Monday, February 10, 2020

Chương Trình Đặc Biệt Bảy Ngày Cầu Nguyện Cho Sư Trưởng Giác Chánh

Chương Trình Đặc Biệt

Bảy Ngày Cầu Nguyện

Cho Sư Trưởng Giác Chánh Bodhisàma Mahathero


NGÀY 10 THÁNG 2 NĂM 2020

Trong nhiều tang lễ người ta thường cúng kiếng cho người quá vãng bằng những thực phẩm vốn được ưa thích thuở sanh thời. Sư Trưởng Giác Chánh bình sinh vốn có niềm hoan hỷ đặc biệt với việc đàm luận Phật Pháp. Bản thân là bậc tinh thông A Tỳ Đàm lại là người có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các chương trình tu học nên Sư Trưởng được biết là người tạo nên không khí phấn khởi, lợi ích cho những đêm tu học thọ trì đầu đà, những pháp hội kéo dài nhiều giờ. Hôm nay khi tang lễ đang được tổ chức tại Chùa Bửu Đức, Biên Hoà chư tăng thực hiện một pháp hội kết hợp những pháp sư hiện diện cùng với chư vị giảng sư trong room Phật Pháp Buddhadham qua mạng internet. Đây là một trong những nhân duyên hiếm có với sự hội tự như vậy.
CHƯƠNG TRÌNH NGÀY 10.2.2020
Nội dung của ngày cầu nguyện hôm nay gồm có:
Tụng kinh Abhidhamma Matika để hướng nguyện phước lành – Đọc lại bài viết của Sư Trưởng giới thiệu môn A Tỳ Đàm -  Thảo luận bộ kathāvatthu của Tạng Diệu Pháp - Những sáng kiến của Sư Trưởng trong việc truyền bá môn A tỳ đàm.

