Ở đây chỉ nêu đề tài chưa giải, còn gọi là Xiển thuật (uddesa); phần sau giải rộng gọi là Xiển minh (Niddesa). ND.]

[7] - Hạng thời giải thoát (samayavimutto).
Hạng phi thời giải thoát (asamayavimutto).
Hạng di động pháp (kuppadhammo).
Hạng bất động pháp (akuppadhammo).
Hạng suy thối pháp (parihãnadhammo).
Hạng bất suy pháp (aparihãnnadhammo).
Hạng khả tư cố (cetanābhabbo).
Hạng khả bao trì (anurakkhanābhabbo).
Hạng phàm phu (puthujjano).
Hạng chuyển tộc (gotrabhũ).
Hạng úy kiên (bhayūparato).
Hạng vô úy kiên (abhayũparato).
Hạng khả đắc (bhabbāgamana).
Hạng định phần (niyato).
Hạng vô định phần (aniyato).
Hạng tiến hành trụ quả (paṭipannako phaleṭṭhito).
Hạng đồng thời tận (samasīsī).
Hạng trụ kiếp (ṭhitakappī).
Hạng thánh (ariyo).
Hạng phi thánh (anariyo).
Hạng hữu học (sekkho).
Hạng vô học (asekkho).
Hạng phi hữu học phi vô học (nevasekhonāsekkho).
Hạng tam minh (tevijjo).
Hạng lục thông (chulabhiñño).
Hạng Chánh Ðẳng Giác (sammāsambuddho).
Hạng Ðộc Giác (paccekasambuddho).
Hạng tuệ giải thoát (paññāvimutto).
Hạng câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutto)
Hạng thân chứng (kāyasakkhī).
Hạng kiến đắc (diṭṭhippatto).
Hạng tín giải thoát (saddhāvimutto).
Hạng pháp tùy hành (dhammãnusārī).
Hạng tín tùy hành (saddhānusārī).
Hạng cực thất lai (sattakkhattuṃpasamo).
Hạng gia giá (kolankolo).
Hạng nhất chủng sanh (ekabījī).
Hạng nhất lai (sakadāgāmī).
Hạng bất lai (anāgāmī).
Hạng trung bang bất hoàn (antarāparinibbāyī).
Hạng sanh bang bất hoàn (upahaccaparinibbāyi).
Hạng vô hành bang bất hoàn (asankhāraparinibbāyī).
Hạng thượng lưu sắc cứu cánh thiện thú (uddhamsoto akanitthagāmī).
Hạng dự lưu (sotāpanno) tiến hành chứng quả dự lưu (sotāpattiphalasacchi-kiriyāya paṭpañño).
Hạng nhất lai (sakadāgāmī) tiến hành chứng quả nhất lai (sakadāgāmīphala-sacchikiriyāya paṭipañño).
Hạng bất lai (anāgāmī) tiến hành chứng quả bất lai (anāgāmiphalasacchi-kiriyāya patipañño).
Hạng ưng cúng (arahā) tiến hành đến ưng cúng vị.

DỨT ÐẦU ÐỀ MỘT CHI

ÐẦU ÐỀ HAI CHI (DUKAMĀTIKĀ)

[8] - Hai hạng người là:

Hạng sân giận (kodhano) và hạng oán hận (upanāhī).
Hạng quỷ quyệt (makkhī) và hạng hiểm độc (palāsī).
Hạng ganh tỵ (issukī) và hạng bỏn xẻn (maccharī).
Hạng lường gạt (satto) và hạng xảo trá (māyāvī).
Hạng vô tàm (ahiriko) và hạng vô úy (anottappī).
Hạng nan giáo (dubbaco) và hạng hữu ác hửu (pāpamitto).
Hạng bất phòng môn quyền (indriyesu aguttadvāro) và hạng bất tri độ vật thực (bhojane anattaññū).
Hạng thất niệm (muṭṭhassati) và hạng vô giác tỉnh (asampajāno).
Hạng giới lụy (sīlavipanno) và hạng kiến lụy (diṭṭhivipanno).
Hạng nội triền (ajjhatasaññojano) và hạng ngoại triền (bahiddhāsaññojano).
Hạng vô sân (akkodhano) và hạng vô hận (anupanāhī).
Hạng bất quỉ quyệt (amakkhī) và hạng vô hiểm độc (apalāsī).
Hạng vô tật (anissukī) và hạng vô lận (amacchārī).
Hạng bất lường gạt (asaṭho) và hạng bất xảo trá (amāyāvī).
Hạng hữu tàm (hirimā) và hạng hữu quí (ottappī).
Hạng dị giáo (suvaco) và hạng hữu thiện hửu (kalyāṇamitto).
Hạng phòng môn quyền (indriyesu guttadvāro) và hạng tri độ vật thực (bhojane mattaññū).
Hạng trú niệm (upaṭṭhitasati) và hạng giác tỉnh (sampajāno).
Hạng giới thành (sīlasampanno) và hạng kiến thành (diṭṭhisampanno).
Hai hạng người khó có trong đời (dve puggalā dullabhā lokasmim).
Hai hạng người khó thỏa mãn (dutappayā).
Hai hạng người dễ thỏa mãn (sutappayā).
Hai hạng người lậu tăng trưởng (āsavāvaḍḍhanti).
Hai hạng người lậu không tăng trưởng (āsavānavaḍḍhanti).
Hạng khuynh hướng xấu (hīnādhimutto) và hạng khuynh hướng tốt (panītādhi-mutto).
Hạng toại chí (titto) và hạng giúp toại chí (tappetā)