Vi Diệu Pháp xuất phát từ đâu?
Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi (Tam Thập Tam Thiên - Tāvatiṃsa) với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.
Theo một vài học giã thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Ðại Ðức Nārada, một nhà học Phật lão thành đã viết: "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy. Những đoạn ấy được gọi là Ðầu đề (Mātikā) hay nồng cốt nguyên thủy của giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā) ...".
Trong 6 tập của Tạng Diệu Pháp (trừ tập Ngữ Tổng - Kathāvatthu - do Ngài Mục Kiền Liên (Moggallanaputta) viết; cũng có thuyết cho rằng tập này do chính Ðức Phật thuyết nhưng Ngài Moggallana thêm vào 500 câu) đều do Ðức Phật thuyết và Ðại Ðức Xá lợi Phất (Sārīputta) được danh dự giảng rộng và sâu vào chi tiết.
Dầu tác giả là ai, nhưng chắc chắn Tạng Diệu Pháp là một công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài có thể so sánh với một vị Phật.
Chúng ta không cần phải biết là Vi Diệu Pháp có phải do chính Ðức Phật thuyết hay không mà chỉ cần sáng suốt nhận định về những điều mà Tạng Diệu Pháp đề cập đến. Bởi người nào thấu rõ được chân lý thì người đó chính là người giác ngộ (hay Phật) và chỉ người nào hiểu được lẽ thật, người đó mới nói lên được sự thật.
Phạn ngữ Abhidhamma có nghĩa là những giáo lý cao siêu, vi diệu. Tiếp đầu ngữ Abhi dùng để diễn đạt sự tinh tế, thù thắng, sâu xa. Danh từ Dhamma dịch là Pháp, một Phạn ngữ có nhiều nghĩa, ở đây nó có nghĩa là lời dạy của Ðức Phật, giáo điều hay giáo lý. Vậy Vi Diệu Pháp là những giáo lý tinh hoa của Ðức Phật, giáo lý này có tính chất đặc thù hơn Kinh tạng và Luật tạng.
Chúng ta có thể thắc mắc là tại sao Kinh tạng và Luật tạng nói riêng, và toàn thể giáo lý của Ðức Phật nói chung, đều có hiệu năng đưa đến giải thoát; tại sao lại có phần này gọi là Vi Diệu mà phần kia thì không?.
Ở đây, tiếng Vi Diệu (cao sâu) không dùng với ý niệm giải thoát mà dùng trên phương tiện diễn đạt. Trong khi tạng Kinh và Luật trình bày Pháp lý theo ngôn từ phổ thông, theo Pháp Tục Ðế; thì tạng Abhidhamma trình bày những pháp bản thể chơn tướng hay pháp Chơn Ðế (Paramattha).
Một điều cần ghi nhận là tạng Diệu Pháp dùng các danh từ diễn đạt pháp lý theo một thuật ngữ chuyên môn, tức là các danh từ chơn đế (danh chơn chế định).
Như ở Kinh tạng và Luật tạng, khi nói đến chúng sanh, Phật dùng các danh từ mặc ước, khái niệm như Chư thiên, Ma vương, Vua, Quan, ... Còn ở tạng Abhidhamma khi đề cập đến chúng sanh, Phật dùng các từ như Uẩn, Xứ, Giới, Ðế, ...
Về phương diện diễn đạt, tạng Abhidhamma chú trọng về 4 pháp gọi là Vô Ngại Giải (Paṭisambhidā) = sự thông suốt, không có ngăn ngại trong việc giảng giải. Bốn pháp vô ngại giải ấy là:
1) Pháp vô ngại giải (Dhammapaṭisambhidā): là sự diễn đạt thông suốt các pháp, vì ở tạng Vi Diệu Pháp các pháp được gom lại thành một giềng mối và phân tích rõ ràng.
2) Nghĩa vô ngại giải (Atthapaṭisambhidā): là các ý nghĩa được trình bày, giải thích một các rộng rải, không sai lầm. Trong tạng Diệu Pháp, các ý nghĩa của danh từ, của các pháp được minh định một cách rõ ràng chứ không có sự lôi thôi trong vấn đề định nghĩa.
3) Từ vô ngại giải (Niruttipaṭisambhidā): là sự dùng từ để diễn đạt pháp rất thông suốt, không lẩn lộn. Trong tạng Diệu Pháp các từ ngữ được dùng một cách rất chính xác, đâu ra đấy. Thí dụ như tiếng " tư tưởng " mà ta thường dùng theo phổ thông được hiểu là ý nghĩ, nhưng ở tạng Diệu Pháp " Tư " là sự cố ý, suy nghĩ và " Tưởng " được dùng để chỉ sự nhớ lại, ôn lại ...
4) Biện vô ngại giải (Paṭibhānapaṭisambhidā): là sự thông suốt, lưu loát trong sự biện bác. Trong tạng Diệu Pháp, pháp lý được trình bày đầy đủ, nghĩa lý được giải thích rõ ràng, ngôn từ dùng đúng chỗ không lẩn lộn. Nhờ các ưu điểm ấy, người học Abhidhamma sẽ không lúng túng khi trình bày các pháp lý.
Với những lý do trên, nên tạng này được gọi là Vi Diệu. Ngoài ra, chữ Abhidhamma còn được các dịch giả Trung Hoa dịch là :
Vô tỷ pháp : là pháp cao siêu, không có pháp nào so sánh bằng.
Thắng pháp: là pháp thù thắng hơn Kinh tạng và Luật tạng.
Ðại pháp: là pháp cao sâu, rộng rãi hơn các pháp trong Kinh tạng và Luật tạng.
Ðối pháp: là đối tượng của trí tuệ cao siêu, sáng suốt.
Hướng pháp: là pháp có khả năng hướng đến sự giải thoát, giác ngộ, liểu tri các pháp.
Theo bà Rhys David, một học giả người Anh, khi nói về nội dung Vi Diệu Pháp, đả viết: " Vi Diệu Pháp nói gì? - Vi Diệu Pháp nói những gì trong ta, ngoài ta và chung quanh ta ".
Cái gì trong ta? - Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hay Ngũ Uẩn- những thành phần hợp lại thành một con người, một chúng sanh. Vi Diệu Pháp trình bày con người về cả hai phương diện Tâm lý và Vật lý.
Cái gì ngoài ta và cái gì chung quanh ta? - Ngoài việc trình bày cho thấy bản thể, chơn tướng của chúng ta, Vi Diệu Pháp còn chỉ cho ta thấy những gì thuộc về ngoại thân, những hiện tượng sanh diệt của những gì thuộc về thế giới bên ngoài của chúng ta và sự thoát ly thế gian (Niết Bàn).
Như vậy, bà David đã cho ta thấy rằng Vi Diệu Pháp trình bày những chơn tướng, thực thể của cái gì thuộc về nội thân và những gì thuộc về ngoại thân. Cũng nên nói thêm là khi trình bày những điều ấy, Vi Diệu Pháp đã mô tả về trạng thái, nhân sinh, sở hành, ..., của từng pháp một cách rất chi tiết.
Tóm lại, với câu giải trên, chúng ta đã thấy Vi Diệu Pháp nói gì và đề cập đến những gì. Sang một khía cạnh khác, chúng ta có thể hỏi: " khi trình bày, phân giải những điều ấy, Vi Diệu Pháp muốn cho ta biết những gì?".
Ngài Ðại Ðức Santakicco (Tịnh Sự) - một học giả chuyên môn về Abhidhamma - đã nói: "Vi Diệu Pháp trình bày về sự vô thường, khổ não, vô ngã và cái gì vượt ngoài ba tướng trạng ấy".
Câu nói trên đã hàm tận những ý nghĩa hết sức sâu xa và cô động một cách đầy đủ về nội dung của Vi Diệu Pháp.
Ở tạng Diệu Pháp, bốn vấn đề trọng yếu được trình bày là Tâm (thành phần tri giác của chúng sanh); Sở hữu tâm (Thành phần phụ thuộc của tâm); Sắc pháp (thành phần vật chất) và Niết Bàn (sự vắng lặng các pháp hành).
Khi bàn về Tâm cũng như Sở hữu tâm, Vi Diệu Pháp đã cho ta thấy những Duyên (Paccayo) hay yếu tố tạo thành sự hiện hữu của Tâm và sự diễn tiến hoại diệt của từng tâm sát na trong Lộ trình tâm (Cittavithā).
Cũng vậy, khi nói về Sắc pháp, Vi Diệu Pháp đã trình bày về thể trạng của Sắc pháp, những duyên trợ tạo và gìn giữ sắc pháp, cũng như tiến trình sanh diệt của từng sát na sắc pháp trong Lộ sắc.
Cuối cùng, sau khi đã trình bày về các pháp hữu vi (pháp do duyên trợ tạo), Vi Diệu Pháp còn trình bày về Niết Bàn (một trạng thái vô vi), không bị chi phối bởi vô thường, khổ não, vô ngã.
Ðể kết luận, ta có thể nói, nội dung của Vi Diệu Pháp là dạy cho chúng ta rõ về con người, thế gian và xuất thế gian (Niết Bàn).
Khi đã hiểu biết Vi Diệu Pháp nói gì thì vấn đề cần bàn đến là học Vi Diệu Pháp để làm chi? Hay mục đích của việc học Vi Diệu Pháp là gì? Học Vi Diệu Pháp có lợi ích gì?
Phật giáo đã dạy về bản chất giả tạm, khổ não của thế gian và con đường vượt khỏi những điều ấy là con đường siêu thế gian. Vì vậy, khi đánh thức giấc mộng vô minh của chúng sanh, Phật đã dùng nhiều phương tiện, trình bày về bản chất thật thể của thế gian là như thế nào để chúng sanh có thể ý thức được bản chất thật của thế gian là vô thường, khổ não và vô ngã.
Trong tinh thần đó, Vi Diệu Pháp nói lên lẽ thật, chơn tướng bản thể của các pháp để chúng ta có được ý niệm đứng đắn về thế gian (dẹp bỏ những thành kiến sai lầm).
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con người và thế gian.
Trên con đường tu tập, người phật tử cần làm hai việc: học pháp và hành pháp. Học pháp là tìm hiểu, thu lượm cho mình một kiến thức đúng, lợi ích cho việc tu tập. Hành pháp là đem những điều học được áp dụng cho đời sống hàng ngày. Vi Diệu Pháp sẽ thích ứng, và hết sức bổ ích cho cả hai việc làm đó.
Vi Diệu Pháp giúp cho ta một kiến thức cơ bản, không bị lầm lẩn khi nghiên cứu Phật pháp, bằng những cách diễn đạt Pháp vô ngại giải, Từ vô ngại giải và Biện vô ngại giải. Nhờ đó ta có thể lảnh hội dể dàng những ý nghĩa trong những lời dạy của Ðức Phật.
Thí dụ: Trong tạng Kinh, Ðức Phật dạy về Pháp Vô Ngã (không có cái ta, không phải là của ta), rồi trong tạng Luật, Phật lại dạy: "Lấy vật có chủ là trộm cắp", hai điều trên sẽ gây hoang mang cho chúng ta nếu chúng ta không biết về pháp tục đế (Sammuttisacca) và pháp chơn đế (Paramatthasacca) được giảng trong Vi Diệu Pháp. Ðó là lợi ích đối với việc học pháp. Về mặt hành pháp, nhất là đối với những người hành thiền quán, Vi Diệu Pháp lại là một môn học thiết yếu nhất, nó cho chúng ta một sự hiểu biết rõ ràng về Danh Sắc, phân tích, giải thích rõ ràng các pháp hữu vi, nhờ đó, khi thực hành thiền quán, minh sát, chúng ta sẽ nhận định rõ ràng và chính xác về các đề mục (Thân, Thọ, Tâm, Pháp).
Một người đã học Abhidhamma, khi hành Tứ Niệm Xứ sẽ nhận định rõ ràng và chính xác các đề mục. Trái lại, một người hành Tứ Niệm Xứ mà không biết gì về Vi Diệu Pháp thì có thể lẩn lộn, sai lầm trong việc quán sát các đề mục.
- Nếu nói trên phương diện đặc biệt riêng của tạng Diệu pháp trong Tam Tạng thì:
Tạng Kinh: sâu xa về nghĩa lý (Suttana Attha Gambhiro).
Tạng Luật: sâu xa về việc làm (Vinaya Kicca Gambhiro).
Tạng Diệu pháp: (tạng Luận), sâu xa về bản thể của các pháp (Abhidhamma Sabhāva Gambhiro).
- Nếu nói về tính chất quan trọng của tạng Diệu pháp trong Tam Tạng qua thí dụ của "cây" thì :
Tạng Kinh: là phần bông hoa, cành lá của cây, bởi tạng Kinh tiêu biểu cho vẽ đẹp của giáo lý Phật giáo.
Tạng Luật: là gốc rể của cây, bởi tạng Luật là nền tảng, là sự sống còn của giáo lý. Tạng Luật còn, Phật giáo còn. Tạng Luật mất, Phật giáo mất.
Tạng Diệu pháp: là lõi cây, vì nó là phần tinh túy, tinh hoa của giáo lý.
- Nếu nói trên bước tiến tu tập của người Phật tử thì giá trị của tạng Diệu pháp trong Tam Tạng là:
Giá trị của Tạng Kinh mời gọi: vì tạng Kinh rất hấp dẫn, thu hút.
Giá trị của Tạng Luật là thúc liễm  vì tạng Luật ghép đời sống vào khuôn khổ, qui củ.
Giá trị của Tạng Diệu Pháp là khai phóng: vì bài trừ tất cả mọi kiến thức sai lầm, nhất là ngã chấp.
Do đó, ta có thể nói, nếu nghiên cứu và tìm hiểu Phật pháp mà không biết về tạng Diệu Pháp là một thiếu sót lớn; hơn thế nửa, việc học hỏi Phật pháp cũng không bảo đảm chắc chắn được.

Bộ Kathāvatthu của Tạng Diệu Pháp

Đây là bộ kinh trong Tam Tạng mang nhiều đặc điểm thú vị:
-         Đây là một tác phẩm được đưa vào Tam Tạng giáo điển hơn hai thế kỷ sau khi Đức Thế Tôn viên tịch . Tác giả là Ngài Trưởng lão Moggaliputta Tissa thời vua A Dục, chính ngài làm chủ tọa kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ ba tại Palalipputta vào năm 246 trước Tây Lịch. Tam tạng Pali của vốn cho truyền thống ghi rõ những gì là nguyên thủy những gì là hậu tác.
-         Tác phẩm là dấu ấn quan trong cho thấy A Tỳ Đàm đã xuất hiện từ thời Đức Thế Tôn trụ thế bởi vì một bộ phận kinh điển quan trọng không thể “xuất hiện một sớm, một chiều” trong hai thế kỷ đầu của Phật giáo bởi lẽ tính cách bảo thủ những gì uyên nguyên và những “ngã rẽ” chỉ có thể xuất hiện với một điểm xuất phát đã hình thành lớn mạnh.
-         Bộ Kathāvatthu cũng ghi lại những điểm tranh luận mà các nhà sử học gọi là thời ký hình thành các bộ phái. Cũng chính sự phân hoá nầy là nguyên nhân vua Asoka (A Dục) nỗ lực chấn chỉnh Tăng già và bảo trợ cuộc Trùng Tuyên Tam Tạng tại Pataliputta.
-         Bộ Kathāvatthu cũng cho thấy nhiều luận điểm không thể trả lời bằng lý luận đơn thuần mà cần nói về pháp bản thể, vốn là đặc điểm của Tạng Abhiddhamma, Chính do điểm nầy nên bộ nầy được kết tập vào Tạng Diệu Pháp.

Mục lục sau đây cho thấy chiều kích của bộ Kathàvatthu đối với Phật học:

HỆ THỐNG QUAN ÐIỂM PHÂN LOẠI THEO ÐỀ TÀI

I. - VỀ ÐỨC PHẬT:

Ngôn ngữ hằng ngày của Ngài, II. 10.
Như Lai lực, III. 1,2.
Sự giác ngộ, IV. 6.
Tướng hảo, IV. 7.
Cúng dường đến Ngài. XVII. 10.
Ngài sống ở cõi nhân loại chỉ bằng sự thị hiện? XVIII. 1.
Ngài thuyết pháp chỉ bằng sự thị hiện? XVIII. 2.
Tâm Ðại bi của Ngài, XVIII. 3.
Chất bài tiết của Ngài, XIII. 4.
Thần thông của Ngài, XXI. 4.
Sự khác nhau của: Chư Phật, XXI. 5.
Chư Phật thị hiện mười phương, XXI. 6
Sự thị hiện của Bồ-Tát, XXIII. 3.
Sự chứng đạo của Bồ-Tát, IV. 8 ; XIII. 4.