DỨT ÐẦU ÐỀ HAI CHI

ÐẦU ÐỀ BA CHI (TIKAMĀTIKĀ)

[9] - Ba hạng người là:

Hạng không hy vọng (nirāso), hạng có hy vọng (āsamso) và hạng hết hy vọng (vigatāso).

Ba hạng người dụ như bệnh nhân (gilānūpamā).

Hạng thân chứng (kāyasakkhī), hạng kiến chí (diṭṭhipatto) và hạng tín giải thoát (saddhāvimutto).

Hạng phẩn ngữ (gūthabhānī), hạng hoa ngữ (pupphabhānī) và hạng mật ngữ (madhubhāṇī). [Makhubhāni, người nói lời ngọt như mật đường]

Hạng người tâm như ong nhọt (arukūpamacitto), hạng người tâm như điển chớp (vijjūpamacitto), và hạng người tâm như lôi sấm (vajirūpamacitto).

Hạng mù mắt (andho), hạng một mắt (ekacakkhu) và hạng hai mắt (dvicakkhu).

Hạng người trí tuệ lật úp (avakujjapañño), Hạng người trí tuệ bắp vế (ucchanga-pañño) và hạng người trí tuệ rộng lớn (puthupañño).

Có số người chưa ly tham các dục và các hữu (kāmesuca bhavesucāvītarāgo), có số người ly tham các dục nhưng chưa ly tham các hữu (kāmesu vītarāgo bhavesu avītarāgo), có số người ly tham các dục và các hữu (kāmesu ca bhavesu ca vītarāgo).

Hạng người dụ như chữ viết trên đá (pāsānalekhūpamo puggalo), Hạng người dụ như chữ viết trên đất (paṭhavilekhūpamo puggalo), hạng người dụ như chữ viết trên nước (udalekhūpamo pugglo).

Ba hạng người dụ như vải bố (potthakūpamā pugglā).

Ba hạng người dụ như lụa kāsī (kāsikavatthūpamā puggalā). [Kāsikavaṭṭha, vải lụa sản xuất tại xứ kàsi tốt nổi tiếng thời xưa]

Hạng dễ ước lượng (suppameyyo), hạng khó ước lượng (duppameyyo) và hạng không thể ước lượng (appmeyyo).

Có hạng người không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận (na sevitabbo na bhajitabbo na payirupāsitabbo), có hạng người đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận (sevitabbo bhajitabbo payirupāsitabbo); có hạng người cần giao du, cần giao thiệp, cần thân cận bằng cách cúng dường kính trọng (sakkatvā garukatvā sevitabbo bhajitabbo payirupāsitabbo).

Có hạng người đáng tởm (jigucchitabbo) không đáng giao du giao thiệp thân cận; có hạng người chỉ cần lãnh đạm (ajjhupekkhitabbo) không đáng giao du giao thiệp thân cận; có hạng người cần phải giao du giao thiệp thân cận (sevitabbo).

Có hạng người bổ túc giới, hạn chế định, hạn chế tuệ (sīlesu paripūrakārī samādhisiṃ mattasokārī paññāya mattasokārī); có hạng người bổ túc giới, bổ túc định, hạn chế tuệ (sīlesu ca paripūrakārīsamādhismiñcaparipūrakārī paññāya mattasokārī); có hạng bổ túc giới, bổ túc định và bổ túc tuệ (sīlesu ca paripura-kārī samādhismiñca paripūrakārī paññāya ca parupūrakārī).

Có ba hạng Ðạo Sư.

Có ba hạng Ðạo Sư khác nữa.

DỨT ÐẦU ÐỀ BA CHI

ÐẦU ÐỀ BỐN CHI (CATUKKAMÃTIKĀ)

[10] - Bốn hạng người là:

Hạng phi hiền sĩ (asappuriso), hạng phi hiền sĩ quá phi hiền sĩ (asappurisena asappurisataro), hạng hiền sĩ (sappuriso), hạng hiền sĩ quá hiền sĩ (sappurisena sappurisena sappurisataro).

Hạng ác nhơn (pāpo), hạng ác nhơn quá ác nhơn (pāpena pāpataro), hạng thiện nhơn (kalyāno), hạng thiện nhơn quá thiện nhơn (kalyānena).

Hạng ác tánh (pāpadhammo), hạng ác tánh quá ác tánh (pāpadhammena), hạng thiện tánh (kalyānadhammo), hạng thiện tánh quá thiện tánh (kalyānadham-mena kalyānadhammataro).

Hạng có tội lỗi (sāvajjo), hạng nhiều tội lỗi (vajjabahulo), hạng ít tội lỗi (appasāvajjo), hạng không tội lỗi (anavajjo).

Hạng khai thị tri (ugghatitaññū) hạng quảng diễn tri (vipaccitaññū), hạng ứng dẫn (neyyo), hạng văn cú tối vi (padaparamo).

Hạng tương ứng biện vô tự tại biện (yuttapaṭib - hāno no muttapaṭibhāno), hạng tự tại biện bất tương ứng biện (muttapatibhāṇo no yuttapaṭibhāṇo); hạng tương ứng biện tự tại biện (yuttapaṭibhāno ca mutta - paṭibhāṇo ca), hạng bất tương ứng biện vô tự tại biện (neva yuttapaṭbhāno no muttapaṭibhāṇo).

Bốn chủng nhân pháp sư (dhammakathikā puggalā).

Bốn hạng người dụ như chuyển mưa (valahakūpa mā puggalā).

Bốn hạng người dụ như chuột (musikūpamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như xoài (ambū pamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như nồi (kumhupamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như hồ nước (udakarahadū - pamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như bò (balibaddūpamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như nọc rắn (āsivisupamā puggalā).

Có hạng người chưa nghĩ suy vội khen người đáng chê. Có hạng người chưa nghĩ suy vội chê người đáng khen. Có hạng người chưa nghĩ suy vội tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng. Có hạng người chưa nghĩ suy mà không tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

Có hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới chê kẻ đáng chê. Có hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới khen kẻ đáng khen. Có hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới không tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng. Có hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

Có hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lai không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lại không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc. Có hạng người khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lại không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc. Có hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, khen kẻ đáng khen bằng sự thật và đúng lúc. Có hạng người không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc.

Hạng sống bằng quả cần lao [uṭṭhānaphalūpajivī ] không sống bằng quả phúc [puññaphalūpajīvī] không sống bằng quả cần lao. Hạng sống bằng quả cần lao và sống bằng quả phúc. Hạng không sống bằng quả cần lao cũng không sống bằng quả phúc.

Hạng bóng tối hướng đến bóng tối; hạng bóng tối hướng đến ánh sáng; hạng ánh sáng hướng đến bóng tối; hạng ánh sáng hướng đến ánh sáng.

Hạng thấp đến thấp; hạng thấp đến cao; hạng cao đến thấp; hạng cao đến cao.

Bốn hạng người dụ như cây (rukkhūpamā puggalā)

Hạng lượng xét sắc tướng, tịnh tín do sắc tướng; hạng lượng xét âm thinh, tịnh tín do âm thinh; hạng lượng xét bần hạnh tịnh tín do bần hạnh; hạng lượng xét pháp tánh tịnh tín do pháp tánh.

Có hạng người hành tự lợi không hành lợi tha; có hạng người hành lợi tha không hàng tự lợi, có hạng người hành tự lợi vừa hành lợi tha; có hạng người không hành tự lợi cũng không hành lợi tha.

Có hạng người tự hành khổ, cố tình tự đốt nóng; có hạng người hành khổ tha nhân, cố tình đốt nóng tha nhân; có hạng người vừa tự hành khổ tự đốt nóngvừa hành khổ tha nhân, đốt nóng tha nhân; có hạng người không tự hành khổ không tự đốt nóng cũng không hành khổ tha nhân không đốt nóng tha nhân, người ấy không hành khổ mình không hành khổ người ngay hiện tại vô dục tịch-tịnh thanh - lương lạc cảm an trú phạm - thể.

Hạng hữu tham, hạng hữu sân, hạng hữu si, hạng hữu mạn (samāno).

Có hạng người đắc nội tâm chỉ tịnh mà không đắc tuệ minh sát pháp; có hạng người đắc tuệ minh sát pháp mà không đắc nội tâm chỉ tịnh cùng đắc tuệ minh sát pháp; có hạng người không đắc nội tâm chỉ tịnh cũng không tuệ minh sát pháp.

Hạng người đi thuật dòng; hạng người đi ngược dòng; hạng người trụ lại; hạng người vượt qua đến bờ kia đứng trên bờ, thành phạm chí.

Hạng học ít, không hành theo điều đã học; hạng học ít, hành theo điều đã học; hạng học nhiều, không hành theo điều đã học; hạng học nhiều, hành theo điều đã học.