II. - VỀ CÁC BẬC THÁNH:

A. A-LA-HÁN:

Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị không? I. 2
Thiên ma có thể làm ô nhiễm bậc A-la-hán không? II. 1
Tri kiến II. 2. IV. 10. XXII. 1.
Bậc A-la-hán có hoài nghi hay không? II. 3.
Sự siêu phàm của bậc A-la-hán có do người khác không? II. 4.
A-la-hán và cư sĩ. IV. 1.
Sự chứng quả A-la-hán. IV. 2. XXII. 5.
A-la-hán và cảnh lậu. IV. 3.
A-la-hán và lục xã. IV. 5.
Ðoạn tận triền cái của bậc A-la-hán. IV. 10.
Bậc vô học. V. 2.
Nghiệp có ảnh hưởng đến bậc A-la-hán không? VIII. 11.
Sự tích trữ phước báu. XVII.1.
Sự chết bất đắc kỳ tử. XVII.2.
Tâm tử của bậc A-la-hán. XXII.2,3.
A-la-hán giả hiệu. XXIII.2.
Sự giải thoát của bậc A-la-hán có hoàn hảo không? XXI.3, XXII.1.

B. CÁC TẦNG THÁNH THẤP HƠN.

Người thứ tám. III.5,6.
Bậc Hữu học có thể có Tuệ của bậc Vô học không? V.2.
Giới hạn của bảy lần tái sanh. XII.5, 9.

C. THÁNH ÐẠO:

Lực của bậc Thánh. III.2.
Nghiệp quả của bậc Thánh, VII.9.
Biểu hiện bên ngoài của bậc Thánh. X.2.3; XIV.4.
Khổ đế và Thánh đạo. XVII.5.
Tiếng "Khổ" và Thánh đạo. II 5,6, XI.4.
Thánh đạo duy nhất, CVIII.5.
Thánh đạo 5 chi, XX.5.
Thánh đạo nhất định, IV.8; V.4, VI.1, XX.7.
Pháp bất liên quan luân hồi, XIV.9.

III. - VỀ NGƯỜI PHÀM PHU:

Người phàm phu có thanh lọc được Ái dục và Sân hận không? I.5.
Người phàm phu có thể có một định mệnh nhất định không? XIX.7.
Người phàm phu có Tuệ không? XX.2.
Người phàm phu có thể thoát khỏi định nghiệp trong tam giới không? XXI.2.

IV. - VỀ CHƯ THIÊN:

Chư thiên có đời sống Phạm hạnh không? I.3.
Chư thiên có thực hành sự thu thúc không? III.10.
Chư thiên vô tưởng có thể có tưởng không? III.11.

V. - VỀ TĂNG BẢO:

Tăng bảo không thể thọ nhận của bố thí, XVII.6.
Tăng bảo là phước điền của sự bố thí, XVII.7.
Tăng bảo còn "thích thú", "ăn uống", XVII.8.
Cúng dường Tăng bảo đem đến lợi ích to lớn, XVII.9.

VI. - VỀ GIÁO PHÁP:

Giáo pháp có thể được sửa đổi không? XXI.1.

VII. - VỀ CÁ NHÂN:

Tự ngã tuyệt đối và hằng hũu, I.1.
Sự hiện hũu trường cửu của các pháp quá khứ, hiện tại và vị lai. I.6 - 8. IX.12.
Các trạng thái hiện hữu của các pháp quá khứ, hiện tại và vị lai, I.10.
Tâm thức; Tiến trình tâm thức, H7; IX.6,7,12; X1; XV.3.4, XVI.4, XXII.8.
Lục thức, lục nhập, V.3; VI.8; VIII.4.5.7, IX.9; X.5, XII.4, XIV.3.
Sở hữu tâm. VII.1 - 3; IX.8; XVII.4, XVIII.9; XIX.2.
Tuệ. V.6.9.10, XVI.4.
Tuệ giải thoát III.9; V.5,8,10; IX.5; XI.2.3, XX.2.6.
Ái, VIII.4; XIII.8 - 10,XIC.7,XVI.10.
Hành động có tác ý III.10; VI.8, IX.8.11; XII.1.2, XVI.1 - 3.
Thần thông, III.7 - 9,:V.7,XI.5; XVII.2, XXI.4.
Sự tăng trưởng (vật chất) XIV.2; XXII.4,5; (đạo đức tinh thần) I.4; II.9, III.4; IV.4,9; VII.5; X.9; XIV.2.
Mạng quyền, VIII.10.
Bào thai, XIV.2; XXII.4,5.
Chiêm bao, XXII.5,6.
Tâm giả hiện, XXIII.4.
Ngôn ngữ II.5,6;IX 9,10.
Diệt thọ tuởng định, VI.5; X.1, XV.7.10.
Thiền, II.5;V.3; VI.6, XI.6, XIIi.7; Z\XVIII.6 - 8.
Giải thoát. III.3,4; IV.10, XIII.6.

VIII. - VỀ VŨ TRỤ

(A)
Những trạng thái hiện hữu. I.6 - 9; III.11, VII. 12; IX.12.
Những cảnh giới hiện hữu, VIII.1.2; XVI.10; Dục giới. I.3.5; VIII.3; Sắc giới, Vô Sắc giới, I.3 - 5; III.11,12; VI.4; VIII.5 - 8, XVI.10.
Ðịa ngục, XIII.1; XX.3.
Hư không. VI.6.7.
Thời gian IX.6,7, XV.3,4; XXII.8.
Sắc pháp, VI.8, VII.5 - 10; IX.3, XVI.5 - 9.
Âm thanh. II.5; IX.9 - 10. XII.3.
Có phải các pháp đều cố định, không thay đổi? XXI.7.
Bàng sanh có tái sanh trong cõi Chư thiên không? XX.4.

(B)
Chủ thể và khách thể (Nội xứ và ngoại xứ.) I.9; IX.3.
Lý duyên khởi. XV.1,2; XXII.7.
Vô thường. XI.8; XV.6.
Sự thống khổ của thế gian, II.8.
Tứ đế. II.11; VI,3; XI.4; XVII.4.
Y tương sinh, VI.2; XI.7; XV.1,2; XXIII.5.
Nghiệp: Có phải sắc pháp là quả dị thục của nghiệp? VII.7; XVI.8.
Có phải Lão và Tử là quả dị thục của nghiệp? VII.8.
Pháp quả có khả năng cho những quả khác không? VII.11.
Nghiệp có thể làm hoại lìa A-la-hán quảù không? VII.11.
Có phải tất cả nghiệp đều cho quả? XII.2.
Có phải Thinh là quả của nghiệp không? XII.3.
Có phải Lục nhập là quả của nghiệp không? XII.4.
Nghiệp và bào thai, XIV.2.
Nghiêp và sự tích trữ nghiệp, XV.11.
Có phải tất cả đều do nghiệp? XVII.3.
Tất cả nghiệp có cố định không?
Ðịnh luật cố nhiên. IV.8; V.4; XII.7,8, XIII.4: XIX.7; XX.1.
Chơn đế (Ðệ nhất nghĩa là đế). XIX.5.