Hạng bất động Sa - môn; hạng hồng- liên Sa môn; hạng bạch - liên Sa - môn; hạng tế nhị Sa - môn giữa Sa - môn.

DỨT ÐẦU ÐỀ BỐN CHI

ÐẦU ÐỀ NĂM CHI (PAÑCAKAMĀTIKĀ)

[11] - Năm hạng người là:

Có hạng người phạm lỗi, ray rứt và chẳng như thật liểu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp kia của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Có hạng người phạm lỗi, không ray rứt và chẳng như thật liểu tri tâm giải thoát tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Có hạng người không phạm lỗi mà ray rứt và chẳng như thật liểu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Có hạng người không phạm lỗi, không ray rứt, nhưng chẳng thật liểu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết, có hạng người không phạm lỗi, không ray rứt, và như thật liểu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết.

Hạng cho rồi khinh; Hạng do chung sống mà khinh; Hạng dể duôi (ādheyya-mukho); hạng yếu mềm (loko), hạng ám độn ngu si (mando momūho).

Năm hạng người dụ như chiến sĩ (yodhājīvūpamā).

Năm hạng khất thực (pindapatikā).

Năm hạng trì hạnh nghỉ ăn bửa (khalupacchā - bhattikā)

Năm hạng trì hạnh ngồi ăn một chỗ (ekasanikā)

Năm hạng trì hạnh phấn tảo y (paṃsukulikā)

Năm hạng trì hạnh tam y (tecīvarikā)

Năm hạng trì hạnh ẩn lâm (āraññikā)

Năm hạng trì hạnh ngụ gốc cây (rukkhamūlikā)

Năm hạng trì hạnh ngụ ngoài trống (abbhokasikā)

Năm hạng trì hạnh thường tọa (nesajjikā)

Năm hạng trì hạnh ngụ theo chỉ định (yathāsanthatikā)

Năm hạng trì hạnh ngụ mộ địa (solānikā)

DỨT ÐẦU ÐỀ NĂM CHI

ÐẦU ÐỀ SÁU CHI (CHAKKAMĀTIKĀ)

[12] - Sáu hạng người là:

Có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, đạt đến toàn chi và khả năng tuệ lực. Có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, nhưng không đạt đến toàn tri và không có khả năng tuệ lực. Có hạng người không tự mình giác ngộ tứ đế với các pháp chưa từng được nghe trước, nhưng hiện tại diệt tận khổ đắc theo Thinh-văn-độ (sāvakapāramī). Có hạng người không tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng nghe trước, hiện tại vẫn diệt tận khổ nhưng chắng đắc chứng theo Thinh-văn-độ. Có hạng người không tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng được nghe, ngay hiện tại chưa diệt tận khổ là hạng bất lai không trở lại cõi này nữa. Có hạng người không tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe, ngay hiện tại chưa diệt tận khổ, là hạng dự lưu và nhất lai, bởi còn trở lại đời này.

DỨT ÐẦU ÐỀ SÁU CHI

ÐẦU ÐỀ BẢY CHI (SATTAKAMĀTIKĀ)

[13] - Bảy hạng người:

Bảy hạng người dụ như kẻ lội nước (udakūpamā) là lặn xuống một lần chìm luôn; người nổi lên rồi lặn chìm xuống; người nổi lên rồi đứng yên, người nổi lên rồi nhìn xem quan sát; người nổi lên rồi lội qua; người nổi lên rồi lội tới bãi đứng; người nổi lên rồi vượt qua đến bờ kia thành phạm chí đứng trên bờ.

Hạng câu phần giải thoát; hạng tuệ giải thoát; hạng thân chứng, hạng kiên - chí; hạng tín giải thoát; hạng tùy pháp hành; hạng tùy tín hành.

DỨT ÐẦU ÐỀ BẢY CHI

ÐẦU ÐỀ TÁM CHI (ATTHAKMĀTIKĀ)

[14]- Tám hạng người:Bốn bậc đắc đạo và bốn bậc đắc quả.

DỨT ÐẦU ÐỀ TÁM CHI

ÐẦU ÐỀ CHÍN CHI (NAVAKAMĀTIKĀ)

[15] - Chín hạng người: Bậc chánh Ðẳng Giác; bậc Ðộc Giác bậc lưỡng phân giải thoát; bậc tuệ giải thoát; bậc thân chứng; bậc kiến đắc; bậc tín giải thoát; bậc tùy pháp hành; bậc tùy tín hành.

DỨT ÐẦU ÐỀ CHÍN CHI

ÐẦU ÐỀ MƯỜI CHI (DASAKAMĀTIKĀ)

[16] - Mười hạng người: có năm hạng tịch diệt tại cõi này và có năm hạng bỏ cõi này mới tịch diệt.

No comments:

Post a Comment