IX. - VỀ VÔ VI:

Có phải Tứ đế, cõi Vô sắc, Diệt thọ tưởng định, Hư không là vô vi không? VI.3 - 6.
Có phải Niết bàn là tâm đối tượng của Tâm câu hữu với Triền không? IX.2.
Có phải Niết bàn giới là thiện không? XIX.6.
Sự trống rỗng, XIX.2.

X. - MỘT SỐ VẤN ÐỀ KHÁC:

Thế nào là bố thí? VII.4.
Phước báu có được tăng trưởng không? VII.5.
Quả của sự bố thí. VII.6; XVII.11.
Sự tăng trưởng, I.4; II.9; II.4; IV.5,9; VII.5; X.9. XIV.2.
Sự đoạn tận triền cái, IX.1; SI.4.
Một bậc thánh có thể tu tập song song hai loại giới luật không? X.6.
Ngũ thức có tính cách đạo đức không? X.4.
Có phải giới không là một sở hữu tâm? X.7.8.
Có phải hành động biểu tri là giới không? X.10.
Có phài hành động vô biểu tri là bất thiện không? X.11.
Có phải tùy miên là pháp vô ký không? IX.4; XI.1; XIV.5.
Sự thu thúc có phải là nghiệp không? XII.1.
Chúng sanh nơi đọa xứ có thể có tâm thiện không? XIII.2.
Người xúi giục, XIII.3.
Sự căn thiện, căn bất thiện và sự hòa hợp hỗ tương. XIV.1,
Cái bất lương với tâm, XIV.6.
Có phải lậu không là cảnh lậu? XV.5.
Có phải tà kiến là pháp vô ký không? XIV? XIV.8.
Có phải Sắc pháp là thiện không? XVI.5.6.7.
Có phải Sắc pháp là quả của nghiệp không? XVI.8.
Sư đoạn tận phiền não. XIX.1.
Có phải Niết bàn là pháp thiện? XIX..6.
Ngũ quyền chỉ là pháp siêu thế, XIX.8.
Tội lỗi không cố ý, XXIII.1.
Có phải tâm chiêm bao là vô ký không? XXII.6.
Lời nguyện kết giao, XXIII,1.

-ooOoo-

18 TÔNG PHÁI

1) THERAVĀDINS: Thượng Tọa bộ
2) MAHIṂSĀSAKAS: Hóa Địa bộ, Di Sa Tắc bộ
3) DHAMMAGUTTIKAS: Pháp Tạng bộ
4) SARVATTHIVĀDINS: Nhất Thiết Hữu bộ
5) KASSAPIKAS: Ca Diếp bộ, Ẩm Quang bộ
6) SANKANTIKAS: Thuyết Chuyển bộ
7) SUTTAVĀDINS: Kinh Lượng bộ
8) VAJJIPUTTAKAS: Ðộc Tử bộ
9) GOKULIKAS: Kê Dận bộ
10) EKABBOHĀRIKAS: Nhất Thuyết bộ
11) DHAMMUSTARIYAS: Pháp Thượng bộ
12) BHADRAYĀNIKAS: Hiền Trụ bộ
13) CHANNAGARIKAS: Mật Lâm Sơn bộ
14) SAMMITIYAS: Chánh Lượng bộ
15) PANNATTIVĀDINS: Thi Thiết bộ
16) BAHULIKAS (BAHUSSUTIYAS): Ða Văn bộ
17) CETIYAVĀDINS: Chế Đa Sơn bộ
18) MAHĀSANGHIKAS: Ðại Chúng bộ

Bốn bộ phái Andhakas (Án-đa-la) [*]:

1) RAJAGIRIYAS: Vương Sơn Trú bộ
2) SIDDATTHAKAS: Nghĩa Thành bộ
3) PURVASELIYAS: Đông Sơn Trú bộ
4) APARASELIYAS: Tây Sơn Trú bộ

Các bộ phái khác được đề cập trong Chú giải [*]:

HETUVADINS: Thuyết Nhân Chấp bộ
VETULLAKAS: Phát Triển bộ
VAJIRIYAS: Kim Cương bộ
UTTARAPATHAKAS: Bắc Sơn Trú bộ


HỆ THỐNG QUAN ÐIỂM PHÂN LOẠI THEO TÔNG PHÁI

I- PHÁI VAJJIPUTTAKAS

và (cùng với) phái Sammitiyas:

Ngã có một tự ngã tuyệt đối và hằng hữu, I.1

và (cùng với) các phái Sammitiyas, Sabbatthivādins, Mahāsanghikas:

Bậc A-la-hán có thể bị hoại lìa quả vị, I.2

II- PHÁI SAMMITIYAS

Không có đời sống Phạm hạnh được tu tập ở cõi Chư thiên, I.3
Phiền não được đoạn trừ từng phần, I.4
Người phàm phu đoạn trừ ái dục và sân hận, I.5

và phái Vajjiputtakas:

Có một tự ngã tuyệt đối và hằng hữu, I.1

và phái Mahāsanghikas:

Những hành động biểu tri là giới, XI.10.
Tuỳ miên là pháp vô ký, XI.1.

và các phái Andhakas nói chung:

Nhục nhãn có thể trở thành thiên nhãn, III.7
Lục xứ vẫn hiện hữu trong cõi sắc giới, VIII.7
Có Sắc aí trong sắc giới, XIV.7
Nghiệp và sự tích trữ nghiệp là những pháp khác nhau, XV.11
Sắc pháp là quả của nghiệp, XVI.8

và một vài phái thuộc Andhakas:

Thiền có năm tầng, không phải bốn, XVIII.7

và phái Pubbaseliyas:

Không có pháp nào là sắc mạng quyền. VIII.10
Tiền nghiệp có thể làm một bậc A-la-hán bị hoại lìa quả vị. VIII.11
Có trung hữu. VIII.2.

và các phái Rājagirikas và Siddhattikas:

Phước báu tăng trưởng tùy theo cách hưởng dụng. VII.5

và phái Mahimsāsakas:

Những hành động biểu thị có tính chất đạo đức, VIII.9
Sắc pháp có tính chất đạo đức, XVI.7

và các phái Mahimsasakas và Mahāsanghikas:

Trong Bát chánh đạo, có ba chi thuộc sắc pháp, không thuộc danh pháp, X.2

và các phái Vajjiputtiyas, Sabbatthivādins và một số phái Mahāsanghikas:

Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị, I.2.

III- PHÁI SABBATTHIVĀDINS

Tất cả các pháp đều hiện hữu một cách bền vững, I.6,7
Sự chứng đạt theo thứ lớp, II.9

và phái Uttarāpathakas:

Sự liên tục của tâm được gọi là tâm định, XI.6

và các phái Vajjiputtiyas, Sammitiyas và một số phái Mahāsanghikas:

Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị, I.2

III.a CÁC PHÁI SABBATTHIVĀDINS, KASSAPIKAS:

Một phần quá khứ và vị lai hiện hữu. I.8

IV- PHÁI MAHĀSANGHIKAS

Những quan niệm sai lầm về thức, XVIII.9, X.5. quả nghiệp, XII.2,3,4, và Tuệ, XI.2
Những quan niệm sai lầm về Ðạo và thức, X.3. và Ðạo và giới luật, X.6
Một người có thể chế ngự hay giúp đỡ tâm người khác, XVI.1,2
Tâm và giới khác nhau, X7.8, và sự tăng trưởng của giới tùy theo cách thọ nguyện, X.9
Hành động không biểu tri thì bất thiện, X.11.
(Hành động không thiện phải là bất thiện)
Bậc có thần thông lực có thể sống trong một đại kiếp, XI,5
Sự thu thúc là nghiệp, XII.1
Căn thiện và căn bất thiện có thể nối tiếp liên tục, XIV.1
Các pháp liên hệ với nhau chỉ trong một loại duyên nhất định, XV.1, và không hổ tương, XV.2.
Chư Phật có thể thị hiện mười phương, XX1,6, và bằng thần thông, các Ngài có thể làm đình chỉ, ngưng lại một số luật tự nhiên, XXI,4
Lão tử của pháp siêu thế tự nó cũng là pháp siêu thế, XV.6. chứng ngộ A-la-hán không cần đoạn tận triền, XX1.3
Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị, I.2

và phái Sammitiyas:

Hành động biểu tri là thiện, X.10
Tuỳ miên là pháp vô ký, XI.1

và các phái Sammitiyas và Mahimsāsakas:

Ba chi của Bát Chánh đạo thuộc về sắc pháp, X.2.

và Vajjiputtiyas, Sammitiyas và Sabbatthivādins:

Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị. I.2

V- PHÁI ANDHAKAS NÓI CHUNG:

(i) PUBBASELIYAS, (ii) APARASELIYAS. (iii) RĀJACIRIKAS, (iv) SIDDHATTHIKAS:

Những quan niệm sai lầm về khách thể và chư thể (trong tứ niệm xứ) I.9, về những trạng thái hiện hữu, I.10, Sự liên tục của tâm, X.1, về sự giải thoát V.1 , Iv.10, " về sự trống rỗng " XIX.2, về Niết bàn giới, XIX.6
Một sát na tâm đình trụ cả ngày. II.7
Khi phát âm "Ðây là khổ" , tuệ nhận thức khổ vẫn đang hiện hữu, XI.4
Sự giải thoát vẫn thành tựu với tâm có ái, X11.3 tâm giải thoát vẫn còn nằm trong tiến trình giải thoát, IX.4
Có tưởng trong cõi vô tưởng, III.11, nhưng không có tưởng ở cõi phi tưởng phi phi tưởng, 111.12
Hư không có thể thấy được, IV.7, cũng như tứ đại, ngũ quyền và thân nghiệp, IV.8.
Có Tuệ hiện tại và tuệ vị lai, V.8,9.
Kinh nghiệm của quá khứ vẫn hiện hữu IX.12, trong A-la-hán đạo, quả cùa ba đạo thấp hơn vẫn còn hiện hữu, IV.9
Ảo giác trong thiền, V.3
Tất cả Tuệ đều là tuệ phân tích, V.5, phàm tuệ chỉ có để làm đối tượng, V.6.
Tha tâm thông chỉ có tâm làm đối tượng, V.7
Ðoạn trừ tất cả triền cái là bậc A-la-hán, IV.10, chứng ngộ A-la-hán không cần đoạn tận triền, XXII, 1.
Ðại địa là quả của nghiệp, VII.7, cũng như lão tử, VII.8
Pháp quả tự nó có khả năng cho quả VII.10, nhưng Thánh nghiệp thì không có quả tương ứng, VII.9
Ðịnh luật cố nhiên là Vô vi, VI, 1 cũng như, Diệt thọ tưởng định, Vi.5
Những pháp trong cõi sắc giới đều là sắc pháp, VIII.5, có sắc pháp ở cõi vô sắc, VIII.8, cũng như cõi sắc giới, XVI.9 và có ái trong cả hai cõi này, XVI.10.
Sự phát âm "Ðây là khổ", tuệ nhận thức khổ vẫn hiện hữu, XI.4
Vị thánh Ðệ tử có thể có tuệ quả, V.10
Các pháp được tiên liệu trước, cũng như vô thường XI.7,8
Hành giả nhập thiền có thiền làm đối tượng, XIII.7
Tùy miên khác với pháp biểu hiện tương ứng, XIV.5, và những phiền não được biểu hiện không có sự ác ý, XIV.6
Có trạng thái giả hiện của tâm, XXIII.4
Bậc A-la-hán tích trữ phước báu, XVII.1, và chết với tâm thiện, XXII.2
Không có diêm vương ở cõi địa ngục, và bàng sanh được tái sanh ở cõi trời, XX.3,4
Chư Phật thị hiện mười phương, XXI.5, chọn những sự thống khổ để chịu đựng khi là Bồ tát, XXIII.3, Như lai lực là những lực chung của các bậc thánh, III 2, và là lực chung cho các thánh Ðệ tử, III.1
Ngôn ngữ hằng ngày của Ðức Phật là pháp siêu thế, II.10
Người thứ tám (người Ðạo Dự lưu) không có ngũ quyền III.6

và phái Sammitiyas:

Nhục nhãn và nhục nhĩ có thể trở thành "thiên nhĩ" khi có pháp hỗ trợ, III.7,8
Bậc chứng đạo Dự lưu, có quả dự lưu, có quả dự lưu, III.5
Lục xứ và sắc ái tồn tại trong cõi sắc giới, VIII.7, XIV.8
Nghiệp và nghiệp tích trữ là những pháp khác nhau, XV.11
Sắc pháp là quả của nghiệp, XVI.8

Một số phái thuộc hệ Andhakas:

Thiền có năm tầng, không phải bốn, XVIII.7

và phái Mahimsasakas:

Có hai loại diệt, II.11

Một số phái thuộc Andhakas và phái Mahimsasakas:

Có sự chuyển bậc trong thiền, XVIII.6

và phái Uttarāpathakas:

Atula là hình thức tái sanh thứ sáu, VIII.6
Có lục xứ trong cõi sắc giới, VIII.7
Diệt thọ tưởng định là vô vi, VI.5
Tà kiến là pháp vô ký, XIV.8
Các pháp cố nhiên không thay đổi, XXI.7, nghiệp cũng như vậy, XXI.8
Chỉ có một thánh đạo, không phải bốn, XVIII.5
Chất bài tiết của Ðức Phật thù thắng, XVIII.4
Bồ tát đã chứng đạo trong kiếp sống trước, IV.8
Các quả vẫn còn từng hiệp, IV.9
Tùy miên là pháp không biết cảnh. IX.4

và phái Vetulyakas:

Sự liên hệ tình dục có thể xảy ra đối với hai người có lời nguyện kết giao XXIII.1.

và phái Sabbatthivādins, Sammitiyas và Bhadravanikas:

Sự chứng đạt theo thứ lớp, II.9

V.a PHÁI PUBBASELIYAS:

Bậc nhập thiền có thể nghe được (cảnh thinh), XVIII.8
Âm thanh chỉ đơn thuần là sự rung động của tâm và Tứ, IX.9, không phù hợp với tư tưởng , IX.10
Hành động không phù hợp với tư tưởng, IX.11
Tiếng "Khổ" được kêu lên khi Ðạo Dự lưu được chứng đạt, II.5, và thành tựu Tuệ giải thoát, II.6
Ðối tượng của pháp ái là pháp vô ký, XIII, 9
Tuệ bất tương ưng với tâm, XI.3
Dục giới có nghĩa là dục lạc, VIII.3
Tà kiến là pháp bất liên quan luân hồi, XIV.9
Tri kiến là bậc A-la-hán vẫn còn bất toàn, II.2
Pháp ái không phải là tập đế, XIII.10
Bậc hữu học có thể phạm giới sát sanh, XII.7
Sự chứng ngộ và quả của thánh đạo đều là vô vi, XIX.4.3
Tuệ có 12 loại là Tuệ siêu thế, XX.6
Tứ đế là vô vi, VI.3
Ngũ căn và ngũ trần tạo thành dục, VIII.4
Bất tử là đối tượng của tâm cầu hữu với triền, IX.2

và phái Sammitiyas:

Mạng quyền chỉ là danh pháp, VIII.10
Có trung hữu, VIII.2
Nghiệp có thể làm cho bậc A-la-hán bị hoại lìa quả vị, VIII.11

và phái Mahimsāsakas:

Y tương sinh là vô vi, VI.2

V.b - PHÁI PUBBASELIYAS và APARASELIYAS:

Tất cả các pháp chỉ hiện hữu trong một sát na tâm, XII.8
Lục nhập sanh khởi cùng một lúc trong thai mẹ, XIV.2
Một người có thể tác ý đến các pháp trong cùng một lúc, XVI.5
Bậc A-la-hán có thể bị ô nhiễm bởi thiên ma, II.1
Bồ tát nhất định chứng ngộ đạo quả, XIII.4

V.c - PHÁI RĀJAGTRIKAS

Hình phạt trong vô gián địa ngục kéo dài suốt cả một đại kiếp, XIII.1
Một người nhập thiền Diệt thọ tưởng định có thể chết, XV.9

V.d- PHÁI RĀJAGIRIKAS và SIDDHATTHIKAS

Sự xếp loại và tương ứng của các pháp là một ảo tưởng, VII.1, 2 và sở hữu tâm không hiện hữu, VII.3
Bố thí là sở hữu tâm, VII.4, bố thí ở một nơi, thọ dụng ở một nơi khác, VII.6
Bậc A-la-hán không thể chết bất đắc kỳ tử, XVII.2
Tất cả đều do nghiệp, XVII.3
Nghiệp gây đại tội phải bị đọa vào vô gián địa ngục trong cả một đại kiếp.

và phái Sammitiyas:

Phước báu tăng trưởng tùy theo cách hưởng dụng, VII.5

VI- PHÁI GOKULIKAS

Thế gian như một hầm lửa II.8

VII- PHÁI BHADKAYANIKAS

và phái Sammitiyas, Sabbatthivadins và Andhakas.

Sự chứng ngộ được thành tựu theo thứ lớp, II.9

VIII- PHÁI MAHIMSĀSAKAS

Thánh đạo chỉ có 5 chi, XX.5

và phái Andhakas:

Có hai loại diệt, II.11

và một số phái Andhakas:

Từ tầng thiền này chuyển sang tầng thiền khác không có giai đoạn trung gian, XVIII.6

và phái Pubbaseliyas, phái Uttarāpathakas:

Hư không là vô vi, VI.6

và phái Sammitiyas:

Hành động biểu tri là nghiệp, VIII.9, do đó sắc pháp có giá trị đạo đức (thiện và bất thiện), XVI.7

và phái Sammitiyas và Mahasanghikas:

Ba chi thuộc Bát Thánh Ðạo là sắc pháp, không là danh pháp, X.2., vì vậy Thánh Ðạo chỉ có năm chi, XX.5

và phái Hetuvādins:

Ngũ quyền không có trong pháp hiệp thế, XIX.8

IX- PHÁI UTTARĀPATHAKAS

Có sự liên tục sanh khởi của các thức, XIV.3
Có pháp có ái đối với đối tượng bất khả ái, XIII.8
Tâm có cảnh quá khứ và cảnh vị lai là pháp không biết cảnh, IX.6.7
Tầm liên quan đến tất cả tâm, IX.9
Sắc pháp có thề vừa là cảnh, vừa là pháp nhận biết cảnh IX.3
Tâm chiêm bao là vô ký, XXII.6
Ngũ nghịch đại tội dù không cố ý vẫn bị đọa vào Vô gián địa ngục, XX.1
Người xúi giục tạo nghiệp vô gián cơ thể chứng ngộ đạo quả thánh XIII.3
Chúng sanh trong đọa xứ không thể có tâm thiện, XIII.2
Uẩn, Xứ, Giới đều là khổ và bất định, XXIII.5
Chánh kiến loại trừ khuynh hướng tà kiến, XII.8
Chướng ngại được đoạn tận bởi người đang bị hệ lụy với chúng, XIII.5, bị trói buộc, XIII.6
Người phàm phu có thể có tuệ nhất định, V.4, XIX.7
Bậc hữu học có tuệ của bậc vô học, V.2
Bậc bất lai chỉ có thể chứng đạt A-la-hán quả sau bảy lần tái sanh, XII.5,6
Một người chứng đạt quả vị vẫn tùng hiệp những quả thấp. IV.4,9.
Chúng sanh trong bào thai, người đang chiêm bao có khả năng chứng ngộ, Tứ đế, XXII.4.5.
Phiền não quá khứ vị lai và hiện tại có thể được đoạn tận, XIX.1
Cư sĩ có thể là bậc A-la-hán, IV.1, người mới tục sinh cũng vậy, IV.2
Những biểu hiện về thân và khẩu của bậc A-la-hán nương vào sắc tứ đại, XIV.4
Các pháp của bậc A-la-hán đều phi cảnh lậu, IV.3
A-la-hán tịch diệt giống đức Phật XXII.2
Có những bậc A-la-hán giả hiệu, XXIII.2
Trở thành một vị Phật qua Tuệ giác ngộ, IV.6
Người có tướng hảo phải là một vị Bồ tát, IV.7
Vị Bồ tát thị hiện trong những khổ cảnh XXIII.3
Ðức Phật không có tâm đại bi, XVIII.3
Giáo pháp có thể được sửa đổi, XXI.1
Bố thí chỉ trong sạch về phía người cho, không trong sạch về phía người nhận, XVII.11
Không có cố hưởng duyên, XXII.7
Chơn đế, XIX.5

và một số phái thuộc Uttarāpathakas:

Bậc A-la-hán trước khi chết vẫn có tâm thiện, XXII.2

và phái Andhakas:

Atula là hình thức tái sanh thứ sáu, VIII.1
Có lục xứ trong cõi sắc giới, VIII.7
Diệt thọ tưởng định là vô vi, IV.5
Tà kiến là pháp vô ký, XIV.8
Tất cả các pháp đều là cố nhiên, không thay đổi, XXI.7, nghiệp cũng vậy, XXI.8
Chỉ có một thánh đạo duy nhất, không phải bốn, XVIII.5
Chất bài tiết của Ðức Phật thù thắng, XVIII.4
Bồ tát đã chứng đạo trong kiếp sống trước, IV.8
Quả vẫn tùng hiệp, IV.9
Tùy miên là pháp không biết cảnh, IX.4

và phái Sabbatthivādins:

Tâm định chỉ là sự liên tục của tâm, XI.4

và phái Mahimsāsakas:

Hư không là vô vi, VI.6

và phái Hetuvadins:

Tất cả các pháp trừ khổ đế, đều là bất định, XXIII.5

X- PHÁI HETUVADINS

"Khổ đế" bị ràng buộc bởi sự thống khổ của cảm giác XVII.4, và tất cả các pháp hữu vi, trừ thánh đạo, đều là khổ XVII.5
Tuệ không có đối với người phàm phu, XX.2
Diệt thọ tưởng định là chẳng những pháp siêu thế, XV.7, mà còn là nhân tái sanh vào cõi vô tưởng, XV.10
Tứ lậu không thành cảnh lậu, XV.5
Một người có thể ban hạnh phúc cho một người khác, XVI.3

và phái Mahimsāsakas:

Ngũ quyền không có trong pháp hiệp thế, XIX.8

và phái Uttarāpathakas:

Tất cả các pháp, trừ Khổ đế, đều là bất định, XXIII.5

XI- PHÁI VETULYAKAS

Ðức Phật không bao giờ sống trong thế giới nhân loại, XVIII.1
Ðức Phật không hưởng thọ vật bố thí, vì vậy sự cúng dường đến Ngài không mang lại lợi ích to lớn, XVII.10
Tăng bảo không thọ nhận của bố thí, XVII.6.7.8.9

và phái Andhakas:

Sự liên hệ tình dục có thể xảy ra đối với người có lời nguyện kết giao, XXIII.1

XII- MỘT SỐ QUAN NIỆM KHÔNG XÁC ÐỊNH HỆ PHÁI CỤ THỂ

Tuệ giải thoát vẫn còn nằm trong tiến trình giải thoát, III.4
Thiên nhãn có nghĩa là tuệ thấy được số phận tùy theo hạnh nghiệp, III.9
Có sự thu thúc ở cõi Chư thiên, III.10
Bậc A-la-hán tùng hiệp với lục xả, IV.5
Không vô biên xứ là vô vi, VI.4
Những pháp ở cõi vô sắc giới đều phi sắc pháp, VIII.6 (Andhakas?)
Ngũ thức có tính cách đạo đức, X.4
Trong lần tái sanh thứ 7 đối với bậc Thất lai, không có khuynh hướng tà kiến, XII.9
Thời gian được tiên liệu trước, XV3.4
Diệt thọ tưởng định là pháp hiệp thế, XV.8
Sắc pháp là hữu nhân, XVI.6
Người phàm phu không thể thoát khỏi định nghiệp trong tam giới, XXI.2
Bậc A-la-hán vẫn còn hoài nghi, II.3, đạt được siêu phàm bởi người khác, II.4 (Pubbaseliyas?).

 TT Giác Đẳng nói về 4 đặc tính khác của Sư Trưởng :

1.Tinh thần rộng mở 
2.Truyền đạt , tránh những tiêu cực , tác động làm cho hoan hỷ trong Pháp 

3.Khả năng để minh hoạt, diễn đạt một cách trong sáng nhất
4. Đem thi ca vào diễn đạt kinh điển

No comments:

Post a Comment